Dự luật đánh thuế nhà băng của Mỹ bị bác bỏ
Đảng Dân chủ của Mỹ đã loại bỏ điều khoản đánh thuế gần 18 tỷ USD đối với các ngân hàng khỏi dự luật cải cách tài chính
Các nhà làm luật thuộc đảng Dân chủ của Mỹ đã loại bỏ điều khoản đánh thuế gần 18 tỷ USD đối với các ngân hàng, ra khỏi dự luật cải cách tài chính nhằm giành đủ số phiếu ủng hộ cần thiết để dự luật quan trọng này được Quốc hội thông qua.
Hãng tin Reuters cho biết, dự luật đánh thuế nhà băng gây tranh cãi đã vấp phải sự phản đối của phe Cộng hòa trong Quốc hội Mỹ.
Thực tế này buộc các nghị sỹ của phe Dân chủ, những người khởi xướng phương án đánh thuế các ngân hàng, phải rút lại dự luật này để thúc đẩy dự luật lớn đại cải tổ hệ thống tài chính Mỹ mau chóng được lưỡng viện thông qua. Hiện họ đang đặt mục tiêu đưa dự luật này lên Tổng thống Barack Obama ký thành luật vào ngày 4/7, nhưng có khả năng sẽ chậm vài tuần.
Cuối tuần trước, phiên bản được cho là cuối cùng của dự luật đã được hoàn tất, bao gồm các điều khoản về thu của các ngân hàng lớn và các quỹ đầu cơ khoảng 18 tỷ USD tiền thuế trong vòng 5 năm tới. Tuy nhiên, sau đó, mức độ ủng hộ dành cho dự luật đã giảm dần, buộc đảng Dân chủ phải kêu gọi tổ chức một phiên họp nhằm đàm phán lại về nội dung thuế nhà băng. Phiên thảo luận này đã diễn ra vào ngày 29/6, với kết quả là phần nội dung đánh thuế các định chế tài chính bị loại bỏ.
Theo kế hoạch mới, chi phí cho dự luật đại cải tổ ngành tài chính sẽ được rút từ 11 tỷ USD còn lại trong quỹ giải cứu các ngân hàng. Ngoài ra, dự luật này còn đề xuất tăng mức phí bảo hiểm tiền gửi mà các ngân hàng phải trả cho Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Liên bang (FDIC).
“Tôi sẵn sàng nhượng bộ một số điểm để dự luật quan trọng này được thông qua”, Hạ nghị sỹ Dân chủ Barney Frank phát biểu. Theo ông Frank, trong trường hợp bị đánh thuế, các ngân hàng cũng có thể dễ dàng trả khoản thuế này bằng cách cắt giảm lương thưởng của lãnh đạo.
Nhà Trắng cho biết, chính quyền Tổng thống Obama ủng hộ việc loại bỏ nội dung đánh thuế các ngân hàng khỏi dự luật cải cách tài chính. Lãnh đạo Hạ viện đã lên lịch cho việc bỏ phiếu thông qua dự luật vào ngày 30/6 này. Tuy nhiên, còn chưa rõ Thượng viện có thể tiến hành bỏ phiếu trong thời gian còn lại của tuần.
Thượng nghị sỹ Dân chủ Robert Byrd vừa qua đời, khiến phe Dân chủ thiếu mất một phiếu trong 60 phiếu ủng hộ cần phải có để dự luật được Thượng viện với 100 ghế thông qua.
Thêm vào đó, Quốc khánh Mỹ sẽ diễn ra vào tuần tới, khiến việc Tổng thống Obama ký thành luật có thể trì hoãn tới giữa tháng 7.
Dự luật đại cải tổ ngành tài chính Mỹ nhằm mục đích ngăn chặn sự lặp lại của cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2009. Đây cũng là một mục tiêu ưu tiên hàng đầu của Tổng thống Obama, đồng thời được cho là sẽ đem đến cho ông Obama và đảng Dân chủ lợi thế trước kỳ bầu cử Quốc hội Mỹ diễn ra vào tháng 11 tới.
Dự luật quy định, các ngân hàng sẽ phải giảm bớt hoạt động giao dịch và đầu tư rủi ro, thành lập một cơ chế thuộc Chính phủ cho việc thanh lý các công ty tài chính có vấn đề, đồng thời thiết lập một cơ quan bảo vệ người tiêu dùng. Các ngân hàng sẽ nằm dưới hàng loạt quy chế giám sát mới và khó có thể đạt mức lợi nhuận lớn như trước.
Phố Wall và nhiều nghị sỹ Cộng hòa đã nỗ lực trì hoãn dự luật này, nhưng với sự ủng hộ của dư luận, đảng Dân chủ đã thúc đẩy được sự hình thành của dự luật.
Hãng tin Reuters cho biết, dự luật đánh thuế nhà băng gây tranh cãi đã vấp phải sự phản đối của phe Cộng hòa trong Quốc hội Mỹ.
Thực tế này buộc các nghị sỹ của phe Dân chủ, những người khởi xướng phương án đánh thuế các ngân hàng, phải rút lại dự luật này để thúc đẩy dự luật lớn đại cải tổ hệ thống tài chính Mỹ mau chóng được lưỡng viện thông qua. Hiện họ đang đặt mục tiêu đưa dự luật này lên Tổng thống Barack Obama ký thành luật vào ngày 4/7, nhưng có khả năng sẽ chậm vài tuần.
Cuối tuần trước, phiên bản được cho là cuối cùng của dự luật đã được hoàn tất, bao gồm các điều khoản về thu của các ngân hàng lớn và các quỹ đầu cơ khoảng 18 tỷ USD tiền thuế trong vòng 5 năm tới. Tuy nhiên, sau đó, mức độ ủng hộ dành cho dự luật đã giảm dần, buộc đảng Dân chủ phải kêu gọi tổ chức một phiên họp nhằm đàm phán lại về nội dung thuế nhà băng. Phiên thảo luận này đã diễn ra vào ngày 29/6, với kết quả là phần nội dung đánh thuế các định chế tài chính bị loại bỏ.
Theo kế hoạch mới, chi phí cho dự luật đại cải tổ ngành tài chính sẽ được rút từ 11 tỷ USD còn lại trong quỹ giải cứu các ngân hàng. Ngoài ra, dự luật này còn đề xuất tăng mức phí bảo hiểm tiền gửi mà các ngân hàng phải trả cho Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Liên bang (FDIC).
“Tôi sẵn sàng nhượng bộ một số điểm để dự luật quan trọng này được thông qua”, Hạ nghị sỹ Dân chủ Barney Frank phát biểu. Theo ông Frank, trong trường hợp bị đánh thuế, các ngân hàng cũng có thể dễ dàng trả khoản thuế này bằng cách cắt giảm lương thưởng của lãnh đạo.
Nhà Trắng cho biết, chính quyền Tổng thống Obama ủng hộ việc loại bỏ nội dung đánh thuế các ngân hàng khỏi dự luật cải cách tài chính. Lãnh đạo Hạ viện đã lên lịch cho việc bỏ phiếu thông qua dự luật vào ngày 30/6 này. Tuy nhiên, còn chưa rõ Thượng viện có thể tiến hành bỏ phiếu trong thời gian còn lại của tuần.
Thượng nghị sỹ Dân chủ Robert Byrd vừa qua đời, khiến phe Dân chủ thiếu mất một phiếu trong 60 phiếu ủng hộ cần phải có để dự luật được Thượng viện với 100 ghế thông qua.
Thêm vào đó, Quốc khánh Mỹ sẽ diễn ra vào tuần tới, khiến việc Tổng thống Obama ký thành luật có thể trì hoãn tới giữa tháng 7.
Dự luật đại cải tổ ngành tài chính Mỹ nhằm mục đích ngăn chặn sự lặp lại của cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2009. Đây cũng là một mục tiêu ưu tiên hàng đầu của Tổng thống Obama, đồng thời được cho là sẽ đem đến cho ông Obama và đảng Dân chủ lợi thế trước kỳ bầu cử Quốc hội Mỹ diễn ra vào tháng 11 tới.
Dự luật quy định, các ngân hàng sẽ phải giảm bớt hoạt động giao dịch và đầu tư rủi ro, thành lập một cơ chế thuộc Chính phủ cho việc thanh lý các công ty tài chính có vấn đề, đồng thời thiết lập một cơ quan bảo vệ người tiêu dùng. Các ngân hàng sẽ nằm dưới hàng loạt quy chế giám sát mới và khó có thể đạt mức lợi nhuận lớn như trước.
Phố Wall và nhiều nghị sỹ Cộng hòa đã nỗ lực trì hoãn dự luật này, nhưng với sự ủng hộ của dư luận, đảng Dân chủ đã thúc đẩy được sự hình thành của dự luật.