Đối tác Nhật muốn nắm “20% cổ phần” Vietinbank
Báo chí Nhật loan tin ngân hàng Mitsubishi Tokyo UFJ dự kiến chi 60 tỷ Yên để nắm 20% cổ phần Vietinbank
Tờ Nikkei của Nhật vừa đưa tin, ngân hàng Tokyo-Mitsubishi UFJ - thuộc tập đoàn tài chính Mitsubishi UFJ Financial Group Inc (MUFG), dự kiến sẽ chi 60 tỷ Yên để nắm 20% cổ phần của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Vietinbank (mã CTG-HOSE).
Số tiền 60 tỷ Yên, tương đương 720 triệu USD này, được xem là con số “khủng” trong một vụ mua bán sáp nhập tại Việt Nam, cao hơn con số 567,3 triệu USD mà tập đoàn tài chính Mizuho chi ra để nắm 15% cổ phần Vietcombank.
Tokyo-Mitsubishi UFJ dự kiến sẽ chi 22.800 đồng/cổ phiếu, cao hơn mức 20.000 đồng/cổ phiếu CTG đang giao dịch trên thị trường chứng khoán. Ngân hàng này hy vọng sẽ hoàn tất thương vụ trong nửa đầu năm 2013.
Tuy nhiên, mục tiêu của Mitsubishi Tokyo UFJ có lẽ sẽ gặp rào cản, khi Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) thuộc Ngân hàng Thế giới (WB) đang nắm 10% cổ phần Vietinbank, và room đối với nhà đầu tư nước ngoài nắm tại Vietinbank chỉ còn khoảng 12%.
Trước đó, vào ngày 17/9, ông Nguyễn Đức Thành, Phó tổng giám đốc Vietinbank cho biết ngân hàng này sẽ “chốt” đối tác chiến lược thứ hai ngay trong năm nay sau nhiều lần trì hoãn. Theo ông Thành, đối tác chiến lược thứ hai này có thể sẽ mua từ 15-20% cổ phần của Vietinbank, qua đó giảm phần vốn Nhà nước nắm giữ tại Vietinbank về mức khoảng 60%. Tuy nhiên, lúc đó, ông Thành không công bố tên của đối tác chiến lược tiềm năng.
Tháng 10/2010, Vietinbank đã ký hợp đồng bán 10% cổ phần cho đối tác chiến lược nước ngoài đầu tiên là IFC. Thương vụ này đã giúp Vietinbank thu về khoảng 190 triệu USD. Ngoài ra, IFC cũng cam kết cung cấp cho ngân hàng này một khoản vay thứ cấp trị giá 125 triệu USD, thời hạn vay 10 năm.
Đến tháng 2/2012, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vietinbank Phạm Huy Hùng cho biết, do đối tác Nova Scotia muốn một số quyền lợi, nên nếu Vietinbank bán cổ phần cho đối tác này thì mức giá là 19.000 đồng/cổ phần, thấp hơn mức giá 21.000 đồng/cổ phần bán cho IFC. Do đó, Vietinbank đã không bán cổ phần cho đối tác ngoại như dự kiến trước đó.
Trong một diễn biến đáng chú ý khác, hồi đầu tháng 12 này, Hội đồng Quản trị Vietinbank đã xin ý kiến cổ đông bằng văn bản để giảm mục tiêu lợi nhuận năm 2012 tới 1.500 tỷ đồng, từ mức 9.000 tỷ đồng như mục tiêu ban đầu xuống còn 7.500 tỷ đồng. Trong 9 tháng năm 2012, Vietinbank báo lãi hợp nhất trước thuế gần 6.300 tỷ đồng.
Cùng với việc xin giảm mục tiêu lợi nhuận, Vietinbank cũng xin ý kiến cổ đông thông qua việc giảm mục tiêu tổng tài sản năm 2012 từ mức 550.000 tỷ đồng thông qua trước đó xuống 475.000 tỷ đồng. Vietinbank cũng ngừng kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng, và dừng ở con số 26.218 tỷ đồng.
Số tiền 60 tỷ Yên, tương đương 720 triệu USD này, được xem là con số “khủng” trong một vụ mua bán sáp nhập tại Việt Nam, cao hơn con số 567,3 triệu USD mà tập đoàn tài chính Mizuho chi ra để nắm 15% cổ phần Vietcombank.
Tokyo-Mitsubishi UFJ dự kiến sẽ chi 22.800 đồng/cổ phiếu, cao hơn mức 20.000 đồng/cổ phiếu CTG đang giao dịch trên thị trường chứng khoán. Ngân hàng này hy vọng sẽ hoàn tất thương vụ trong nửa đầu năm 2013.
Tuy nhiên, mục tiêu của Mitsubishi Tokyo UFJ có lẽ sẽ gặp rào cản, khi Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) thuộc Ngân hàng Thế giới (WB) đang nắm 10% cổ phần Vietinbank, và room đối với nhà đầu tư nước ngoài nắm tại Vietinbank chỉ còn khoảng 12%.
Trước đó, vào ngày 17/9, ông Nguyễn Đức Thành, Phó tổng giám đốc Vietinbank cho biết ngân hàng này sẽ “chốt” đối tác chiến lược thứ hai ngay trong năm nay sau nhiều lần trì hoãn. Theo ông Thành, đối tác chiến lược thứ hai này có thể sẽ mua từ 15-20% cổ phần của Vietinbank, qua đó giảm phần vốn Nhà nước nắm giữ tại Vietinbank về mức khoảng 60%. Tuy nhiên, lúc đó, ông Thành không công bố tên của đối tác chiến lược tiềm năng.
Tháng 10/2010, Vietinbank đã ký hợp đồng bán 10% cổ phần cho đối tác chiến lược nước ngoài đầu tiên là IFC. Thương vụ này đã giúp Vietinbank thu về khoảng 190 triệu USD. Ngoài ra, IFC cũng cam kết cung cấp cho ngân hàng này một khoản vay thứ cấp trị giá 125 triệu USD, thời hạn vay 10 năm.
Đến tháng 2/2012, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vietinbank Phạm Huy Hùng cho biết, do đối tác Nova Scotia muốn một số quyền lợi, nên nếu Vietinbank bán cổ phần cho đối tác này thì mức giá là 19.000 đồng/cổ phần, thấp hơn mức giá 21.000 đồng/cổ phần bán cho IFC. Do đó, Vietinbank đã không bán cổ phần cho đối tác ngoại như dự kiến trước đó.
Trong một diễn biến đáng chú ý khác, hồi đầu tháng 12 này, Hội đồng Quản trị Vietinbank đã xin ý kiến cổ đông bằng văn bản để giảm mục tiêu lợi nhuận năm 2012 tới 1.500 tỷ đồng, từ mức 9.000 tỷ đồng như mục tiêu ban đầu xuống còn 7.500 tỷ đồng. Trong 9 tháng năm 2012, Vietinbank báo lãi hợp nhất trước thuế gần 6.300 tỷ đồng.
Cùng với việc xin giảm mục tiêu lợi nhuận, Vietinbank cũng xin ý kiến cổ đông thông qua việc giảm mục tiêu tổng tài sản năm 2012 từ mức 550.000 tỷ đồng thông qua trước đó xuống 475.000 tỷ đồng. Vietinbank cũng ngừng kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng, và dừng ở con số 26.218 tỷ đồng.