Doanh nghiệp Vĩnh Phúc "đỏ mắt" tìm lao động
Không ít đơn vị cần tuyển dụng lao động nhưng người lao động đến đăng ký làm việc ngày càng thưa vắng
Trái ngược hẳn với tình trạng phải họp bàn về cắt giảm lao động của những tháng đầu năm, hiện rất nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đang phải treo bảng tìm lao động ở khắp nơi, nhưng số người xác định vào làm việc lâu dài và ổn định tại các doanh nghiệp vẫn còn quá ít so với nhu cầu.
Tại sàn giao dịch lao động và việc làm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc, hiện có 21 doanh nghiệp cần tuyển tới gần 1.800 lao động, trong đó phần lớn là lao động phổ thông.
Điển hình là Công ty TNHH Cao Vĩnh ở thành phố Vĩnh Yên cần tuyển 95 lao động làm nghề may mặc, Công ty Thép Việt- Đức tại huyện Bình Xuyên cần tuyển 54 lao động, Công ty TNHH Deawoo STC VINA cần tuyển 43 lao động may đệm ghế ôtô.
Mức thu nhập của người lao động mới vào nghề ở các doanh nghiệp kể trên cũng ở mức tương đối, từ 1,4 đến 1,8 triệu đồng/người mỗi tháng, nhưng chỉ có 30 đến 40% lao động nộp hồ sơ đăng ký vào các doanh nghiệp làm việc.
Tương tự, đầu tháng 5/2009, hàng loạt doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đóng tại địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và vùng lân cận như Công ty Panasonic cần tuyển tới 500 lao động, chủ yếu là phổ thông, mức thu nhập sau khi thử việc từ 1,5 đến 1,7 triệu đồng/người/tháng; Công ty Honda Việt Nam tại thị xã Phúc Yên cần tuyển hàng trăm lao động, thu nhập khởi điểm 1,6 triệu động/người/tháng.
Đây là những doanh nghiệp nhiều năm qua kén chọn lao động rất kỹ, tuyển dụng bổ sung hàng năm hạn chế nhưng đến nay đã thông báo tuyển rộng rãi, nới lỏng các tiêu chuẩn về chiều cao, cân nặng, trình độ chuyên môn nhưng vài tháng qua vẫn chưa tuyển được đủ người.
Gần một năm qua không ít địa phương và ngành chức năng ở các tỉnh trong nước vẫn đặt câu hỏi: tại sao trong lúc kinh tế ảnh hưởng suy thoái, không ít đơn vị cần tuyển dụng lao động nhưng người lao động đến đăng ký làm việc ngày càng thưa vắng? Lao động trẻ đi đâu hết? Doanh nghiệp tuyển dụng lao động thật hay "đùa"?
Giới chuyên môn cho rằng việc tuyển lao động vào các doanh nghiệp hiện nay khó khăn là do các dịch vụ, ngành nghề ngoài khu công nghiệp, khu đô thị và cả vùng nông thôn đang phát triển mạnh mẽ, nên cơ hội tìm việc làm đã dễ dàng hơn so với 2 đến 3 năm về trước.
Nhiều thanh niên từ chối vào doanh nghiệp làm việc để lựa chọn các nghề thợ xây dựng, bán hàng ăn uống, sửa chữa và gia công cơ khí. Thu nhập của người lao động làm các nghề này nhìn chung cao hơn so với thu nhập làm ở các doanh nghiệp, thời gian thoải mái hơn, không phải tuân thủ các nội quy, quy định khắt khe của giới chủ như ở doanh nghiệp.
Chị Hà Anh quê ở Hải Dương đang làm nghề cắt tóc ở thành phố Vĩnh Yên cho biết, trước đây, chị làm nghề may ở Khu công nghiệp Khai Quang của Vĩnh Yên, thu nhập bình quân 1,4 triệu đồng tháng, chi phí cho thuê nhà, nuôi con nhỏ chỉ vừa đủ sống. Từ đầu năm 2009 đến nay, chị chuyển sang làm nghề cắt tóc nên thu nhập gấp đôi so, lại vẫn có thể trông nom được con nhỏ.
Anh Liêm làm nghề sửa xe máy cũng cho biết thu nhập bằng nghề sửa chữa hàng tháng của anh cao gấp hơn 2 lần so với nam thanh niên đang làm việc ở các doanh nghiệp tại địa bàn.
Hiện toàn tỉnh Vĩnh Phúc có hơn 81.200 lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp và các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng thêm hàng chục nghìn lao động trong 2 đến 3 năm tới. Nếu tỉnh và các doanh nghiệp không sớm có biện pháp thì tình trạng "khát" nhân lực sẽ ngày càng trầm trọng hơn.
Theo đông đảo người lao động, trước mắt tỉnh cần quan tâm đến việc xây dựng nhà ở cho công nhân lao động thuê hoặc mua với giá ưu đãi để người lao động thoát khỏi cảnh "ăn tạm, ở thì" trong các khu nhà trọ chật hẹp và thiếu thốn đủ bề như hiện nay, xây dựng hệ thống trường mầm non khang trang và đội ngũ giáo viên bậc học này đạt chuẩn thì người lao động mới yên tâm đến nhà máy, xí nghiệp làm việc.
(TTXVN/Vietnam+)
Tại sàn giao dịch lao động và việc làm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc, hiện có 21 doanh nghiệp cần tuyển tới gần 1.800 lao động, trong đó phần lớn là lao động phổ thông.
Điển hình là Công ty TNHH Cao Vĩnh ở thành phố Vĩnh Yên cần tuyển 95 lao động làm nghề may mặc, Công ty Thép Việt- Đức tại huyện Bình Xuyên cần tuyển 54 lao động, Công ty TNHH Deawoo STC VINA cần tuyển 43 lao động may đệm ghế ôtô.
Mức thu nhập của người lao động mới vào nghề ở các doanh nghiệp kể trên cũng ở mức tương đối, từ 1,4 đến 1,8 triệu đồng/người mỗi tháng, nhưng chỉ có 30 đến 40% lao động nộp hồ sơ đăng ký vào các doanh nghiệp làm việc.
Tương tự, đầu tháng 5/2009, hàng loạt doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đóng tại địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và vùng lân cận như Công ty Panasonic cần tuyển tới 500 lao động, chủ yếu là phổ thông, mức thu nhập sau khi thử việc từ 1,5 đến 1,7 triệu đồng/người/tháng; Công ty Honda Việt Nam tại thị xã Phúc Yên cần tuyển hàng trăm lao động, thu nhập khởi điểm 1,6 triệu động/người/tháng.
Đây là những doanh nghiệp nhiều năm qua kén chọn lao động rất kỹ, tuyển dụng bổ sung hàng năm hạn chế nhưng đến nay đã thông báo tuyển rộng rãi, nới lỏng các tiêu chuẩn về chiều cao, cân nặng, trình độ chuyên môn nhưng vài tháng qua vẫn chưa tuyển được đủ người.
Gần một năm qua không ít địa phương và ngành chức năng ở các tỉnh trong nước vẫn đặt câu hỏi: tại sao trong lúc kinh tế ảnh hưởng suy thoái, không ít đơn vị cần tuyển dụng lao động nhưng người lao động đến đăng ký làm việc ngày càng thưa vắng? Lao động trẻ đi đâu hết? Doanh nghiệp tuyển dụng lao động thật hay "đùa"?
Giới chuyên môn cho rằng việc tuyển lao động vào các doanh nghiệp hiện nay khó khăn là do các dịch vụ, ngành nghề ngoài khu công nghiệp, khu đô thị và cả vùng nông thôn đang phát triển mạnh mẽ, nên cơ hội tìm việc làm đã dễ dàng hơn so với 2 đến 3 năm về trước.
Nhiều thanh niên từ chối vào doanh nghiệp làm việc để lựa chọn các nghề thợ xây dựng, bán hàng ăn uống, sửa chữa và gia công cơ khí. Thu nhập của người lao động làm các nghề này nhìn chung cao hơn so với thu nhập làm ở các doanh nghiệp, thời gian thoải mái hơn, không phải tuân thủ các nội quy, quy định khắt khe của giới chủ như ở doanh nghiệp.
Chị Hà Anh quê ở Hải Dương đang làm nghề cắt tóc ở thành phố Vĩnh Yên cho biết, trước đây, chị làm nghề may ở Khu công nghiệp Khai Quang của Vĩnh Yên, thu nhập bình quân 1,4 triệu đồng tháng, chi phí cho thuê nhà, nuôi con nhỏ chỉ vừa đủ sống. Từ đầu năm 2009 đến nay, chị chuyển sang làm nghề cắt tóc nên thu nhập gấp đôi so, lại vẫn có thể trông nom được con nhỏ.
Anh Liêm làm nghề sửa xe máy cũng cho biết thu nhập bằng nghề sửa chữa hàng tháng của anh cao gấp hơn 2 lần so với nam thanh niên đang làm việc ở các doanh nghiệp tại địa bàn.
Hiện toàn tỉnh Vĩnh Phúc có hơn 81.200 lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp và các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng thêm hàng chục nghìn lao động trong 2 đến 3 năm tới. Nếu tỉnh và các doanh nghiệp không sớm có biện pháp thì tình trạng "khát" nhân lực sẽ ngày càng trầm trọng hơn.
Theo đông đảo người lao động, trước mắt tỉnh cần quan tâm đến việc xây dựng nhà ở cho công nhân lao động thuê hoặc mua với giá ưu đãi để người lao động thoát khỏi cảnh "ăn tạm, ở thì" trong các khu nhà trọ chật hẹp và thiếu thốn đủ bề như hiện nay, xây dựng hệ thống trường mầm non khang trang và đội ngũ giáo viên bậc học này đạt chuẩn thì người lao động mới yên tâm đến nhà máy, xí nghiệp làm việc.
(TTXVN/Vietnam+)