Dow Jones thoát hiểm trong gang tấc
Chứng khoán Mỹ kết thúc tháng giao dịch tồi tệ nhất kể từ năm 2001 do hàng loạt thông tin tốt xấu đan xen
Thông tin lạc quan về giá nhà đất tháng 6, chỉ số niềm tin người tiêu dùng tháng 8 đã giúp các chỉ số chính lên điểm nhẹ trong phiên 31/8. Tựu chung lại, chứng khoán Mỹ đã có tháng giao dịch tồi tệ nhất kể từ năm 2001 đến nay.
Phiên giao dịch cuối tháng 8/2010, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 4,99 điểm, tương ứng 0,05%, lên 10.014,72 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 0,41 điểm, tương ứng 0,04%, lên 1.049,33 điểm. Tuy nhiên, chỉ số Nasdaq giảm 5,94 điểm, tương ứng 0,08%, xuống 2.114,03 điểm.
Tính cả tháng, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 4,31%, chỉ số S&P 500 giảm 4,75%, chỉ số Nasdaq giảm 6,24%. Đây là tháng điều chỉnh mạnh nhất của 3 chỉ số này kể từ năm 2001.
Thị trường mở phiên tăng nhẹ khi có thông tin giá nhà đất và niềm tin tiêu dùng tăng. Các chỉ số giảm điểm sau khi Cục Dự trữ Liên bang (FED) cho biết không có kế hoạch mua lại tài sản với quy mô lớn. Thị trường hồi phục vào cuối phiên và kết thúc với sự xáo trộn giữa tăng và giảm với biên độ cực nhỏ.
Cụ thể, theo các báo cáo công bố hôm qua, niềm tin tiêu dùng tháng 8 tăng mạnh hơn dự báo. Chỉ số giá nhà đất Mỹ S&P/Case-Shiller tháng 6 tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2009, nhờ tác động từ chương trình tín dụng thuế của chính phủ và dấu hiệu thị trường bình ổn.
Trong khi, theo biên bản cuộc họp ngày 10/8, các quan chức FED cho rằng, nền kinh tế Mỹ cần thêm các biện pháp kích thích khác, ngoài chương trình mua trái phiếu chính phủ như thông báo lúc đó. Một số quan chức thừa nhận rằng nền kinh tế kém khởi sắc hơn so với dự báo.
“Rõ ràng là, thị trường đã bị bán tháo quá mức. Kinh tế vĩ mô nhìn chung vẫn u ám. Từ nay cho tới khi chúng ta có thêm thông tin về sự ổn định, không có nhiều cơ hội giúp thị trường lên điểm", Michael Mullaney, chuyên gia quản lý quỹ tại Boston, nhận xét.
Toàn cảnh thị trường chứng khoán Mỹ ngày 31/8 - Nguồn: G.Finance.
Trong phiên hôm qua, nhóm cổ phiếu tài chính tăng điểm mạnh nhất, sau khi Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Mỹ (FDIC) công bố các ngân hàng cho vay của Mỹ có lợi nhuận quý 2/2010 đạt 21,6 tỷ USD, cao hơn so với con số 18 tỷ USD của quý 1/2010 và là cao nhất trong 3 năm qua.
Trong khi, nhóm cổ phiếu của các hãng thiết bị bán dẫn giảm sâu, do việc Intel sẽ mua lại Infineon Technologies nhằm tăng lợi thế trước các đối thủ khác.
Khối lượng cổ phiếu giao dịch trên cả 3 sàn New York, American và Nasdaq đạt 8.16 tỷ cổ phiếu, trội hơn so với mức 5,9 tỷ cổ phiếu giao dịch trong phiên liền trước, nhưng vẫn thấp hơn mức trung bình hàng ngày năm ngoái 9,65 tỷ cổ phiếu. Dù vậy đây vẫn là phiên có khối lượng cao thứ tư trong tháng này.
Trên sàn New York, số cổ phiếu tăng điểm nhiều hơn giảm điểm với tỷ lệ 5:4, còn ở sàn Nasdaq, số cổ phiếu tăng điểm và giảm điểm tương đương nhau.
Tại khu vực châu Âu, thị trường đóng cửa với đà lên điểm ở cả 3 thị trường chính. Chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 23,66 điểm, tương ứng 0,45%, lên 5.225,22 điểm. Chỉ số DAX của Đức tăng 12,81 điểm, tương ứng 0,22%, lên 5.925,22 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp cộng 3,78 điểm, tương ứng 0,11%, lên 3.490,79 điểm.
Trong khi đó, tiếp đà suy giảm của khu vực chứng khoán Mỹ trong phiên 30/8, các thị trường châu Á hôm qua đã đồng loạt giảm điểm. Trong đó, đáng chú ý là chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm hơn 3% do đồng Yen tăng giá lên sát mức cao nhất trong vòng 15 năm qua.
Quyết định bơm thêm tiền vào kinh tế của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản trước đó dường như không gây được hiệu ứng tâm lý đáng kể trên thị trường. Niềm tin của giới đầu tư giảm sút nghiêm trọng.
Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm tới 3,55%, khép lại tháng 8 dưới 9.000 điểm. Tính cả tháng giao dịch, chỉ số này mất tới 7,5%. Đây cũng là một trong những thị trường giảm điểm mạnh nhất từ đầu năm tới nay.
Chỉ số Straits Times của Singapore hạ 0,67%. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 0,99%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc hạ 0,52%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 0,97%. Chỉ số Taiex của Đài Loan giảm 1,81%.
Phiên giao dịch cuối tháng 8/2010, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 4,99 điểm, tương ứng 0,05%, lên 10.014,72 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 0,41 điểm, tương ứng 0,04%, lên 1.049,33 điểm. Tuy nhiên, chỉ số Nasdaq giảm 5,94 điểm, tương ứng 0,08%, xuống 2.114,03 điểm.
Tính cả tháng, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 4,31%, chỉ số S&P 500 giảm 4,75%, chỉ số Nasdaq giảm 6,24%. Đây là tháng điều chỉnh mạnh nhất của 3 chỉ số này kể từ năm 2001.
Thị trường mở phiên tăng nhẹ khi có thông tin giá nhà đất và niềm tin tiêu dùng tăng. Các chỉ số giảm điểm sau khi Cục Dự trữ Liên bang (FED) cho biết không có kế hoạch mua lại tài sản với quy mô lớn. Thị trường hồi phục vào cuối phiên và kết thúc với sự xáo trộn giữa tăng và giảm với biên độ cực nhỏ.
Cụ thể, theo các báo cáo công bố hôm qua, niềm tin tiêu dùng tháng 8 tăng mạnh hơn dự báo. Chỉ số giá nhà đất Mỹ S&P/Case-Shiller tháng 6 tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2009, nhờ tác động từ chương trình tín dụng thuế của chính phủ và dấu hiệu thị trường bình ổn.
Trong khi, theo biên bản cuộc họp ngày 10/8, các quan chức FED cho rằng, nền kinh tế Mỹ cần thêm các biện pháp kích thích khác, ngoài chương trình mua trái phiếu chính phủ như thông báo lúc đó. Một số quan chức thừa nhận rằng nền kinh tế kém khởi sắc hơn so với dự báo.
“Rõ ràng là, thị trường đã bị bán tháo quá mức. Kinh tế vĩ mô nhìn chung vẫn u ám. Từ nay cho tới khi chúng ta có thêm thông tin về sự ổn định, không có nhiều cơ hội giúp thị trường lên điểm", Michael Mullaney, chuyên gia quản lý quỹ tại Boston, nhận xét.
Toàn cảnh thị trường chứng khoán Mỹ ngày 31/8 - Nguồn: G.Finance.
Trong phiên hôm qua, nhóm cổ phiếu tài chính tăng điểm mạnh nhất, sau khi Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Mỹ (FDIC) công bố các ngân hàng cho vay của Mỹ có lợi nhuận quý 2/2010 đạt 21,6 tỷ USD, cao hơn so với con số 18 tỷ USD của quý 1/2010 và là cao nhất trong 3 năm qua.
Trong khi, nhóm cổ phiếu của các hãng thiết bị bán dẫn giảm sâu, do việc Intel sẽ mua lại Infineon Technologies nhằm tăng lợi thế trước các đối thủ khác.
Khối lượng cổ phiếu giao dịch trên cả 3 sàn New York, American và Nasdaq đạt 8.16 tỷ cổ phiếu, trội hơn so với mức 5,9 tỷ cổ phiếu giao dịch trong phiên liền trước, nhưng vẫn thấp hơn mức trung bình hàng ngày năm ngoái 9,65 tỷ cổ phiếu. Dù vậy đây vẫn là phiên có khối lượng cao thứ tư trong tháng này.
Trên sàn New York, số cổ phiếu tăng điểm nhiều hơn giảm điểm với tỷ lệ 5:4, còn ở sàn Nasdaq, số cổ phiếu tăng điểm và giảm điểm tương đương nhau.
Tại khu vực châu Âu, thị trường đóng cửa với đà lên điểm ở cả 3 thị trường chính. Chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 23,66 điểm, tương ứng 0,45%, lên 5.225,22 điểm. Chỉ số DAX của Đức tăng 12,81 điểm, tương ứng 0,22%, lên 5.925,22 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp cộng 3,78 điểm, tương ứng 0,11%, lên 3.490,79 điểm.
Trong khi đó, tiếp đà suy giảm của khu vực chứng khoán Mỹ trong phiên 30/8, các thị trường châu Á hôm qua đã đồng loạt giảm điểm. Trong đó, đáng chú ý là chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm hơn 3% do đồng Yen tăng giá lên sát mức cao nhất trong vòng 15 năm qua.
Quyết định bơm thêm tiền vào kinh tế của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản trước đó dường như không gây được hiệu ứng tâm lý đáng kể trên thị trường. Niềm tin của giới đầu tư giảm sút nghiêm trọng.
Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm tới 3,55%, khép lại tháng 8 dưới 9.000 điểm. Tính cả tháng giao dịch, chỉ số này mất tới 7,5%. Đây cũng là một trong những thị trường giảm điểm mạnh nhất từ đầu năm tới nay.
Chỉ số Straits Times của Singapore hạ 0,67%. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 0,99%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc hạ 0,52%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 0,97%. Chỉ số Taiex của Đài Loan giảm 1,81%.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 10.009,73 | 10.014,72 | 4,99 | 0,05 |
Nasdaq | 2.119,97 | 2.114,03 | 5,94 | 0,28 | |
S&P 500 | 1.048,92 | 1.049,33 | 0,41 | 0,04 | |
Anh | FTSE 100 | 5.201,56 | 5.225,22 | 23,66 | 0,45 |
Đức | DAX | 5.912,41 | 5.925,22 | 12,81 | 0,22 |
Pháp | CAC 40 | 3.487,01 | 3.490,79 | 3,78 | 0,11 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 7.741,20 | 7.616,28 | 124,92 | 1,81 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 9.149,26 | 8.824,06 | 325,20 | 3,55 |
Hồng Kông | Hang Seng | 20.737,22 | 20.536,49 | 200,73 | 0,97 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.760,13 | 1.742,75 | 17,38 | 0,99 |
Singapore | Straits Times | 2.957,06 | 2.950,33 | 6,73 | 0,23 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.652,66 | 2.638,80 | 13,87 | 0,52 |
Ấn Độ | BSE | 18.032,11 | 17.971,12 | 60,99 | 0,34 |
Nguồn: CNBC, Market Watch. |