Donald Trump lần đầu gặp Tập Cận Bình
Nhiều vấn đề quan trọng phủ bóng lên cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo tại Florida, Mỹ
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 6/4 đã có cuộc gặp trực tiếp đầu tiên tại Florida, Mỹ.
Hai nhà lãnh đạo cùng hai đệ nhất phu nhân đã có cuộc trò chuyện vui vẻ trước khi bước vào thảo luận những vấn đề gai góc trong quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, gồm thương mại và an ninh.
Theo tin từ Reuters, vào sáng sớm nay theo giờ Việt Nam, tức buổi chiều ngày 6/4 theo giờ địa phương, ông Tập và đệ nhất phu nhân Bành Lệ Viên đã nhận được sự đón tiếp trọng thị của ông Trump và đệ nhất phu nhân Melania Trump tại khu nghỉ dưỡng phong cách Tây Ban Nha Mar-a-Lago thuộc sở hữu của gia đình ông Trump ở Palm Beach, Florida.
Cuộc trò chuyện và chụp hình báo chí của ông Tập và ông Trump cùng hai phu nhân đã diễn ra tại phòng khách chính của Mar-a-Lago. Tiếp đó, họ cùng nhau dùng bữa tối tại phòng ăn riêng tư của khu nghỉ dưỡng vào lúc 6h30 theo giờ địa phương.
Vào ngày thứ Sáu (7/4), hai nhà lãnh đạo Mỹ-Trung sẽ tiến hành các cuộc thảo luận chi tiết về thương mại và an ninh, rồi kết thúc cuộc gặp thượng đỉnh bằng một bữa trưa kết hợp bàn công việc. Giới phân tích dự báo sẽ không có một thỏa thuận nào đạt được trong cuộc gặp này.
Trong quá trình tranh cử Tổng thống Mỹ, ông Trump đã hứa sẽ chặn đứng việc mà ông cho là Trung Quốc khiến Mỹ mất việc làm và sẽ hồi sinh ngành sản xuất của Mỹ. “Chúng ta đã bị đối xử không công bằng và có những thỏa thuận thương mại tồi tệ với Mỹ trong suốt nhiều năm. Đó sẽ là một trong những vấn đề mà chúng tôi sẽ thảo luận”, ông Trump nói với các nhà báo đi cùng ông trên chuyên cơ trước cuộc gặp với ông Tập.
Tuy nhiên, từ khi nhậm chức đến nay, ông Trump vẫn chưa vạch rõ chiến lược cho mối quan hệ thương mại mà các cố vấn của ông gọi là “dựa trên nguyên tắc có đi có lại”. Đi cùng với ông Trump tới Florida lần này có các các vấn kinh tế và an ninh quốc gia hàng đầu của ông, bao gồm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Jim Mattis, Ngoại trưởng Rex Tillerson, Bộ trưởng Bộ Tài chính Steve Mnuchin, và Bộ trưởng Bộ Thương mại Wilbur Ross.
“Cho dù chúng tôi đều có mong muốn hợp tác, thì Mỹ vẫn nhận thức rõ những thách thức mà Trung Quốc đặt ra cho các lợi ích của Mỹ”, ông Tillerson nói.
Cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Trung là một cuộc hội ngộ giữa hai nhà lãnh đạo với hai phong cách không thể khác biệt nhiều hơn: ông Trump là một người cá tính có phần nóng nảy, thường lên mạng xã hội Twitter để trút giận, trong khi ông Tập thể hiện vẻ bề ngoài điềm tĩnh, chừng mực, và được cho là chưa từng dùng mạng xã hội bao giờ.
Ngoài vấn đề thương mại, một vấn đề quan trọng khác phủ bóng lên cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo là Triều Tiên. Ông Trump và ông Tập đều đang đứng trước thách thức làm thế nào thuyết phục Triều Tiên dừng những hành động gây hấn và khó lường như các vụ thử tên lửa thời gian qua khiến căng thẳng ở khu vực Đông Bắc Á gia tăng.
Hôm thứ Tư, Triều Tiên lại phóng thử tên lửa đạn đạo như một sự thách thức trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Trung. Thời gian qua, Mỹ đã tuyên bố để ngỏ mọi khả năng trong việc ứng phó với Bình Nhưỡng, bao gồm khả năng thực hiện một cuộc tấn công quân sự phủ đầu.
Mỹ vẫn cho rằng Trung Quốc làm quá ít trong việc gây sức ép để kiềm chế Triều Tiên, trong khi Bắc Kinh nói ảnh hưởng của họ đối với Bình Nhưỡng là có hạn, rằng họ đã làm tất cả những gì có thể và hối thúc Mỹ nối lại đàm phán với Triều Tiên.
“Tôi nghĩ Trung Quốc sẽ phải tăng áp lực đối với Triều Tiên thôi”, ông Trump nói với các nhà báo đi cùng trên Không lực 1.
Hai nhà lãnh đạo cùng hai đệ nhất phu nhân đã có cuộc trò chuyện vui vẻ trước khi bước vào thảo luận những vấn đề gai góc trong quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, gồm thương mại và an ninh.
Theo tin từ Reuters, vào sáng sớm nay theo giờ Việt Nam, tức buổi chiều ngày 6/4 theo giờ địa phương, ông Tập và đệ nhất phu nhân Bành Lệ Viên đã nhận được sự đón tiếp trọng thị của ông Trump và đệ nhất phu nhân Melania Trump tại khu nghỉ dưỡng phong cách Tây Ban Nha Mar-a-Lago thuộc sở hữu của gia đình ông Trump ở Palm Beach, Florida.
Cuộc trò chuyện và chụp hình báo chí của ông Tập và ông Trump cùng hai phu nhân đã diễn ra tại phòng khách chính của Mar-a-Lago. Tiếp đó, họ cùng nhau dùng bữa tối tại phòng ăn riêng tư của khu nghỉ dưỡng vào lúc 6h30 theo giờ địa phương.
Vào ngày thứ Sáu (7/4), hai nhà lãnh đạo Mỹ-Trung sẽ tiến hành các cuộc thảo luận chi tiết về thương mại và an ninh, rồi kết thúc cuộc gặp thượng đỉnh bằng một bữa trưa kết hợp bàn công việc. Giới phân tích dự báo sẽ không có một thỏa thuận nào đạt được trong cuộc gặp này.
Trong quá trình tranh cử Tổng thống Mỹ, ông Trump đã hứa sẽ chặn đứng việc mà ông cho là Trung Quốc khiến Mỹ mất việc làm và sẽ hồi sinh ngành sản xuất của Mỹ. “Chúng ta đã bị đối xử không công bằng và có những thỏa thuận thương mại tồi tệ với Mỹ trong suốt nhiều năm. Đó sẽ là một trong những vấn đề mà chúng tôi sẽ thảo luận”, ông Trump nói với các nhà báo đi cùng ông trên chuyên cơ trước cuộc gặp với ông Tập.
Tuy nhiên, từ khi nhậm chức đến nay, ông Trump vẫn chưa vạch rõ chiến lược cho mối quan hệ thương mại mà các cố vấn của ông gọi là “dựa trên nguyên tắc có đi có lại”. Đi cùng với ông Trump tới Florida lần này có các các vấn kinh tế và an ninh quốc gia hàng đầu của ông, bao gồm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Jim Mattis, Ngoại trưởng Rex Tillerson, Bộ trưởng Bộ Tài chính Steve Mnuchin, và Bộ trưởng Bộ Thương mại Wilbur Ross.
“Cho dù chúng tôi đều có mong muốn hợp tác, thì Mỹ vẫn nhận thức rõ những thách thức mà Trung Quốc đặt ra cho các lợi ích của Mỹ”, ông Tillerson nói.
Cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Trung là một cuộc hội ngộ giữa hai nhà lãnh đạo với hai phong cách không thể khác biệt nhiều hơn: ông Trump là một người cá tính có phần nóng nảy, thường lên mạng xã hội Twitter để trút giận, trong khi ông Tập thể hiện vẻ bề ngoài điềm tĩnh, chừng mực, và được cho là chưa từng dùng mạng xã hội bao giờ.
Ngoài vấn đề thương mại, một vấn đề quan trọng khác phủ bóng lên cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo là Triều Tiên. Ông Trump và ông Tập đều đang đứng trước thách thức làm thế nào thuyết phục Triều Tiên dừng những hành động gây hấn và khó lường như các vụ thử tên lửa thời gian qua khiến căng thẳng ở khu vực Đông Bắc Á gia tăng.
Hôm thứ Tư, Triều Tiên lại phóng thử tên lửa đạn đạo như một sự thách thức trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Trung. Thời gian qua, Mỹ đã tuyên bố để ngỏ mọi khả năng trong việc ứng phó với Bình Nhưỡng, bao gồm khả năng thực hiện một cuộc tấn công quân sự phủ đầu.
Mỹ vẫn cho rằng Trung Quốc làm quá ít trong việc gây sức ép để kiềm chế Triều Tiên, trong khi Bắc Kinh nói ảnh hưởng của họ đối với Bình Nhưỡng là có hạn, rằng họ đã làm tất cả những gì có thể và hối thúc Mỹ nối lại đàm phán với Triều Tiên.
“Tôi nghĩ Trung Quốc sẽ phải tăng áp lực đối với Triều Tiên thôi”, ông Trump nói với các nhà báo đi cùng trên Không lực 1.