Doanh thu từ thị trường nội địa của ngành dệt may tăng 15%
Ước tính năm 2011, doanh thu từ thị trường nội địa của Vinatex đạt khoảng 17.200 tỷ đồng, tăng 15% so với năm trước
Năm 2011, mặc dù nền kinh tế có nhiều khó khăn nhưng doanh thu từ thị trường nội địa của các doanh nghiệp dệt may vẫn tăng trưởng khá.
Theo báo cáo của Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) tại hội nghị Hội nghị sơ kết cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", do Bộ Công Thương tổ chức ngày 28/12, năm ngoái doanh thu từ thị trường nội địa của Vinatex đạt 14.960 tỷ đồng. Các doanh nghiệp có doanh thu từ thị trường trong nước 1.000 tỷ đồng trở lên gồm Phong Phú với 2.175 tỷ đồng, Việt Thắng 1.199 tỷ đồng….
Kết thúc năm 2011, doanh thu từ thị trường nội địa của các doanh nghiệp thuộc Vinatex ước đạt 17.200 tỷ đồng, tăng trưởng 15%.
Trước đó, trao đổi với báo giới ông Lê Tiến Trường, Phó tổng giám đốc Vinatex cho rằng, năm nay mặc dù người dân phải thắt chặt chi tiêu, nhưng ngành vẫn có mức tăng trưởng khá. Điều này chứng tỏ sản phẩm dệt may đã có chỗ đứng vững chắc hơn trên thị trường nội địa.
Năm 2011, sản phẩm dệt may “Made in Vietnam” tiếp tục được người tiêu dùng sản lựa chọn.
Nghiên cứu mới đây của Niesel - công ty chuyên cung cấp thông tin về đo lường các chỉ số truyền thông và thị trường còn cho thấy, có đến 90% người được hỏi ở Tp.HCM và 83% ở Hà Nội cho biết họ có thể hoặc chắc chắn sẽ mua hàng Việt Nam nhiều hơn.
Lý do khiến người tiêu dùng quay trở lại với các sản phẩm tiêu dùng trong nước được đưa ra gồm: giá cả hợp lý, tính đa dạng, dịch vụ khuyến mại, bảo hành tốt, và quan trọng nhất là sản phẩm đảm bảo cho sức khỏe người sử dụng hơn so với hàng Trung Quốc.
Năm 2012, kế hoạch tăng trưởng doanh thu từ thị trường nội địa được Vinatex đặt ra ở mức 18 – 20%.
Hiện hệ thống phân phối của Tập đoàn và các đơn vị thành viên đã được mở rộng về các tỉnh, thành phố với hơn 3.445 điểm bán tại các đại lý, cửa hàng; 60 siêu thị Vinatex – mart, Trung tâm thương mại.
Song song với chiến lược phát triển thị trường nội địa, các doanh nghiệp thuộc tập đoàn đã tích cực tham gia các hoạt động như đưa hàng về nông thôn, hội chợ quảng bá sản phẩm dệt may…
Theo báo cáo của Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) tại hội nghị Hội nghị sơ kết cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", do Bộ Công Thương tổ chức ngày 28/12, năm ngoái doanh thu từ thị trường nội địa của Vinatex đạt 14.960 tỷ đồng. Các doanh nghiệp có doanh thu từ thị trường trong nước 1.000 tỷ đồng trở lên gồm Phong Phú với 2.175 tỷ đồng, Việt Thắng 1.199 tỷ đồng….
Kết thúc năm 2011, doanh thu từ thị trường nội địa của các doanh nghiệp thuộc Vinatex ước đạt 17.200 tỷ đồng, tăng trưởng 15%.
Trước đó, trao đổi với báo giới ông Lê Tiến Trường, Phó tổng giám đốc Vinatex cho rằng, năm nay mặc dù người dân phải thắt chặt chi tiêu, nhưng ngành vẫn có mức tăng trưởng khá. Điều này chứng tỏ sản phẩm dệt may đã có chỗ đứng vững chắc hơn trên thị trường nội địa.
Năm 2011, sản phẩm dệt may “Made in Vietnam” tiếp tục được người tiêu dùng sản lựa chọn.
Nghiên cứu mới đây của Niesel - công ty chuyên cung cấp thông tin về đo lường các chỉ số truyền thông và thị trường còn cho thấy, có đến 90% người được hỏi ở Tp.HCM và 83% ở Hà Nội cho biết họ có thể hoặc chắc chắn sẽ mua hàng Việt Nam nhiều hơn.
Lý do khiến người tiêu dùng quay trở lại với các sản phẩm tiêu dùng trong nước được đưa ra gồm: giá cả hợp lý, tính đa dạng, dịch vụ khuyến mại, bảo hành tốt, và quan trọng nhất là sản phẩm đảm bảo cho sức khỏe người sử dụng hơn so với hàng Trung Quốc.
Năm 2012, kế hoạch tăng trưởng doanh thu từ thị trường nội địa được Vinatex đặt ra ở mức 18 – 20%.
Hiện hệ thống phân phối của Tập đoàn và các đơn vị thành viên đã được mở rộng về các tỉnh, thành phố với hơn 3.445 điểm bán tại các đại lý, cửa hàng; 60 siêu thị Vinatex – mart, Trung tâm thương mại.
Song song với chiến lược phát triển thị trường nội địa, các doanh nghiệp thuộc tập đoàn đã tích cực tham gia các hoạt động như đưa hàng về nông thôn, hội chợ quảng bá sản phẩm dệt may…