Doanh nghiệp nhỏ vay vốn ngân hàng: Làm gì để hiểu nhau?
Ngân hàng thừa vốn cho vay, nhưng nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện vẫn không vay được
Ngân hàng thừa vốn cho vay, nhưng nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện vẫn không vay được.
Khi cung cầu không có tiếng nói chung
Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta chiếm 97% trong tổng số gần 300.000 doanh nghiệp, đóng góp khoảng 26% GDP, tạo ra khoảng 77% việc làm phi nông nghiệp. Có vai trò như vậy, nhưng hiện các doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn trong vay vốn sản xuất - kinh doanh.
Theo kết quả điều tra của Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), hiện có đến 80% lượng vốn cung ứng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa là từ kênh ngân hàng.Tuy nhiên, chỉ có 32,38% những doanh nghiệp này có khả năng tiếp cận được nguồn vốn của các ngân hàng; 35,24% khó tiếp cận và 32,38% không tiếp cận được.
Theo ông Cao Sĩ Kiêm - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, ở nước ta, một doanh nghiệp ra đời thường có vốn điều lệ rất ít, chủ yếu là vay vốn để sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, thủ tục vay ngân hàng còn khá rườm rà và nhiều doanh nghiệp đã không đủ điều kiện vay.
Tuy nhiên, phía ngân hàng lại có quan điểm khác. Ông Trần Đạo Vũ - Giám đốc Ngân hàng Đông Á, Chi nhánh Hà Nội cho rằng, các doanh nghiệp nhỏ và vừa khó tiếp cận với nguồn vốn của các ngân hàng là do "còn hạn chế về nguồn lực con người, tài chính và khả năng lập dự án”.
Ông nói: “Chúng tôi luôn gặp khó khăn trong quá trình thẩm định các dự án cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở vấn đề lựa chọn công nghệ phù hợp. Các doanh nghiệp thường có quy mô nhỏ cả về mặt tài chính, mặt bằng sản xuất, trình độ nhân lực… nhưng khi lập dự án đều đưa vào các loại thiết bị, máy móc rất đắt tiền, trong khi họ có thể lựa chọn các loại máy móc với công nghệ tương tự, giá thành rẻ hơn để đảm tính hiệu quả của dự án".
Giám đốc một ngân hàng thương mại nhà nước lại cho rằng, doanh nghiệp nhỏ và vừa thường xây dựng báo cáo tài chính mang tính chất đối phó với cơ quan thuế. Báo cáo chính thức thường thấp hơn tình trạng thực tế, nên không đảm bảo đủ điều kiện vay vốn ngân hàng.
Đấy là chưa kể họ thường bán hàng không có hợp đồng kinh tế, không tuân thủ chế độ phát hành hóa đơn bán hàng. Do đó, ngân hàng khó có cơ sở để đánh giá và quyết định việc cho vay.
Ngoài ra, những vướng mắc mà ngân hàng thường gặp khi cho đối tượng các doanh nghiệp này vay là vốn kinh doanh của doanh nghiệp quá ít, dẫn đến vốn tự có tham gia vào dự án ít, rủi ro cho ngân hàng khi đầu tư là rất lớn.
Làm gì để hiểu nhau?
Theo ông Cao Sĩ Kiêm, để giải quyết được vấn đề tiếp cận vốn tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cần có sự phối hợp giữa ba phía: nhà nước, doanh nghiệp và ngân hàng.
Về quản lý nhà nước, ông Kiêm cho rằng, cần có cơ chế, chính sách đối với việc vay vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa, càng cụ thể càng tốt.
Ví dụ, chủ trương là cho doanh nghiệp vay, nhưng phải làm rõ cho vay như thế nào (đối tượng, mặt hàng, cơ chế thế chấp, tín chấp…). Trên cơ sở đó, các ngân hàng thương mại sẽ đổi mới cung cách cho vay.
Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng cần tham gia cùng doanh nghiệp từ khâu làm dự án, giám sát thực hiện, thậm chí phải hướng dẫn, đào tạo cho doanh nghiệp, bởi rất nhiều doanh nghiệp đủ điều kiện nhưng không biết cách làm.
Về phía các doanh nghiệp cũng cần phải có nỗ lực hơn nữa để nâng cao năng lực, chủ động trong việc xây dựng dự án, phương thức đầu tư phù hợp với năng lực về vốn, công nghệ và con người. Đăc biệt là cần phải minh bạch vấn đề tài chính.
Kinh nghiệp của một số doanh nghiệp đã vay vốn thành công cho thấy, trước hết họ cần phải thuyết phục được ngân hàng về mặt hiệu quả của phương án một cách rõ ràng như: khó khăn và thuận lợi của dự án, chi phí ban đầu, doanh thu, kế hoạch trả nợ…
Khi cung cầu không có tiếng nói chung
Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta chiếm 97% trong tổng số gần 300.000 doanh nghiệp, đóng góp khoảng 26% GDP, tạo ra khoảng 77% việc làm phi nông nghiệp. Có vai trò như vậy, nhưng hiện các doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn trong vay vốn sản xuất - kinh doanh.
Theo kết quả điều tra của Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), hiện có đến 80% lượng vốn cung ứng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa là từ kênh ngân hàng.Tuy nhiên, chỉ có 32,38% những doanh nghiệp này có khả năng tiếp cận được nguồn vốn của các ngân hàng; 35,24% khó tiếp cận và 32,38% không tiếp cận được.
Theo ông Cao Sĩ Kiêm - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, ở nước ta, một doanh nghiệp ra đời thường có vốn điều lệ rất ít, chủ yếu là vay vốn để sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, thủ tục vay ngân hàng còn khá rườm rà và nhiều doanh nghiệp đã không đủ điều kiện vay.
Tuy nhiên, phía ngân hàng lại có quan điểm khác. Ông Trần Đạo Vũ - Giám đốc Ngân hàng Đông Á, Chi nhánh Hà Nội cho rằng, các doanh nghiệp nhỏ và vừa khó tiếp cận với nguồn vốn của các ngân hàng là do "còn hạn chế về nguồn lực con người, tài chính và khả năng lập dự án”.
Ông nói: “Chúng tôi luôn gặp khó khăn trong quá trình thẩm định các dự án cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở vấn đề lựa chọn công nghệ phù hợp. Các doanh nghiệp thường có quy mô nhỏ cả về mặt tài chính, mặt bằng sản xuất, trình độ nhân lực… nhưng khi lập dự án đều đưa vào các loại thiết bị, máy móc rất đắt tiền, trong khi họ có thể lựa chọn các loại máy móc với công nghệ tương tự, giá thành rẻ hơn để đảm tính hiệu quả của dự án".
Giám đốc một ngân hàng thương mại nhà nước lại cho rằng, doanh nghiệp nhỏ và vừa thường xây dựng báo cáo tài chính mang tính chất đối phó với cơ quan thuế. Báo cáo chính thức thường thấp hơn tình trạng thực tế, nên không đảm bảo đủ điều kiện vay vốn ngân hàng.
Đấy là chưa kể họ thường bán hàng không có hợp đồng kinh tế, không tuân thủ chế độ phát hành hóa đơn bán hàng. Do đó, ngân hàng khó có cơ sở để đánh giá và quyết định việc cho vay.
Ngoài ra, những vướng mắc mà ngân hàng thường gặp khi cho đối tượng các doanh nghiệp này vay là vốn kinh doanh của doanh nghiệp quá ít, dẫn đến vốn tự có tham gia vào dự án ít, rủi ro cho ngân hàng khi đầu tư là rất lớn.
Làm gì để hiểu nhau?
Theo ông Cao Sĩ Kiêm, để giải quyết được vấn đề tiếp cận vốn tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cần có sự phối hợp giữa ba phía: nhà nước, doanh nghiệp và ngân hàng.
Về quản lý nhà nước, ông Kiêm cho rằng, cần có cơ chế, chính sách đối với việc vay vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa, càng cụ thể càng tốt.
Ví dụ, chủ trương là cho doanh nghiệp vay, nhưng phải làm rõ cho vay như thế nào (đối tượng, mặt hàng, cơ chế thế chấp, tín chấp…). Trên cơ sở đó, các ngân hàng thương mại sẽ đổi mới cung cách cho vay.
Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng cần tham gia cùng doanh nghiệp từ khâu làm dự án, giám sát thực hiện, thậm chí phải hướng dẫn, đào tạo cho doanh nghiệp, bởi rất nhiều doanh nghiệp đủ điều kiện nhưng không biết cách làm.
Về phía các doanh nghiệp cũng cần phải có nỗ lực hơn nữa để nâng cao năng lực, chủ động trong việc xây dựng dự án, phương thức đầu tư phù hợp với năng lực về vốn, công nghệ và con người. Đăc biệt là cần phải minh bạch vấn đề tài chính.
Kinh nghiệp của một số doanh nghiệp đã vay vốn thành công cho thấy, trước hết họ cần phải thuyết phục được ngân hàng về mặt hiệu quả của phương án một cách rõ ràng như: khó khăn và thuận lợi của dự án, chi phí ban đầu, doanh thu, kế hoạch trả nợ…