Dow Jones có quý 1 tốt nhất trong một thập kỷ
Phiên cuối cùng của quý 1/2010, các chỉ số chính của thị trường chứng khoán Mỹ trồi sụt với biên độ tăng giảm rất nhẹ
Phiên cuối cùng của quý 1/2010, các chỉ số chính của thị trường chứng khoán Mỹ trồi sụt với biên độ tăng giảm rất nhẹ, khi nhà đầu tư lo ngại khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ nâng lãi suất cơ bản và khủng hoảng nợ công châu Âu sẽ trở xấu.
Kết thúc phiên giao dịch 31/3, chỉ số công nghiệp Dow Jones trượt nhẹ 30,88 điểm (-0,25%) xuống 12.319,73 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 2,43 điểm (-0,18%) xuống 1.325,83 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 4,28 điểm (+0,15%) lên 2.781,07 điểm.
Tuy nhiên, tính chung cả quý 1/2011, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 6,41%. Đây là quý 1 tăng điểm tốt nhất của chỉ số này trong vòng 10 năm trở lại đây. Chỉ số S&P 500 tăng 5,41% và Nasdaq tiến 4,8%. Riêng trong tháng 3, Dow Jones tiến 0,76%, S&P 500 giảm 0,1% và Nasdaq trượt 0,04%.
Phiên cuối quý, khối lượng chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq chỉ đạt 6,9 tỷ cổ phiếu, thấp hơn rất nhiều so với mức giao dịch trung bình hàng ngày 8,47 tỷ cổ phiếu trong năm 2010.
Hôm qua, thị trường chứng khoán Mỹ đón nhận tin tốt về lĩnh vực sản xuất và niềm tin người tiêu dùng. Theo Viện Quản lý nguồn cung, chỉ số ISM của lĩnh vực sản xuất Mỹ trong tháng 3 giảm xuống mức 70,6, nhưng cao hơn dự báo 69,9 của giới phân tích. Thông thường, mức trên 50 cho thấy sự tăng trưởng.
Trong khi đó, Bộ Lao động Mỹ công bố số lượng người Mỹ thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc ngày 26/3 giảm 6.000 xuống 388.000 người, mức thấp nhất từ tháng 10/2008. Điều này cho thấy thị trường việc làm vẫn tiếp tục phục hồi nhưng với tốc độ chậm.
Tuy nhiên, các thông tin này không đủ sức xoa dịu những lo lắng của nhà đầu tư khi có tin nói rằng FED sẽ nâng lãi suất cơ bản. Thêm vào đó, khủng hoảng nợ châu Âu có nguy cơ trở xấu. Theo số liệu mới nhất, lạm phát tại khu vực đồng Euro tăng lên 2,6%, nhanh nhất kể từ tháng 10/2008.
Khu vực chứng khoán châu Âu chìm trong sắc đỏ. Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 39,54 điểm xuống còn 5.908,76 điểm. Chỉ số DAX của Đức giảm 15,84 điểm xuống 7.041,31 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp trượt 35,26 điểm xuống còn 3.989,18 điểm.
Ngược lại, hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm trong phiên 31/3, trong bối cảnh nhà đầu tư lo ngại về những tác động từ việc giá dầu và lương thực tăng cao đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu và việc ngân hàng trung ương nhiều nước thắt chặt tín dụng.
Chỉ số Nikkei 225 tăng 0,4% trong phiên cuối quý, nhờ sự đi lên của nhóm cổ phiếu xây dựng. Tuy nhiên, tính chung cả 3 tháng, chỉ số này đã trượt giảm tới 5%, mạnh nhất khu vực, do những ảnh hưởng của động đất và sóng thần.
Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng phiên thứ 6 liên tiếp, nhờ sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu bảo hiểm và hàng không. Thị trường này chốt phiên tăng 0,73%, góp phần nâng mức tăng cả quý lên 2,7%. Chỉ tính riêng trong tháng 3, chỉ số Kospi đã tăng tới 8,6%.
Thị trường chứng khoán Hồng Kông cũng tăng nhẹ 0,32% sau đà vọt lên của nhóm cổ phiếu địa ốc. Tính cả quý, chỉ số Hang Seng tăng 2,1%. Chỉ số Straits Times của Singapore tăng 0,34% trong phiên 31/3.
Diễn biến trên hai thị trường Trung Quốc đại lục và vùng lãnh thổ Đài Loan ngược nhau. Trong khi, Shanghai Composite giảm 0,94% phiên 31/3 nhưng tăng 4,3% trong toàn bộ 3 tháng đầu năm, thì Taiex của Đài Loan tăng 0,43% trong phiên hôm qua nhưng lại giảm 3,22% nếu tính cả quý.
Kết thúc phiên giao dịch 31/3, chỉ số công nghiệp Dow Jones trượt nhẹ 30,88 điểm (-0,25%) xuống 12.319,73 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 2,43 điểm (-0,18%) xuống 1.325,83 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 4,28 điểm (+0,15%) lên 2.781,07 điểm.
Tuy nhiên, tính chung cả quý 1/2011, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 6,41%. Đây là quý 1 tăng điểm tốt nhất của chỉ số này trong vòng 10 năm trở lại đây. Chỉ số S&P 500 tăng 5,41% và Nasdaq tiến 4,8%. Riêng trong tháng 3, Dow Jones tiến 0,76%, S&P 500 giảm 0,1% và Nasdaq trượt 0,04%.
Phiên cuối quý, khối lượng chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq chỉ đạt 6,9 tỷ cổ phiếu, thấp hơn rất nhiều so với mức giao dịch trung bình hàng ngày 8,47 tỷ cổ phiếu trong năm 2010.
Hôm qua, thị trường chứng khoán Mỹ đón nhận tin tốt về lĩnh vực sản xuất và niềm tin người tiêu dùng. Theo Viện Quản lý nguồn cung, chỉ số ISM của lĩnh vực sản xuất Mỹ trong tháng 3 giảm xuống mức 70,6, nhưng cao hơn dự báo 69,9 của giới phân tích. Thông thường, mức trên 50 cho thấy sự tăng trưởng.
Trong khi đó, Bộ Lao động Mỹ công bố số lượng người Mỹ thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc ngày 26/3 giảm 6.000 xuống 388.000 người, mức thấp nhất từ tháng 10/2008. Điều này cho thấy thị trường việc làm vẫn tiếp tục phục hồi nhưng với tốc độ chậm.
Tuy nhiên, các thông tin này không đủ sức xoa dịu những lo lắng của nhà đầu tư khi có tin nói rằng FED sẽ nâng lãi suất cơ bản. Thêm vào đó, khủng hoảng nợ châu Âu có nguy cơ trở xấu. Theo số liệu mới nhất, lạm phát tại khu vực đồng Euro tăng lên 2,6%, nhanh nhất kể từ tháng 10/2008.
Khu vực chứng khoán châu Âu chìm trong sắc đỏ. Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 39,54 điểm xuống còn 5.908,76 điểm. Chỉ số DAX của Đức giảm 15,84 điểm xuống 7.041,31 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp trượt 35,26 điểm xuống còn 3.989,18 điểm.
Ngược lại, hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm trong phiên 31/3, trong bối cảnh nhà đầu tư lo ngại về những tác động từ việc giá dầu và lương thực tăng cao đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu và việc ngân hàng trung ương nhiều nước thắt chặt tín dụng.
Chỉ số Nikkei 225 tăng 0,4% trong phiên cuối quý, nhờ sự đi lên của nhóm cổ phiếu xây dựng. Tuy nhiên, tính chung cả 3 tháng, chỉ số này đã trượt giảm tới 5%, mạnh nhất khu vực, do những ảnh hưởng của động đất và sóng thần.
Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng phiên thứ 6 liên tiếp, nhờ sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu bảo hiểm và hàng không. Thị trường này chốt phiên tăng 0,73%, góp phần nâng mức tăng cả quý lên 2,7%. Chỉ tính riêng trong tháng 3, chỉ số Kospi đã tăng tới 8,6%.
Thị trường chứng khoán Hồng Kông cũng tăng nhẹ 0,32% sau đà vọt lên của nhóm cổ phiếu địa ốc. Tính cả quý, chỉ số Hang Seng tăng 2,1%. Chỉ số Straits Times của Singapore tăng 0,34% trong phiên 31/3.
Diễn biến trên hai thị trường Trung Quốc đại lục và vùng lãnh thổ Đài Loan ngược nhau. Trong khi, Shanghai Composite giảm 0,94% phiên 31/3 nhưng tăng 4,3% trong toàn bộ 3 tháng đầu năm, thì Taiex của Đài Loan tăng 0,43% trong phiên hôm qua nhưng lại giảm 3,22% nếu tính cả quý.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 12.350,60 | 12.319,70 | 30,88 | 0,25 |
S&P 500 | 1.328,26 | 1.325,83 | 2,43 | 0,18 | |
Nasdaq | 2.776,79 | 2.781,07 | 4,28 | 0,15 | |
Anh | FTSE 100 | 5.948,30 | 5.908,76 | 39,54 | 0,66 |
Pháp | CAC 40 | 4.024,44 | 3.989,18 | 35,26 | 0,88 |
Đức | DAX | 7.057,15 | 7.041,31 | 15,84 | 0,22 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 9.708,79 | 9.755,10 | 46,31 | 0,48 |
Hồng Kông | Hang Seng | 23.451,40 | 23.527,50 | 76,09 | 0,32 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.955,77 | 2.928,11 | 27,66 | 0,94 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 8.646,31 | 8.683,30 | 36,99 | 0,43 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 2.091,38 | 2.106,70 | 15,32 | 0,73 |
Singapore | Straits Times | 3.095,32 | 3.105,85 | 10,53 | 0,34 |
Nguồn: CNBC, Market Watch. |