Đức bị “tố” giữ vai chính trong khủng hoảng đồng Euro
"Ông trùm" tài chính George Soros cho rằng, việc Đức kiên trì chính sách thắt lưng buộc bụng có thể đe dọa Liên minh Châu Âu
Tờ Kinh tế Trung Quốc ngày 25/6 dẫn nguồn Tân Hoa Xã cho biết, phát biểu tại Berlin gần đây, "ông trùm" tài chính Mỹ George Soros cáo buộc, nước Đức đã đóng vai trò chính trong cuộc khủng hoảng đồng Euro.
Ông George Soros cho rằng, việc Đức kiên trì theo đuổi chính sách thắt lưng buộc bụng có thể dẫn tới tình trạng giảm phát và đe dọa toàn bộ Liên minh châu Âu (EU).
“Với tư cách là nước mạnh nhất, uy tín nhất ở khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), Đức đang giữ vai trò điều khiển khu vực này”, ông Soros nhận định.
“Vì thế, về mặt khách quan, Đức quyết định các chính sách tài chính và kinh tế vĩ mô của Eurozone. Tuy nhiên, về mặt chủ quan, nước này lại không ý thức được rằng, nếu các nước thành viên định noi theo Đức, họ sẽ đẩy khu vực này vào vòng xoáy giảm phát”.
Tháng trước, các nhà hoạch định chính sách châu Âu đã nhất trí về kế hoạch cứu trợ Eurozone, theo đó, các nước được nhận viện trợ phải thực hiện thắt chặt tài chính. Hy Lạp, Tây Ban Nha, Italy và Bồ Đào Nha đã cam kết giảm mạnh thâm hụt ngân sách.
“Nước Đức đã đóng vai trò chính khiến đồng Euro rơi vào khủng hoảng”, ông Soros nhận xét. “Điều không may là, Đức vẫn chưa ý thức được họ đang làm gì. Họ không kỳ vọng áp đặt quan điểm riêng cho châu Âu, mà chỉ muốn duy trì sức cạnh tranh của mình, tránh trở thành chỗ dựa cho các nước châu Âu khác”.
Ông Soros cảnh báo, việc giảm mạnh thâm hụt ngân sách có thể khiến tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại hoặc rơi vào đáy suy thoái lần 2. Theo ông, nước Đức vẫn mê muội cắt giảm nợ công, coi Hiệp ước Maastricht là thứ phải tuân theo nghiêm ngặt, không được sửa đổi.
Hiệp ước Maastricht bắt đầu có hiệu lực từ 1/11/1993, tạo nền móng vững chắc cho việc ra mắt chính thức Eurozone hôm 1/1/1999. Hiệp ước này xác định giới hạn thâm hụt ngân sách và nợ công đối với các nước thành viên Eurozone.
“Bằng việc duy trì các chính sách thuận theo chu kỳ, Đức đang đe dọa Liên minh Châu Âu”, ông Soros nhấn mạnh. Ông cũng nói khó có thể dự tính được các quốc gia liên quan sẽ chịu những ảnh hưởng như thế nào.
Thủ tướng Đức Angela Merkel mới đây đã công bố kế hoạch cắt giảm ngân sách 80 tỷ Euro, tương đương khoảng 107 tỷ USD, trong 4 năm. Bà hy vọng, kế hoạch này sẽ đưa thâm hụt ngân sách của Đức đến năm 2013, sẽ xuống dưới mức quy định của châu Âu.
Ông George Soros cho rằng, việc Đức kiên trì theo đuổi chính sách thắt lưng buộc bụng có thể dẫn tới tình trạng giảm phát và đe dọa toàn bộ Liên minh châu Âu (EU).
“Với tư cách là nước mạnh nhất, uy tín nhất ở khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), Đức đang giữ vai trò điều khiển khu vực này”, ông Soros nhận định.
“Vì thế, về mặt khách quan, Đức quyết định các chính sách tài chính và kinh tế vĩ mô của Eurozone. Tuy nhiên, về mặt chủ quan, nước này lại không ý thức được rằng, nếu các nước thành viên định noi theo Đức, họ sẽ đẩy khu vực này vào vòng xoáy giảm phát”.
Tháng trước, các nhà hoạch định chính sách châu Âu đã nhất trí về kế hoạch cứu trợ Eurozone, theo đó, các nước được nhận viện trợ phải thực hiện thắt chặt tài chính. Hy Lạp, Tây Ban Nha, Italy và Bồ Đào Nha đã cam kết giảm mạnh thâm hụt ngân sách.
“Nước Đức đã đóng vai trò chính khiến đồng Euro rơi vào khủng hoảng”, ông Soros nhận xét. “Điều không may là, Đức vẫn chưa ý thức được họ đang làm gì. Họ không kỳ vọng áp đặt quan điểm riêng cho châu Âu, mà chỉ muốn duy trì sức cạnh tranh của mình, tránh trở thành chỗ dựa cho các nước châu Âu khác”.
Ông Soros cảnh báo, việc giảm mạnh thâm hụt ngân sách có thể khiến tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại hoặc rơi vào đáy suy thoái lần 2. Theo ông, nước Đức vẫn mê muội cắt giảm nợ công, coi Hiệp ước Maastricht là thứ phải tuân theo nghiêm ngặt, không được sửa đổi.
Hiệp ước Maastricht bắt đầu có hiệu lực từ 1/11/1993, tạo nền móng vững chắc cho việc ra mắt chính thức Eurozone hôm 1/1/1999. Hiệp ước này xác định giới hạn thâm hụt ngân sách và nợ công đối với các nước thành viên Eurozone.
“Bằng việc duy trì các chính sách thuận theo chu kỳ, Đức đang đe dọa Liên minh Châu Âu”, ông Soros nhấn mạnh. Ông cũng nói khó có thể dự tính được các quốc gia liên quan sẽ chịu những ảnh hưởng như thế nào.
Thủ tướng Đức Angela Merkel mới đây đã công bố kế hoạch cắt giảm ngân sách 80 tỷ Euro, tương đương khoảng 107 tỷ USD, trong 4 năm. Bà hy vọng, kế hoạch này sẽ đưa thâm hụt ngân sách của Đức đến năm 2013, sẽ xuống dưới mức quy định của châu Âu.