Doanh nghiệp ôtô, điện tử Nhật muốn đầu tư vào Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói về kết quả xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản mới đây
Bên lề lễ ký công hàm trao đổi giữa Việt Nam và Nhật Bản cho khoản vốn ODA trên 500 triệu USD chiều 14/6, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc đã thông tin đến báo chí kết quả chuyến xúc tiến thương mại vừa qua của ông tại Nhật Bản.
Ông Phúc nói:
- Cho đến nay, doanh nghiệp Nhật đến đầu tư tại Việt Nam chủ yếu là từ Tokyo, Osaka, Kansai… còn vùng Chubu thì ít. Hiện nay có khoảng 100 doanh nghiệp vùng Chubu đã đầu tư vào Việt Nam rồi, trong đó đặc biệt có Toyota. Cho nên, vừa rồi chúng tôi có đợt xúc tiến đầu tư tại vùng Chubu.
Các doanh nghiệp vùng Chubu rất quan tâm đến Việt Nam. Họ muốn phát triển đầu tư hơn nữa sang Việt Nam, đặc biệt là lĩnh vực công nghiệp phụ trợ để phục vụ cho công nghiệp ôtô và công nghiệp điện tử, là những thế mạnh của vùng Chubu.
Việc chuyển hướng đầu tư của doanh nghiệp ôtô Nhật Bản như ông nói có phải là do cơ sở sản xuất của Toyota đã bị phá hủy nặng nề trong thảm họa thiên tai tại Nhật Bản vừa rồi, thưa ông?
Đúng là cũng có một phần. Hiện nay vùng công nghiệp phụ trợ của họ chủ yếu tập trung ở Đông Bắc Nhật Bản, bị thiệt hại nhiều.
Cho nên, họ muốn phát triển công nghiệp phụ trợ ở một số nước trong khu vực, đặc biệt là Việt Nam, một đối tác họ cho rằng có điều kiện chính trị ổn định và có liên kết kinh tế mạnh mẽ với Nhật Bản.
Có ý tưởng cụ thể nào về đầu tư được hình thành trong chuyến đi vừa rồi của Bộ trưởng không?
Trong chuyến xúc tiến đầu tư vừa rồi chưa xuất hiện một ý tưởng cụ thể nào cả. Chúng tôi mới chỉ phác thảo một ý tưởng phát triển, chuyển dịch một số ngành công nghiệp phụ trợ của Nhật Bản sang Việt Nam.
Chúng tôi không đưa doanh nghiệp đi cùng mà chủ yếu là cơ quan nhà nước đi, xúc tiến đầu tư ở cấp chính quyền với chính quyền và chính quyền với các tổ chức thương mại của họ, chẳng hạn như với Liên đoàn các doanh nghiệp vùng Chubu, Phòng thương mại và công nghiệp Nara, ông Tỉnh trưởng tỉnh Aichi, tỉnh chủ chốt trong vùng Chubu…
Họ cũng không quan tâm đến vấn đề năng lượng mà chủ yếu quan tâm đến khu vực chế tác.
Vậy Bộ trưởng có thể đánh giá gì về xu hướng đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam sau chuyến đi này?
Chắc chắn đầu tư của Nhật Bản sang Việt Nam sẽ ngày càng tăng. Họ cũng nói rằng sẽ mở ra một kỷ nguyên mới về đầu tư của Nhật Bản sang Việt Nam.
Như vậy, các hành động cụ thể để khơi dòng đầu tư này là gì, thưa Bộ trưởng?
Chúng ta đang chuẩn bị những khu công nghiệp và nhiều địa điểm khác để tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các nhà đầu tư Nhật Bản.
Hiện nay, giữa chúng tôi và Liên đoàn các nhà kinh tế Nhật Bản đã tổ chức, thực hiện sáng kiến chung Việt – Nhật giai đoạn 4. Cụ thể, trong tháng 7 tới họ sẽ sang bàn với chúng tôi để thực hiện sáng kiến này, hoàn thiện hơn môi trường đầu tư ở Việt Nam.
Ông Phúc nói:
- Cho đến nay, doanh nghiệp Nhật đến đầu tư tại Việt Nam chủ yếu là từ Tokyo, Osaka, Kansai… còn vùng Chubu thì ít. Hiện nay có khoảng 100 doanh nghiệp vùng Chubu đã đầu tư vào Việt Nam rồi, trong đó đặc biệt có Toyota. Cho nên, vừa rồi chúng tôi có đợt xúc tiến đầu tư tại vùng Chubu.
Các doanh nghiệp vùng Chubu rất quan tâm đến Việt Nam. Họ muốn phát triển đầu tư hơn nữa sang Việt Nam, đặc biệt là lĩnh vực công nghiệp phụ trợ để phục vụ cho công nghiệp ôtô và công nghiệp điện tử, là những thế mạnh của vùng Chubu.
Việc chuyển hướng đầu tư của doanh nghiệp ôtô Nhật Bản như ông nói có phải là do cơ sở sản xuất của Toyota đã bị phá hủy nặng nề trong thảm họa thiên tai tại Nhật Bản vừa rồi, thưa ông?
Đúng là cũng có một phần. Hiện nay vùng công nghiệp phụ trợ của họ chủ yếu tập trung ở Đông Bắc Nhật Bản, bị thiệt hại nhiều.
Cho nên, họ muốn phát triển công nghiệp phụ trợ ở một số nước trong khu vực, đặc biệt là Việt Nam, một đối tác họ cho rằng có điều kiện chính trị ổn định và có liên kết kinh tế mạnh mẽ với Nhật Bản.
Có ý tưởng cụ thể nào về đầu tư được hình thành trong chuyến đi vừa rồi của Bộ trưởng không?
Trong chuyến xúc tiến đầu tư vừa rồi chưa xuất hiện một ý tưởng cụ thể nào cả. Chúng tôi mới chỉ phác thảo một ý tưởng phát triển, chuyển dịch một số ngành công nghiệp phụ trợ của Nhật Bản sang Việt Nam.
Chúng tôi không đưa doanh nghiệp đi cùng mà chủ yếu là cơ quan nhà nước đi, xúc tiến đầu tư ở cấp chính quyền với chính quyền và chính quyền với các tổ chức thương mại của họ, chẳng hạn như với Liên đoàn các doanh nghiệp vùng Chubu, Phòng thương mại và công nghiệp Nara, ông Tỉnh trưởng tỉnh Aichi, tỉnh chủ chốt trong vùng Chubu…
Họ cũng không quan tâm đến vấn đề năng lượng mà chủ yếu quan tâm đến khu vực chế tác.
Vậy Bộ trưởng có thể đánh giá gì về xu hướng đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam sau chuyến đi này?
Chắc chắn đầu tư của Nhật Bản sang Việt Nam sẽ ngày càng tăng. Họ cũng nói rằng sẽ mở ra một kỷ nguyên mới về đầu tư của Nhật Bản sang Việt Nam.
Như vậy, các hành động cụ thể để khơi dòng đầu tư này là gì, thưa Bộ trưởng?
Chúng ta đang chuẩn bị những khu công nghiệp và nhiều địa điểm khác để tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các nhà đầu tư Nhật Bản.
Hiện nay, giữa chúng tôi và Liên đoàn các nhà kinh tế Nhật Bản đã tổ chức, thực hiện sáng kiến chung Việt – Nhật giai đoạn 4. Cụ thể, trong tháng 7 tới họ sẽ sang bàn với chúng tôi để thực hiện sáng kiến này, hoàn thiện hơn môi trường đầu tư ở Việt Nam.