Đồng loạt tăng lãi suất huy động vàng
Một ngày sau khi ACB tăng mạnh lãi suất huy động vàng, một số ngân hàng lớn khác lập tức nhập cuộc với mức tăng tương ứng
Một ngày sau khi ACB tăng mạnh lãi suất huy động vàng, một số ngân hàng lớn khác lập tức nhập cuộc với mức tăng tương ứng.
Ngày 5/9, sau 5 lần giảm liên tiếp, Ngân hàng Á châu (ACB) trở lại tăng mạnh lãi suất chứng chỉ huy động vàng ở hai sản phẩm hiện có, hỗ trợ thêm là chính sách lãi suất thưởng. Qua đó, mức lãi suất cao nhất đã tăng từ 0,8%/năm lên 1,6%/năm.
Một ngày sau ACB, thị trường tiếp tục ghi nhận hai ngân hàng thương mại cổ phần khác nhập cuộc.
Tại Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), ngày 6/9, lãi suất huy động vàng ở chương trình “Kỳ hạn VÀNG, Ưu đãi VÀNG” cao nhất cũng đã lên tới 1,6%/năm; mức 1,4%/năm được áp cho các khoản dưới 10 lượng. Trước đó, mức lãi suất huy động vàng của Eximbank liên tiếp giảm từ 3% xuống thấp nhất còn 0,5%/năm.
Tương tự, tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), lãi suất huy động vàng cũng tăng mạnh trong ngày 6/9, từ 0,5%/năm lên 1,6%/năm.
Qua lần tăng mở rộng đầu tiên kể từ tháng 4/2012, “mặt bằng” lãi suất huy động vàng đã thiết lập ở mức 1,6%/năm.
Mới đây, ngày 25/6/2012, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản số 3854/NHNN-QLNH yêu cầu các tổ chức tín dụng chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu tổ chức tín dụng chấp hành nghiêm chỉnh các quy định tại Thông tư số 12/2012/TT-NHNN và Chỉ thị số 05/CT-NHNN. Các tổ chức tín dụng chỉ phát hành chứng chỉ ngắn hạn bằng vàng với khối lượng cần thiết để đáp ứng nhu cầu chi trả theo yêu cầu của khách hàng khi số vàng thu nợ và tồn quỹ không đủ để chi trả và đảm bảo việc phát hành chứng chỉ ngắn hạn bằng vàng chấm dứt vào ngày 25/11/2012.
Ngày 5/9, sau 5 lần giảm liên tiếp, Ngân hàng Á châu (ACB) trở lại tăng mạnh lãi suất chứng chỉ huy động vàng ở hai sản phẩm hiện có, hỗ trợ thêm là chính sách lãi suất thưởng. Qua đó, mức lãi suất cao nhất đã tăng từ 0,8%/năm lên 1,6%/năm.
Một ngày sau ACB, thị trường tiếp tục ghi nhận hai ngân hàng thương mại cổ phần khác nhập cuộc.
Tại Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), ngày 6/9, lãi suất huy động vàng ở chương trình “Kỳ hạn VÀNG, Ưu đãi VÀNG” cao nhất cũng đã lên tới 1,6%/năm; mức 1,4%/năm được áp cho các khoản dưới 10 lượng. Trước đó, mức lãi suất huy động vàng của Eximbank liên tiếp giảm từ 3% xuống thấp nhất còn 0,5%/năm.
Tương tự, tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), lãi suất huy động vàng cũng tăng mạnh trong ngày 6/9, từ 0,5%/năm lên 1,6%/năm.
Qua lần tăng mở rộng đầu tiên kể từ tháng 4/2012, “mặt bằng” lãi suất huy động vàng đã thiết lập ở mức 1,6%/năm.
Mới đây, ngày 25/6/2012, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản số 3854/NHNN-QLNH yêu cầu các tổ chức tín dụng chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu tổ chức tín dụng chấp hành nghiêm chỉnh các quy định tại Thông tư số 12/2012/TT-NHNN và Chỉ thị số 05/CT-NHNN. Các tổ chức tín dụng chỉ phát hành chứng chỉ ngắn hạn bằng vàng với khối lượng cần thiết để đáp ứng nhu cầu chi trả theo yêu cầu của khách hàng khi số vàng thu nợ và tồn quỹ không đủ để chi trả và đảm bảo việc phát hành chứng chỉ ngắn hạn bằng vàng chấm dứt vào ngày 25/11/2012.