19:41 11/07/2021

Đón đọc Kinh tế Việt Nam bộ mới số 53-2021

Kinh tế Việt Nam - VnEconomy

Mời quý độc giả đón đọc Kinh tế Việt Nam bộ mới số 53 phát hành ngày 12-7-2021 với nhiều chuyên mục...

Đợt dịch Covid-19 thứ tư đã ảnh hưởng khá nặng tới nền kinh tế song niềm tin về triển vọng kinh doanh của khu vực doanh nghiệp vẫn không suy giảm và có nhiều điểm rất đặc biệt. Số doanh nghiệp gia nhập thị trường và tổng vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế được ghi nhận ở mức cao nhất trong giai đoạn 6 tháng đầu năm từ trước đến nay...

Các doanh nghiệp đã cầm cự ra sao trong bối cảnh dịch vẫn đang diễn biến phức tạp là nội dung của chuyên mục “Tiêu điểm” trên tờ Kinh tế Việt Nam phát hành vào sáng thứ Hai (12-7), bao gồm các bài viết:

Niềm tin về triển vọng kinh doanh không suy giảm: Dù ảnh hưởng của đợt dịch Covid 19 thứ tư tới nền  kinh tế là “khá nặng” song niềm tin về triển vọng kinh doanh của khu vực doanh nghiệp vẫn không suy giảm. (Đặng Hương).

5 vấn đề để hàng không Việt phát triển hình chữ V: Năm 2020, do đại dịch Covid-19, thị trường hàng không Việt Nam bị tổn thất nặng nề chưa từng thấy. Sau khi dịch bệnh được khống chế, cả ba hãng hàng không Vietnam Airlines, Vietjet, Bamboo Airways sẽ phát triển theo hình chữ V hay không còn phụ thuộc vào cách xử lý nợ nần chồng chất của họ. (Nguyên Lê)

Doanh nghiệp cố cầm cự qua Covid: Qua bốn đợt dịch Covid kéo dài trong hai năm qua, hàng loạt doanh nghiệp đã không còn sức để… thở. Nếu tiếp tục phải cách ly, phong tỏa, giãn cách dài ngày, chắc chắn sẽ có ít doanh nghiệp đủ sức trụ vững, cầm cự thêm. (Song Hoàng).

Và các bài viết khác trên cùng số báo:

Thêm một quyết định VÌ DÂN: Trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 đang diễn ra rất quyết liệt, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ đang ở vị trí “đứng mũi, chịu sào”, trực tiếp điều hành ngày đêm, chỉ huy mọi công việc cả ở tầm vĩ mô và vi mô, với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng sự chung tay ủng hộ và tham gia của toàn quân, toàn dân, nhằm đạt mục tiêu kép vừa khống chế được dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế-xã hội, mục đích tối thượng là vì lợi ích của đất nước, vì lợi ích của toàn dân, cả trước mắt và lâu dài. (Nguyễn Quốc Uy).

26.000 tỷ đồng giúp dân chống dịch Covid-19: Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung nhấn mạnh: gói 26.000 tỉ đồng hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng đại dịch Covid-19 sẽ giản lược tối đa thủ tục, làm sao tạo điều kiện đơn giản nhất và thông thoáng nhất cho những đối tượng được thụ hưởng. (Lý Hà).

CPI 6 tháng thấp nhất trong 5 năm: Không thể chủ quan: Mặc dù giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào 6 tháng đầu năm tăng mạnh theo giá thế giới song chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lại ở mức thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Tổng cục Thống kê khẳng định, phương pháp tính CPI đang được thực hiện không có gì là bất thường và phản ánh sát với biến động giá tiêu dùng trên thị trường. (Anh Nhi).

Tái cơ cấu thị trường vốn đang đến đâu?: Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, đến cuối tháng 6/2021, tỷ trọng huy động vốn trung dài hạn chỉ 13% nhưng cho vay trung dài hạn lên tới 49%. Năm 2017 và 2019, Chính phủ ban hành các quyết định về cấu trúc lại thị trường vốn để giảm tải thanh khoản kỳ hạn cho hệ thống ngân hàng nhưng đến nay, chất lượng và kỷ luật của thị trường vẫn là vấn đề nhức nhối. (Đào Hưng).

Bước đi phù hợp cho tiền kỹ thuật số Việt Nam: Chính phủ vừa giao cho Ngân hàng Nhà nước chủ trì nghiên cứu, xây dựng và thí điểm sử dụng tiền điện tử dựa trên công nghệ chuỗi khối (blockchain) trong giai đoạn 2021-2023. Đây là một bước tiến lớn, bắt nhịp với xu hướng nghiên cứu, phát triển và thí điểm tiền kỹ thuật số do Ngân hàng Trung ương phát hành (CBDC) đang diễn ra trên toàn cầu. (Đỗ Phong).

Quỹ ngoại vẫn đặc biệt quan tâm thị trường Việt Nam: Việt Nam đang đối mặt với làn sóng Covid-19 lần thứ tư với diễn biến hết sức phức tạp, trong khi nhiều ngành nghề lao đao vì Covid thì thị trường chứng khoán Việt Nam lại tăng trưởng mạnh mẽ hơn 27% trong 6 tháng đầu năm và đang thu hút sự trở lại của nhà đầu tư nước ngoài. Ông Andy Ho – Giám đốc Điều hànhkiêm Trưởng Bộ phận Đầu tư, Tập đoàn VinaCapital đã dành cho Kinh tế Việt Nam/VnEconomy một cuộc phỏng vấn độc quyền xung quanh mối quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. (Tú Uyên).

Doanh nghiệp sau cổ phần hóa: Kỳ vọng tăng hai chữ số: Sau mùa đại hội đồng cổ đông 2021, giới đầu tư và cổ đông của các doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp sau cổ phần hóa đang trông chờ vào những thay đổi trong quản trị doanh nghiệp để thúc đẩy hiệu quả hoạt động cao hơn. (Khánh Vy).

Cải tạo chung cư cũ: Vẫn câu chuyện cũ!: Từ bài học về nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn thảm khốc ngày 24/6/2021 làm sập nhà chung cư 12 tầng tại Surfside Florida Hoa Kỳ (xây dựng năm 1981, đã được cảnh báo mất an toàn từ năm 2018), Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM đề nghị khẩn trương sửa đổi, bổ sung Luật Nhà ở 2014, Nghị định 101/2015/CP. Trước hết, cần đặc biệt quan tâm cải tạo, xây dựng lại hơn 1.000 khu nhà chung cư cũ được xây dựng trước năm 1975 ở nước ta, tập trung nhiều nhất ở Hà Nội và Tp.HCM. (Thanh Xuân).

Chống giả mạo sinh học cho nông sản Việt: Mạo danh thương hiệu là hiện tượng tất yếu của kinh tế thị trường. Tuy vậy, còn một loại mạo danh thương hiệu nông sản nữa nguy hiểm hơn nhiều là “bio-piracy” (mạo danh sinh học hoặc giả mạo sinh học). Không riêng gì tỏi Lý Sơn, cam Cao Phong, xoài Cao Lãnh, khoai tây Đà Lạt… cũng đang nỗ lực để thương hiệu nông sản không bị “đánh cắp” thông qua việc xác lập quyền sở hữu trí tuệ trong nông nghiệp. Hay thậm chí, mới đây nhất là câu chuyện gạo ST25 bị mạo danh gạo ngon nhất thế giới và bị đăng ký thương hiệu ở Mỹ bởi 4 doanh nghiệp ngoại. Đây được xem là cuộc chiến cam go mà nông sản Việt có thể sẽ phải đối mặt trong thời gian tới. (LS. Lê Quang Vinh - Công ty sở hữu trí tuệ Bross & Cộng sự).

Nâng công suất thủy điện tích năng: Thủy điện tích năng không những làm tăng tính hiệu quả của hệ thống điện, khi tận dụng được điện năng dư thừa từ các nhà máy nhiệt điện (điện than, điện khí..) trong giờ thấp điểm, mà còn có thể phản ứng rất nhanh khi nhu cầu điện tăng đột ngột, giúp đảm bảo an toàn cung cấp điện. Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) cho rằng với tiềm năng phát triển thủy điện tích năng ở nước ta hiện nay có thể đạt tới 12.500 MW, Chính phủ cần xem xét bổ sung công suất từ nguồn điện này cao hơn 1.200 MW vào năm 2030 và 7.800 MW vào năm 2045. (Huyền Vy).

Phân bón tăng giá, nhà nông “méo mặt”: Theo Hiệp Hội Phân bón Việt Nam, từ cuối năm 2020 đến nay, giá phân đạm urê tăng tới 62%, DAP tăng trên 54%, phân bón kali tăng 31%. Thực tế hầu hết các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước đều đạt được mức doanh thu “trong mơ” và sự tăng trưởng này đến từ việc giá phân bón tăng mạnh từ cuối năm 2020. (Linh Đan).

Đã đến lúc phải thực hiện giảm phát thải khí nhà kính: Giảm thải khí nhà kính là yêu cầu bắt buộc đối với mọi quốc gia, song đây lại là vấn đề mới với Việt Nam, cần có lộ trình, hướng dẫn cụ thể, để không tạo ra gánh nặng cho doanh nghiệp. (Vũ Khuê).

Tạo sinh kế: giảm khoảng cách giàu nghèo: Đề xuất nguồn lực đầu tư cho Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021- 2025 là hơn 90.000 tỷ đồng, sẽ hướng tới giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; Hỗ trợ người nghèo vượt lên mức sống tối thiểu bền vững, tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản, nâng cao chất lượng cuộc sống và các địa bàn nghèo thoát khỏi tình trạng khó khăn. (Dũng Hiếu).

Edtech - “ngôi sao mới nổi” thời đại dịch: Trong khi Covid-19 khiến không ít doanh nghiệp phải “bó gối” chờ thời, nhiều startup trong lĩnh vực công nghệ giáo dục (Edtech) bỗng trở thành những “ngôi sao mới nổi” thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư khi người dân có xu hướng chuyển sang học trực tuyến trong thời buổi đại dịch. (Hoàng Thu).

Thời trang xa xỉ, chuyển theo mùa dịch: Quy định giãn cách xã hội, hạn chế đi lại cùng với xu hướng thắt chặt chi tiêu đã khiến các doanh nghiệp ngành thời trang xa xỉ phải thay đổi cách thức hoạt động sao cho phù hợp với tình hình kinh tế đang chuyển đổi trong thời dịch Covid. (Tường Bách).

Những mẫu ô tô mới sắp về Việt Nam: Thị trường ô tô Việt Nam nửa đầu năm 2021 đã đón nhận hơn 20 mẫu xe mới hoặc phiên bản nâng cấp. Dự kiến từ nay đến cuối năm, người tiêu dùng trong nước sẽ còn đón nhận thêm nhiều mẫu xe mới rất đáng chú ý. (Đức Thọ).

Elon Musk: chơi ngông để chinh phục đỉnh cao: Trong “câu lạc bộ” những người giàu nhất thế giới hiện nay, Elon Musk – Tổng giám đốc (CEO) Hãng xe điện Mỹ Tesla - là người có tốc độ kiếm tiền vô địch. Tính cách lập dị và sự táo bạo trong kinh doanh cũng là những đặc trưng không thể trộn lẫn của vị tỷ phú này. (Kiều Oanh).

Singapore “trải thảm đỏ” đón các công ty tiền ảo: Các công ty tiền ảo đang tìm đến Singapore ngày càng nhiều, do môi trường thân thiện của đảo quốc sư tử và sự siết chặt kiểm soát đối với tiền kỹ thuật số ở các quốc gia khác. (Bình Minh).

Những nhân tố đưa đồng USD lên đỉnh của ba tháng: Chỉ số Dollar Index, thước đo sức mạnh của đồng USD, đang ở ngưỡng cao nhất kể từ đầu tháng 4/2021. Dù lập trường chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) còn chưa rõ ràng, đồng bạc xanh đã hưởng lợi từ sự phục hồi mạnh mẽ hơn của nền kinh tế Mỹ so với các nền kinh tế khác. (Kiều Oanh).