Đồng Euro hết được chuộng?
Đôla Australia và Canada đang trở thành những đồng tiền dự trữ của các ngân hàng trung ương
Đôla Australia và đôla Canada đang trở thành những đồng tiền dự trữ của các ngân hàng trung ương muốn thay thế Euro, USD và Yên Nhật.
“Các đồng tiền trên sẽ ngày càng có vai trò lớn hơn trong dự trữ tiền tệ bởi sự đa dạng hóa loại tiền dự trữ của các ngân hàng trung ương”, ông Christian Noyer, thành viên hội đồng quản trị Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) nói với Bloomberg.
Sáng nay, giá Euro đã sụt giảm khi các nhà đầu tư lo lắng chờ đợi Trung Quốc sẽ nâng giá đồng Nhân dân tệ với tốc độ và quy mô như thế nào. Một số tỏ ra lo lắng, Trung Quốc sẽ không điều chỉnh tỷ giá đột ngột.
Tâm lý hoang mang này đã khiến những nỗ lực phục hồi trước đó của Euro không còn ý nghĩa. Phiên giao dịch sáng nay (22/6), đồng Euro đổi được 1,2315 USD, thấp hơn mức 1,2490 cuối ngày hôm trước.
Trong khi đó, nợ công tại Nhật hiện tương đương 230% GDP, mức cao nhất trong số các quốc gia công nghiệp phát triển. Hôm 20/5, Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã cảnh báo Nhật Bản sẽ phải bắt đầu cắt giảm nợ công khổng lồ thông qua chính sách tăng thuế tiêu thụ.
Ông Alexei Ulyukayev, Phó chủ tịch thứ nhất Ngân hàng Trung ương Nga, cho rằng, nước này có thể thêm đồng đôla Australia và đôla Canada trong dự trữ ngoại tệ của họ lần đầu tiên sau khi xảy ra những biến động mạnh đối với USD và Euro.
Còn theo các chiến lược gia thuộc ngân hàng UBS AG, tổ chức kinh doanh ngoại hối lớn thứ 2 trên thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế có thể sẽ bổ sung thêm hai đồng tiền nào vào rổ tiền tệ sử dụng trong các giao dịch.
Hãng tin Bloomberg cho hay, các ngân hàng trung ương đang tham gia cùng giới đầu tư khu vực tư nhân, như hãng quản lý đầu tư Thái Bình Dương (PIMCO), trong việc thúc đẩy điều chỉnh lại dự trữ ngoại tệ của các nền kinh tế đang hồi phục và có khả năng giảm thâm hụt ngân sách.
Việc 16 nước khu vực đồng tiền chung châu Âu không thống nhất được về chính sách tài chính đã làm tăng nguy cơ đẩy một quốc gia nào đó ra khỏi liên minh này, theo ông Andrew Balls, trưởng bộ phận quản lý đầu tư tại PIMCO và Jim Rogers, Chủ tịch của Rogers Holdings.
“Các đồng tiền trên sẽ ngày càng có vai trò lớn hơn trong dự trữ tiền tệ bởi sự đa dạng hóa loại tiền dự trữ của các ngân hàng trung ương”, ông Christian Noyer, thành viên hội đồng quản trị Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) nói với Bloomberg.
Sáng nay, giá Euro đã sụt giảm khi các nhà đầu tư lo lắng chờ đợi Trung Quốc sẽ nâng giá đồng Nhân dân tệ với tốc độ và quy mô như thế nào. Một số tỏ ra lo lắng, Trung Quốc sẽ không điều chỉnh tỷ giá đột ngột.
Tâm lý hoang mang này đã khiến những nỗ lực phục hồi trước đó của Euro không còn ý nghĩa. Phiên giao dịch sáng nay (22/6), đồng Euro đổi được 1,2315 USD, thấp hơn mức 1,2490 cuối ngày hôm trước.
Trong khi đó, nợ công tại Nhật hiện tương đương 230% GDP, mức cao nhất trong số các quốc gia công nghiệp phát triển. Hôm 20/5, Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã cảnh báo Nhật Bản sẽ phải bắt đầu cắt giảm nợ công khổng lồ thông qua chính sách tăng thuế tiêu thụ.
Ông Alexei Ulyukayev, Phó chủ tịch thứ nhất Ngân hàng Trung ương Nga, cho rằng, nước này có thể thêm đồng đôla Australia và đôla Canada trong dự trữ ngoại tệ của họ lần đầu tiên sau khi xảy ra những biến động mạnh đối với USD và Euro.
Còn theo các chiến lược gia thuộc ngân hàng UBS AG, tổ chức kinh doanh ngoại hối lớn thứ 2 trên thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế có thể sẽ bổ sung thêm hai đồng tiền nào vào rổ tiền tệ sử dụng trong các giao dịch.
Hãng tin Bloomberg cho hay, các ngân hàng trung ương đang tham gia cùng giới đầu tư khu vực tư nhân, như hãng quản lý đầu tư Thái Bình Dương (PIMCO), trong việc thúc đẩy điều chỉnh lại dự trữ ngoại tệ của các nền kinh tế đang hồi phục và có khả năng giảm thâm hụt ngân sách.
Việc 16 nước khu vực đồng tiền chung châu Âu không thống nhất được về chính sách tài chính đã làm tăng nguy cơ đẩy một quốc gia nào đó ra khỏi liên minh này, theo ông Andrew Balls, trưởng bộ phận quản lý đầu tư tại PIMCO và Jim Rogers, Chủ tịch của Rogers Holdings.