Đua nhau hủy IPO tại châu Á
Tổng giá trị các vụ IPO bị hủy tại thị trường châu Á năm nay đã đạt tới mức kỷ lục: 58 tỷ USD
Tổng giá trị các vụ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) bị hủy tại thị trường châu Á năm nay đã đạt tới mức kỷ lục 58 tỷ USD, các vụ lên sàn được thực hiện cũng không thu hút sự chú ý rầm rộ.
Theo hãng tin Reuters, thực trạng này đã buộc các công ty chuẩn bị IPO tại châu Á phải đưa ra mức giá chào bán cổ phiếu thấp hơn để thu hút các nhà đầu tư.
Trong 6 tháng đầu năm nay, đã có 36 công ty hủy kế hoạch IPO tại thị trường châu Á, một con số kỷ lục và tăng 39% so với cùng kỳ năm ngoái. “Thực tế này càng khiến giới đầu tư dè chừng, rốt cục dẫn tới sự giảm tốc của các vụ IPO, và các doanh nghiệp chuẩn bị chào sàn sẽ phải đưa ra mức giá thấp để lôi kéo các nhà đầu tư”, ông Josef Schuster, người sáng lập hãng tư vấn IPOX Schuster LLC ở Chicago, Mỹ, nhận xét.
Hai công ty có tên tuổi chào sàn tại châu Á năm nay là nhà sản xuất vali, túi xách Samsonite và hãng thời trang Prada đều đã không thể đạt mức giá bán cổ phiếu cao như dự kiến. Trong phiên giao dịch đầu tiên, giá cổ phiếu Samsonite đã sụt giảm 11%.
Thời gian này, thị trường chứng khoán toàn cầu đang chịu áp lực lớn từ những nỗi lo về lãi suất cao ở Trung Quốc, nợ công châu Âu và tăng trưởng yếu ớt ở Mỹ. Sau khi đạt đỉnh của năm 2011 vào đầu tháng 5 tới nay, chỉ số MSCI của thị trường châu Á-Thái Bình Dương trừ Nhật Bản đã suy giảm khoảng 8%.
Tại châu Âu, thị trường IPO cũng đang trong tình trạng tuột dốc. Một số doanh nghiệp tại khu vực này đã tìm tới các thị trường châu Á như Hàn Quốc, Malaysia, Indonesia… để tiến hành IPO.
Tuy chứng kiến một loạt kế hoạch IPO bị hủy, thị trường IPO châu Á-Thái Bình Dương vẫn đạt mức tăng trưởng giá trị 8% từ đầu năm tới nay, lên 48 tỷ USD.
Trong đó, Hồng Kông tiếp tục là thị trường hàng đầu cho các doanh nghiệp mới chào sàn, khẳng định vị thế thị trường IPO hàng đầu thế giới. Một số công ty lớn như China Everbright Bank, Sun Holdings và China Outfitters Holdings dự định sẽ huy động tổng số vốn gần 12 tỷ USD thông qua IPO tại Hồng Kông trong thời gian từ nay cho tới hết tháng 7.
“Ưu thế đang nghiêng về người mua cổ phiếu, và tôi cho đó là một diễn biến tích cực. Nếu thị trường đang mạnh và các nhà đầu tư nhỏ lẻ đổ xô đến các vụ IPO, thì mức giá cổ phiếu sẽ không hấp dẫn như bây giờ”, ông John Bugg, một chuyên gia của công ty Macquarie Investment Management tại Hồng Kông, nhận xét.
Trong số 33 cổ phiếu được tiến hành IPO ở Hồng Kông trong năm nay, có 25 cổ phiếu hiện đang giao dịch dưới mức giá bán ban đầu cho các nhà đầu tư. Hồi cuối tháng 5, hãng bán lẻ Perennial China Retail Trust của Trung Quốc tái khởi động kế hoạch IPO, nhưng phải cắt giảm 30% mức giá chào bán cổ phiếu. Sau khi lên sàn vào hôm 9/6 tới nay, giá cổ phiếu này đã giảm 14%.
Trong số các kế hoạch IPO bị hủy tại thị trường châu Á-Thái Bình Dương năm nay, lớn nhất là kế hoạch trị giá 3,6 tỷ USD của hãng khai mỏ Resourcehouse của Australia.
Theo hãng tin Reuters, thực trạng này đã buộc các công ty chuẩn bị IPO tại châu Á phải đưa ra mức giá chào bán cổ phiếu thấp hơn để thu hút các nhà đầu tư.
Trong 6 tháng đầu năm nay, đã có 36 công ty hủy kế hoạch IPO tại thị trường châu Á, một con số kỷ lục và tăng 39% so với cùng kỳ năm ngoái. “Thực tế này càng khiến giới đầu tư dè chừng, rốt cục dẫn tới sự giảm tốc của các vụ IPO, và các doanh nghiệp chuẩn bị chào sàn sẽ phải đưa ra mức giá thấp để lôi kéo các nhà đầu tư”, ông Josef Schuster, người sáng lập hãng tư vấn IPOX Schuster LLC ở Chicago, Mỹ, nhận xét.
Hai công ty có tên tuổi chào sàn tại châu Á năm nay là nhà sản xuất vali, túi xách Samsonite và hãng thời trang Prada đều đã không thể đạt mức giá bán cổ phiếu cao như dự kiến. Trong phiên giao dịch đầu tiên, giá cổ phiếu Samsonite đã sụt giảm 11%.
Thời gian này, thị trường chứng khoán toàn cầu đang chịu áp lực lớn từ những nỗi lo về lãi suất cao ở Trung Quốc, nợ công châu Âu và tăng trưởng yếu ớt ở Mỹ. Sau khi đạt đỉnh của năm 2011 vào đầu tháng 5 tới nay, chỉ số MSCI của thị trường châu Á-Thái Bình Dương trừ Nhật Bản đã suy giảm khoảng 8%.
Tại châu Âu, thị trường IPO cũng đang trong tình trạng tuột dốc. Một số doanh nghiệp tại khu vực này đã tìm tới các thị trường châu Á như Hàn Quốc, Malaysia, Indonesia… để tiến hành IPO.
Tuy chứng kiến một loạt kế hoạch IPO bị hủy, thị trường IPO châu Á-Thái Bình Dương vẫn đạt mức tăng trưởng giá trị 8% từ đầu năm tới nay, lên 48 tỷ USD.
Trong đó, Hồng Kông tiếp tục là thị trường hàng đầu cho các doanh nghiệp mới chào sàn, khẳng định vị thế thị trường IPO hàng đầu thế giới. Một số công ty lớn như China Everbright Bank, Sun Holdings và China Outfitters Holdings dự định sẽ huy động tổng số vốn gần 12 tỷ USD thông qua IPO tại Hồng Kông trong thời gian từ nay cho tới hết tháng 7.
“Ưu thế đang nghiêng về người mua cổ phiếu, và tôi cho đó là một diễn biến tích cực. Nếu thị trường đang mạnh và các nhà đầu tư nhỏ lẻ đổ xô đến các vụ IPO, thì mức giá cổ phiếu sẽ không hấp dẫn như bây giờ”, ông John Bugg, một chuyên gia của công ty Macquarie Investment Management tại Hồng Kông, nhận xét.
Trong số 33 cổ phiếu được tiến hành IPO ở Hồng Kông trong năm nay, có 25 cổ phiếu hiện đang giao dịch dưới mức giá bán ban đầu cho các nhà đầu tư. Hồi cuối tháng 5, hãng bán lẻ Perennial China Retail Trust của Trung Quốc tái khởi động kế hoạch IPO, nhưng phải cắt giảm 30% mức giá chào bán cổ phiếu. Sau khi lên sàn vào hôm 9/6 tới nay, giá cổ phiếu này đã giảm 14%.
Trong số các kế hoạch IPO bị hủy tại thị trường châu Á-Thái Bình Dương năm nay, lớn nhất là kế hoạch trị giá 3,6 tỷ USD của hãng khai mỏ Resourcehouse của Australia.