07:00 24/08/2022

Đối tác công – tư trong nông nghiệp: Vướng mắc cần tháo gỡ

Chu Khôi

Đối tác phát triển Nông nghiệp bền vững Việt Nam (PSAV) đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tạo ra 500.000 việc làm trực tiếp, nâng cao kỹ năng cho nông dân… Tuy nhiên, do được thành lập trên cơ sở sáng kiến, chưa có tiền lệ trong và ngoài nước nên hoạt động PSAV thời gian qua còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc...

Hợp tác công tư làm tăng năng suất, tăng thu nhập, giảm phát thải
Hợp tác công tư làm tăng năng suất, tăng thu nhập, giảm phát thải

Năm 2010, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập các Nhóm công tác Đối tác công tư (PPP) ngành hàng, sau đó đến năm 2015 thể chế hóa thành PSAV nhằm hướng tới mục tiêu 20-20-20 (tăng 20% năng suất, giảm 20% đói nghèo và giảm 20% phát thải trong sản xuất nông nghiệp).

KẾT NỐI TÁC NHÂN TRONG NGÀNH NÔNG NGHIỆP

Ông Đinh Phạm Hiền, Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cho biết PSAV đã tập trung vào kết nối các tác nhân trong ngành nông nghiệp để cùng nhau phát triển chuỗi giá trị các mặt hàng chủ lực của Việt Nam nhằm mục đích tăng năng suất lao động, thúc đẩy xây dựng, áp dụng và thực hành các tiêu chuẩn cho các mặt hàng nông sản; tăng thu nhập cho nông dân, cải thiện tính bền vững về môi trường trong sản xuất nông nghiệp.

Tính đến đến hết tháng 7/2022, Chương trình PSAV đã xây dựng nhiều mô hình trình diễn điểm canh tác bền vững, thân thiện mới môi trường và tăng thu nhập cho nông dân trong 8 ngành hàng: cà phê, chè, lúa gạo, rau quả, hồ tiêu - gia vị, thủy sản, chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật.

 

"Một số mô hình hợp tác PPP nông nghiệp đã giúp tăng 17% sản lượng, tăng 17% thu nhập của nông dân và giảm đến 43% CO2 phát thải so với mô hình truyền thống. Bộ tài liệu sản xuất bền vững quốc gia được xây dựng tại Việt Nam đã được nhân rộng cho một số ngành hàng ở một số quốc gia như Indonesia, Philippines và Myanmar".

Ông Đinh Phạm Hiền, Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

Đáng chú ý, Đại học Havard đã xây dựng mô hình của PSAV là “câu chuyện điển hình trong hợp tác PPP trong nông nghiệp” ở khu vực Đông Nam Á.

Về một số kết quả cụ thể, thông qua hoạt động của nhóm PPP về chè do Cục Trồng trọt đồng chủ trì với hai công ty Uniliver và IDH, đến nay đã có 29.960 tấn chè sản xuất theo phương thức bền vững; 15.792 nông dân và 19 nhà máy nhận chứng chỉ của Rainforest Alliance; 18.815 nông dân tham gia sản xuất chè theo phương thức bền vững.

Nhờ vậy, thu nhập ròng của nông dân trồng chè đã tăng 10% so với trước đây. Với nhóm PPP về cà phê do Cục Trồng trọt đồng chủ trì cùng hai tập đoàn đa quốc gia là Néstle và JDE, đến nay đã có 256 mô hình vườn mẫu về cà phê được triển khai tại 4 tỉnh Tây Nguyên là Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng và Gia Lai. Các mô hình này đã giúp giảm 55% phát thải nhà kính nhờ sử dụng phân bón hợp lý.

Nhóm PPP về Thủy sản do Tổng Cục Thủy sản phối hợp với Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) thực hiện đã triển khai Dự án “Thúc đẩy nuôi trồng thủy sản bền vững thông qua hợp tác PPP ở Đồng bằng sông Cửu Long”.

Nhóm PPP về Hồ tiêu và Gia vị được đồng Chủ trì bởi Cục Bảo vệ thực vật, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam và Công ty IDH cũng đã xây dựng được Bộ tài liệu sản xuất bền vững quốc gia cho Hồ tiều, đáp ứng yêu cầu của thị trường thế giới. Triển khai dự án về “Thúc đẩy sản xuất thương mại bền vững hồ tiêu Việt Nam” giai đoạn 2021-2025, nhóm PPP cũng đã tập huấn cho hơn 120.000 nông dân về sản xuất hồ tiêu bền vững; 26 công ty áp dụng Bộ tài liệu trong đào tạo nông dân.

 

NHẬN DIỆN NHỮNG VƯỚNG MẮC

Bên cạnh đó, các nhóm PPP về rau quả; lúa gạo; thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất trong nông nghiệp; chăn nuôi cũng đã đạt được những kết quả tích cực. Cụ thể, xây dựng được quy trình sản xuất bền vững cho 10 loại trái cây chủ lực (cam, bưởi, nhãn, vải, dứa, chuối, mít, sầu riêng, thanh long, xoài); hỗ trợ nông hộ sản xuất nhỏ ứng phó với đại dịch Covid-19 và hạn mặn tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với 80.000 nông dân tham gia; đào tạo cho 9.346 nông dân sử dụng dựng ứng dụng di động quản lý thuốc bảo vệ thực vật; triển khai các dự án thí điểm xây dựng chuỗi giá trị chăn nuôi bền vững.

 

"Hiện vẫn thiếu cơ chế thích hợp để đối tác công có́ thể hoạt động như các đối tác thực sự, do Nhà nước là chủ thể tham gia ký hợp đồng, nhưng lại có quyền ban hành, điều chỉnh các văn bản pháp luật, đây là một rủi ro lớn cho bên đối tác công khi thực hiện các dự án PPP".

ThS. Dương Hoàng Lan Chi, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

ThS. Dương Hoàng Lan Chi, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), chỉ ra rằng hiện nay vẫn còn nổi lên nhiều khó khăn, vướng mắc khi áp dụng đầu tư theo hình thức PPP trong nông nghiệp ở Việt Nam. Đó là, cơ chế chính sách cho PPP còn thiếu những quy định riêng cho ngành nông nghiệp, ngoài Thông tư số 14/2017/TT-BNNPTNT, Nghị định số 15/2015/NĐ-CP và Nghị định số 63/2018/NĐ-CP, chưa có văn bản nào sửa đổi, bổ sung, thay thế Thông tư số 14/2017/TT-BNNPTNT, đặc biệt là những hướng dẫn về tài chính, sử dụng nguồn vốn (hỗ trợ chuẩn bị dự án, vốn ngân sách nhà nước thực hiện dự án...), làm giảm niềm tin và sức hút của dự án đối với các nhà đầu tư tư nhân.

Hệ thống thủy lợi cũng thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nhưng chưa thu hút được tư nhân đầu tư vào lĩnh vực này.

Thực hiện các dự án PPP vào nông nghiệp đối mặt với rất nhiều rủi ro do thiên tai dịch bệnh và biến động thị trường, trong khi sự chia sẻ rủi ro của các bên còn thấp. 

ThS. Dương Hoàng Lan Chi đưa ra 4 nhóm khuyến nghị cho đầu tư theo hình thức PPP trong nông nghiệp ở Việt Nam.

Một là, khuôn khổ luật pháp về PPP nói chung và PPP trong nông nghiệp nói riêng cần được hoàn thiện.

Hai là, cần xây dựng chính sách, quy định riêng, đặc thù cho PPP nông nghiệp.

Ba là, cần xây dựng, ban hành và thực thi có hiệu quả các chính sách về khuyến khích doanh nghiệp, như ưu đãi về đất đai (miễn, giảm tiền thuê đất, tích tụ ruộng đất để áp dụng khoa học công nghệ), tín dụng, bảo hiểm, đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn, đào tạo nguồn nhân lực…

Bốn là, cần bổ sung dòng ngân sách từ khối công cho các hoạt động PPP, có cơ chế khuyến khích, tăng cường liên kết sản xuất, nghiên cứu, cập nhật và chia sẻ thông tin trong sản xuất nông nghiệp.<

 

 
 
&Ocirc;ng L&ecirc; Minh Hoan,&nbsp;Bộ trưởng Bộ N&ocirc;ng nghiệp&nbsp;v&agrave; Ph&aacute;t triển n&ocirc;ng th&ocirc;n.
Ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá việc triển khai các Nhóm công tác PPP ngành hàng đã và đang mang lại kết quả tích cực, đáng khích lệ. Đến nay, đã xây dựng được nhiều mô hình trình diễn canh tác bền vững, thân thiện mới môi trường và tăng thu nhập cho nông dân; tạo dựng một số chuỗi giá trị liên kết với các sản phẩm có chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu... Qua đó, góp phần nâng cao năng lực canh tranh, giá trị gia tăng; mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa, cải thiện đời sống cho người nông dân. 

Hiểu được sức mạnh của sự hợp tác công - tư, tôn trọng lẫn nhau là tiền đề để gia tăng hiệu quả hợp tác, cùng nhau giảm thiểu các vướng mắc. Mong rằng các chương trình hợp tác sẽ ngày càng đổi mới, mang năng lượng mới, tư duy mới, tích hợp đa giá trị vào nông nghiệp.

 
 
&Ocirc;ng Nguyễn Đỗ Anh Tuấn,&nbsp;Vụ trưởng Vụ Hợp t&aacute;c quốc tế&nbsp;(Bộ N&ocirc;ng nghiệp v&agrave; Ph&aacute;t triển n&ocirc;ng th&ocirc;n).
Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

PSAV góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đặc biệt là trong ngành chế biến và cung cấp vật tư đầu vào thế hệ mới; tạo ra 500.000 lao động trực tiếp, đồng thời hỗ trợ nâng cao kỹ năng cho người lao động và nông dân; giới thiệu các công nghệ mới và nâng cao năng lực quản lý chuỗi.

Tuy nhiên, do được thành lập trên cơ sở sáng kiến, chưa có tiền lệ trong và ngoài nước nên hoạt động PSAV thời gian qua còn gặp phải một số khó khăn. Cụ thể là chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp trong nước tham gia, đặc biệt là các doanh nghiệp đầu đàn dẫn dắt chuỗi giá trị của các ngành hàng chủ lực quốc gia; chưa kết nối chặt chẽ giữa các Nhóm công tác PPP với chính quyền địa phương, giữa các doanh nghiệp lớn với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hiện Nhà nước chưa có thông tin cụ thể về nguồn ngân sách hoặc gói hỗ trợ chính sách dành riêng cho các doanh nghiệp tham gia các Nhóm công tác PPP.