Dự án BOT cầu Việt Trì “thổi bay” tiền tỷ của Cienco 1
Tổng công ty Xây dựng Công trình Giao thông 1 vừa có báo cáo giải trình chênh lệch báo cáo tài chính năm 2016 gửi Uỷ ban Chứng khoán
Tổng công ty Xây dựng Công trình Giao thông 1 (Cienco 1) vừa có báo cáo giải trình chênh lệch báo cáo tài chính năm 2016 gửi Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.
Trong báo cáo tài chính hợp nhất năm 2016, hầu hết các chỉ tiêu kinh doanh của Cienco 1 đều giảm sút. Doanh thu năm 2016 đạt 2.607 tỷ đồng, giảm 43% so với kế hoạch. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp đạt 56 tỷ đồng, giảm 31,8% so với năm2015.
Năm 2016, công ty dự kiến chi trả cổ tức cho cổ đông 9% tuy nhiên trên thực tế, chỉ thực hiện 5%.
Lý giải về lợi nhuận sau thuế thu nhập giảm mạnh, theo Cienco 1 là do 2016 là năm khó khăn của khối xây dựng cơ bản trong đó có Tổng công ty và các đơn vị trực thuộc. Thị trường giảm sút nên doanh thu của Tổng công ty và các đơn vị giảm đáng kể.
“Tuy đã chú trọng nâng cao hiệu quả sản xuất kể từ khâu thị trường cho đến khâu quản lý chi phí sản xuất nhưng do doanh thu giảm nên lợi nhuận công ty mẹ và công ty con vì thế cũng giảm theo”, Cienco 1 giải trình.
Ngoài ra, theo lãnh đạo Cienco 1, báo cáo tài chính hợp nhất của Tổng công ty lợi nhuận sụt giảm do ảnh hưởng của việc đánh giá lại giá trị đầu tư theo phương pháp vốn chủ sở hữu tại công ty liên kết phát sinh lỗ đầu tư vào công ty liên kết 20,5 tỷ đồng.
Nguyên nhân chính do lỗ giai đoạn đầu thu phí theo kế hoạch tại Công ty Cổ phần BOT Cầu Việt Trì, Công ty TNHH Đầu tư Cổ Chiên với trị giá 19,3 tỷ đồng.
Dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Việt Trì mới có tổng vốn đầu tư hơn 1.828 tỷ đồng. Trong đó, Cienco 1 góp 53 tỷ đồng, tương đương với 20% vốn điều lệ; tính đến ngày 31/12/2016, Cienco 1 đã góp vốn thực tế 48,5 tỷ đồng.
Hai liên danh khác gồm Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Yên Khánh và Công ty Cổ phần Phát triển đầu tư Thái Sơn mỗi doanh nghiệp góp 106 tỷ đồng, tương đương tổng cộng 80% vốn điều lệ.
Trước đó, giữa năm 2016, Công ty Cổ phần BOT cầu Việt Trì đã từng “doạ” dừng hoạt động cầu Việt Trì mới do nhiều người dân chuyển sang đi cầu Việt Tri cũ, khiến dự án thua lỗ.
Cụ thể, theo phương án tài chính, trung bình mỗi tháng trong năm 2016 phải đạt doanh thu 11,5 tỷ đồng/tháng, nghĩa là bình quân mỗi ngày tổng thu phí phải đạt 380 triệu đồng.
Tuy nhiên, từ tháng 8/2016, mỗi ngày chỉ thu được từ 150 - 220 triệu đồng. Trung bình mỗi tháng chỉ thu được từ 6,5 - 7 tỷ đồng. Như vậy, nhà đầu tư đang lỗ nhiều tỷ đồng/tháng.
Trong báo cáo tài chính hợp nhất năm 2016, hầu hết các chỉ tiêu kinh doanh của Cienco 1 đều giảm sút. Doanh thu năm 2016 đạt 2.607 tỷ đồng, giảm 43% so với kế hoạch. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp đạt 56 tỷ đồng, giảm 31,8% so với năm2015.
Năm 2016, công ty dự kiến chi trả cổ tức cho cổ đông 9% tuy nhiên trên thực tế, chỉ thực hiện 5%.
Lý giải về lợi nhuận sau thuế thu nhập giảm mạnh, theo Cienco 1 là do 2016 là năm khó khăn của khối xây dựng cơ bản trong đó có Tổng công ty và các đơn vị trực thuộc. Thị trường giảm sút nên doanh thu của Tổng công ty và các đơn vị giảm đáng kể.
“Tuy đã chú trọng nâng cao hiệu quả sản xuất kể từ khâu thị trường cho đến khâu quản lý chi phí sản xuất nhưng do doanh thu giảm nên lợi nhuận công ty mẹ và công ty con vì thế cũng giảm theo”, Cienco 1 giải trình.
Ngoài ra, theo lãnh đạo Cienco 1, báo cáo tài chính hợp nhất của Tổng công ty lợi nhuận sụt giảm do ảnh hưởng của việc đánh giá lại giá trị đầu tư theo phương pháp vốn chủ sở hữu tại công ty liên kết phát sinh lỗ đầu tư vào công ty liên kết 20,5 tỷ đồng.
Nguyên nhân chính do lỗ giai đoạn đầu thu phí theo kế hoạch tại Công ty Cổ phần BOT Cầu Việt Trì, Công ty TNHH Đầu tư Cổ Chiên với trị giá 19,3 tỷ đồng.
Dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Việt Trì mới có tổng vốn đầu tư hơn 1.828 tỷ đồng. Trong đó, Cienco 1 góp 53 tỷ đồng, tương đương với 20% vốn điều lệ; tính đến ngày 31/12/2016, Cienco 1 đã góp vốn thực tế 48,5 tỷ đồng.
Hai liên danh khác gồm Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Yên Khánh và Công ty Cổ phần Phát triển đầu tư Thái Sơn mỗi doanh nghiệp góp 106 tỷ đồng, tương đương tổng cộng 80% vốn điều lệ.
Trước đó, giữa năm 2016, Công ty Cổ phần BOT cầu Việt Trì đã từng “doạ” dừng hoạt động cầu Việt Trì mới do nhiều người dân chuyển sang đi cầu Việt Tri cũ, khiến dự án thua lỗ.
Cụ thể, theo phương án tài chính, trung bình mỗi tháng trong năm 2016 phải đạt doanh thu 11,5 tỷ đồng/tháng, nghĩa là bình quân mỗi ngày tổng thu phí phải đạt 380 triệu đồng.
Tuy nhiên, từ tháng 8/2016, mỗi ngày chỉ thu được từ 150 - 220 triệu đồng. Trung bình mỗi tháng chỉ thu được từ 6,5 - 7 tỷ đồng. Như vậy, nhà đầu tư đang lỗ nhiều tỷ đồng/tháng.