“Đừng để khách bỏ đi vì chủ nhà chậm mở cửa”
"Các bạn nên nhớ, nhà đầu tư giống như một người khách lặn lội đường xa mang đến tận cửa nhà bạn nhiều vali đựng đầy tiền"
Sau khi dự lễ và cắt băng khánh thành hai nhà máy đầu tiên trong dự án đầu tư 1 tỷ USD của Tập đoàn Nidec - tập đoàn cơ khí chính xác và công nghệ cao hàng đầu của Nhật Bản - vào Khu công nghệ cao Tp.HCM (SHTP), ông Shigenobu Nagamori, Chủ tịch Tập đoàn Nidec toàn cầu, đã có buổi nói chuyện thẳng thắn, cởi mở với báo giới.
Ông nói:
- Ngày hôm qua, tôi có buổi hội kiến với ông Nguyễn Văn Đua, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Tp.HCM và tôi có ấn tượng rất đặc biệt về ông ấy. Đó là một người lãnh đạo còn rất trẻ, rất năng nổ, nhiệt tình. Ông ấy lắng nghe tôi một cách chăm chú và trọng thị.
Tôi đã từng đi nhiều nơi, gặp nhiều nhà lãnh đạo. Thông thường, những nhà lãnh đạo trẻ tôi đã gặp thích nói về mình, nói nhiều và ít khi chịu chú ý lắng nghe người khác nói. Có lẽ vì thế mà tôi thật sự ấn tượng khi thấy ông Đua chú ý nghe tôi nói một cách tôn trọng, kể cả khi tôi thẳng thắn đưa ra nhiều nhận xét rất “khó nghe”.
Khi đến lượt mình, ông Đua cũng không nói gì về bản thân mà chỉ trao đổi, bàn bạc với tôi cách tháo gỡ tốt nhất những vướng mắc của nhà đầu tư - mà cụ thể là tôi - đã đặt ra. Xin nói rõ với cô, chúng tôi đầu tư ở rất nhiều nơi trên thế giới và cuối cùng chúng tôi rút ra nhận định: hễ nơi nào chúng tôi đầu tư thành công thì nơi đó luôn có một đội ngũ lãnh đạo trẻ, biết lắng nghe và luôn nỗ lực tìm cách giải quyết mọi vấn đề ách tắc một cách tích cực nhất, trong thời gian nhanh nhất.
Hơn một năm trước, khi Nidec chính thức công bố quyết định tăng vốn đầu tư lên 1 tỷ USD vào SHTP, ông đã từng tỏ ý lo ngại sự rườm rà của thủ tục hành chính tại Việt Nam sẽ làm chậm tiến độ xây dựng các dự án, ảnh hưởng đến quyền lợi của cả hai phía, nhất là phía Việt Nam. Có vẻ như đến thời điểm này, sự lo ngại đó trong ông vẫn còn khá nặng nề?
Nhà máy Nidec Corporation Việt Nam và Nidec Sankyo khánh thành và chính thức đi vào hoạt động chậm 6 tháng so với dự kiến. Nguyên nhân chính là vì thủ tục phía Việt Nam bị ách tắc ở đâu đó. Mới hôm qua thôi, đặt chân đến sân bay Việt Nam, dù được làm thủ tục nhập cảnh diện khách VIP, tôi vẫn phải chờ đợi mất 25 phút!
Trong khi đó, khi tôi đến Trung Quốc hoặc một số quốc gia khác tại khu vực Đông Nam Á hay châu Á, thủ tục nhập cảnh được thực hiện hết sức nhanh chóng. Các bạn phải có quyết tâm và nỗ lực cao nhất để tháo gỡ tồn tại này nhằm hỗ trợ đắc lực cho nhà đầu tư, tạo cho nhà đầu tư sự an tâm.
Các bạn nên nhớ, nhà đầu tư giống như một người khách lặn lội đường xa mang đến tận cửa nhà bạn nhiều vali đựng đầy tiền. Đến trước cửa nhà bạn rồi, ngoài trời thì nắng nóng, người mỏi mệt mà chờ hoài chủ nhà chưa chịu mở cửa. Người khách ấy làm sao chờ được, phải bỏ đi thôi!
Việc Nidec và các đối tác chiến lược khác biết đến tiềm năng đầu tư tại Tp.HCM là có sự giới thiệu đầy uy tín cùng sự giúp đỡ tận tình của ông. Vì sao ông làm điều đó? Sự nhạy cảm kinh doanh của một doanh nhân giàu kinh nghiệm mách với ông đây là môi trường đầu tư nhiều hứa hẹn hay vì ông có những tình cảm đặc biệt với đất nước Việt Nam, với Tp.HCM?
Thật tình mà nói, trước đây, tôi không chú ý gì đến việc đầu tư vào Việt Nam. Cách đây 10 - 11 năm, tôi có một nhà máy nhỏ, rất nhỏ trong Khu chế xuất Tân Thuận.
Lúc ấy, mọi thủ tục hành chính, đầu tư của Việt Nam hết sức phức tạp, gây nhiều khó khăn cho nhà đầu tư. Tôi đã bỏ mặc nhà máy một thời gian rất dài và bỏ hẳn ý định mở rộng đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên, điều đó đã thay đổi sau khi tôi gặp ông Nguyễn Minh Triết, lúc đó còn là Bí thư Thành ủy Tp.HCM, trong lần ông sang Nhật và đến thăm một nhà máy của tôi ở Kyoto.
Trong lần gặp đó, tôi đã nói với ông Triết lý do vì sao tôi không tiếp tục đầu tư ở Tp.HCM, trong đó tôi nhấn mạnh đến những khó khăn do thủ tục hành chính quá rườm rà mà tôi đã gặp phải. Tôi ngạc nhiên khi thấy ông Triết không hề khó chịu trước những lời thẳng thắn của tôi mà vui vẻ lắng nghe và nghe rất chăm chú. Không lâu sau đó, những vướng mắc mà tôi đã trình bày với ông đều được giải quyết.
Tôi có vài lần gặp lại ông Nguyễn Minh Triết. Những lần gặp ấy, ông đều đón tiếp tôi rất chân tình và chăm chú nghe tôi nói về những vấn đề nhà đầu tư đặt ra. Quan trọng nhất là sau đó, những vướng mắc mà tôi đặt ra đều được giải quyết nhanh chóng, hiệu quả. Chính cách cư xử và giải quyết vấn đề ấy của ông Triết làm tôi thấy an tâm và thay đổi suy nghĩ của mình. Tôi quyết định mở rộng đầu tư vào Việt Nam.
Hôm qua, khi hội kiến với ông Nguyễn Văn Đua, một lần nữa tôi thấy yên tâm khi ông ấy hành xử cũng tương tự như vị Bí thư cũ, nay đã là Chủ tịch nước. Tuy nhiên, tôi cũng đang mong chờ vị Phó bí thư này làm được như ông Triết, tức là không chỉ biết lắng nghe mà còn có cách giải quyết nhanh, hiệu quả những vướng mắc đang trói buộc nhà đầu tư tại Tp.HCM một cách bất hợp lý hiện nay.
Hiện nay, Nidec có mặt tại nhiều nước trong khu vực châu Á. Và ở những nước mà chúng tôi đã đầu tư, hầu hết đều có những vấn đề tương tự như Việt Nam. Quan điểm của chúng tôi là với những điều kiện đầu tư như nhau, nơi nào có mối quan hệ giữa người với người - người Nhật chúng tôi thường gọi là Ningen Kankei, quan hệ nhân gian – thật tốt, thật chân tình, chúng tôi sẽ chấp nhận đầu tư dù đôi khi cũng phải chịu đựng.
Vừa rồi tôi có nói đến thủ tục đầu tư của Việt Nam quá rườm rà, gây khó cho nhà đầu tư. Chúng tôi hiện đang phải chịu đựng điều đó. Tuy nhiên, Việt Nam lại có những nhân tố tích cực khác quan trọng hơn, ví dụ như bản chất cần cù, chịu học, thích sáng tạo của người lao động Việt Nam, sự lắng nghe, quyết tâm hợp tác và nỗ lực tháo gỡ những vướng mắc của các cấp chính quyền Việt Nam…
Đấy là những tố chất cơ bản. Tôi tin rằng rồi đây những tố chất tích cực ấy sẽ thắng và khi đó, quan hệ hợp tác của chúng ta sẽ tốt đẹp hơn. Tôi vẫn nói với các nhà đầu tư khác: đầu tư vào Việt Nam nếu biết chịu đựng và có niềm tin vào các tố chất tích cực tại Việt Nam, sẽ thành công.
Tập đoàn Nidec do tôi sáng lập bắt đầu từ một cơ sở sản xuất rất nhỏ. Sở dĩ nó phát triển được như ngày nay là do tôi quyết đoán, luôn nhìn nhận các vấn đề một cách khoa học, chín chắn và vững tin vào cách nhìn ấy của mình.
Trong kế hoạch triển khai dự án đầu tư 1 tỷ USD vào SHTP, Nidec dự kiến đến năm 2010 sẽ có tổng cộng 5 nhà máy hoạt động tại khu vực này. Vậy sau Nidec Corporation Việt Nam và Nidec Sankyo sẽ là nhà máy nào nữa được khởi công, thưa ông?
Không chỉ 5 mà sẽ là 10 nhà máy có mặt tại Việt Nam nếu sự hợp tác lần này của hai bên suôn sẻ, mưa thuận gió hòa.
Tiền đã có sẵn rồi, chúng tôi đang chờ xem sau khi khánh thành và đi vào hoạt động, các thủ tục từ phía Việt Nam liên quan đến sản xuất và tiêu thụ hàng hóa của nhà máy có ổn định, hợp lý không; sản phẩm có đáp ứng tốt yêu cầu của thị trường không; thủ tục hải quan của Việt Nam có nhanh chóng để sản phẩm của nhà máy nhanh chóng tiếp cận thị trường không… để quyết định xem khi nào triển khai tiếp việc xây dựng các nhà máy còn lại.
Thật ra, hai nhà máy mới khánh thành dù đã là hi-tech nhưng vẫn là hi-tech ở cấp độ thấp. Chúng tôi mong muốn nhanh chóng chuyển giao cho Việt Nam những hi-tech ở mức cao hơn nữa tại các nhà máy sẽ xây dựng sau này.
Chúng tôi luôn sẵn sàng nhưng việc dự án đầu tư 1 tỷ USD vào SHTP từ nay đến năm 2010 có triển khai đúng kế hoạch hay không, không phải chỉ phía chúng tôi nỗ lực là đủ mà phải là sự nỗ lực từ cả hai phía.
Tại Trung Quốc, mức đầu tư của Nidec vào đây từ chỗ bằng 0 lên đến 1 tỷ USD chỉ mất có 4 năm rưỡi so với kế hoạch dự kiến là 6 năm nhờ chính quyền Bắc Kinh quyết tâm cao và nỗ lực hết mình giải quyết tất cả những vướng mắc của nhà đầu tư. Tôi mong Việt Nam cũng sẽ rút ngắn thời gian bằng cách đó.
Nằm trong kế hoạch đầu tư 1 tỷ USD vào Việt Nam, Nidec cũng có kế hoạch đưa sang Nhật nhiều kỹ sư, cán bộ kỹ thuật của Việt Nam để đào tạo công tác quản lý và vận hành các nhà máy của Nidec tại Việt Nam sau này. Đây sẽ là bước chuyển giao công nghệ quy mô lớn nhất tại Việt Nam từ trước đến nay trong lĩnh vực công nghệ cao. Ông nghĩ sao về điều này?
Thời gian qua, tại các nhà máy hiện hữu của Nidec trong Khu chế xuất Tân Thuận, mỗi năm có khoảng vài chục em được gửi sang Nhật để học tập, nghiên cứu về kỹ năng quản lý, vận hành. Sắp tới, chúng tôi sẽ tiếp tục đào tạo cho cán bộ kỹ thuật, kỹ sư Việt Nam làm việc tại các nhà máy của Nidec ở Việt Nam với số lượng lớn hơn, như đã từng làm tại Trung Quốc.
Chúng tôi muốn thông qua các lớp đào tạo này chuyển giao kỹ thuật công nghệ cho Việt Nam. Các lớp đào tạo của chúng tôi nếu dài hạn là 2 năm, còn ngắn hạn là 3 tháng. Công tác đào tạo của chúng tôi đảm bảo cho các em khi trở về có đầy đủ khả năng quản lý và vận hành công nghệ của Nidec một cách tốt nhất.
Thời gian qua, tại Trung Quốc, chúng tôi đã đào tạo được 6.000 trên tổng số 45.000 lao động theo cách này và tất cả các em khi trở về đều là những lao động, quản lý có tay nghề rất cao, có khả năng truyền thụ tốt cho những em khác.
Với chúng tôi, đây là vấn đề quan trọng nhất khi tham gia đầu tư ở một nơi nào đó. Thu hút đầu tư đừng chỉ quan tâm đến số vốn đầu tư nhiều hay ít, số lượng công ăn việc làm tạo ra được cho người lao động mà hãy hết sức chú ý đến trình độ công nghệ, kỹ thuật mà nhà đầu tư mang lại bởi chính công nghệ và kỹ thuật mới đem lại cho Việt Nam phương tiện quan trọng phát triển nền kinh tế.
Cần phân biệt các nhà đầu tư này với những nhà đầu tư chỉ tìm kiếm đất đầu tư vì mục tiêu tìm nơi có giá nhân công rẻ nhằm hạ giá thành sản phẩm. Những nhà đầu tư ấy sẽ dễ biến nơi đầu tư thành một xưởng gia công vĩ đại và khi giá nhân công cao, họ đóng cửa nhà máy, nền kinh tế của nước sở tại bị hụt hẫng.
Singapore, Thái Lan, Malaysia… - những nơi thu hút đầu tư mạnh trước đây - nay giá nhân công tăng cao, nhiều nhà đầu tư đang chuyển hướng sang Trung Quốc và Việt Nam. Các bạn nên hết sức cảnh giác trong lựa chọn nhà đầu tư. Chỉ có các nhà đầu tư chiều sâu, đầu tư và chuyển giao công nghệ mới thật sự cần cho kinh tế Việt Nam.
Nếu các bạn không phân biệt được điều này và không có sự lựa chọn hợp lý, trong tương lai, các bạn có thể sẽ gặp nhiều khó khăn.
Ông nói:
- Ngày hôm qua, tôi có buổi hội kiến với ông Nguyễn Văn Đua, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Tp.HCM và tôi có ấn tượng rất đặc biệt về ông ấy. Đó là một người lãnh đạo còn rất trẻ, rất năng nổ, nhiệt tình. Ông ấy lắng nghe tôi một cách chăm chú và trọng thị.
Tôi đã từng đi nhiều nơi, gặp nhiều nhà lãnh đạo. Thông thường, những nhà lãnh đạo trẻ tôi đã gặp thích nói về mình, nói nhiều và ít khi chịu chú ý lắng nghe người khác nói. Có lẽ vì thế mà tôi thật sự ấn tượng khi thấy ông Đua chú ý nghe tôi nói một cách tôn trọng, kể cả khi tôi thẳng thắn đưa ra nhiều nhận xét rất “khó nghe”.
Khi đến lượt mình, ông Đua cũng không nói gì về bản thân mà chỉ trao đổi, bàn bạc với tôi cách tháo gỡ tốt nhất những vướng mắc của nhà đầu tư - mà cụ thể là tôi - đã đặt ra. Xin nói rõ với cô, chúng tôi đầu tư ở rất nhiều nơi trên thế giới và cuối cùng chúng tôi rút ra nhận định: hễ nơi nào chúng tôi đầu tư thành công thì nơi đó luôn có một đội ngũ lãnh đạo trẻ, biết lắng nghe và luôn nỗ lực tìm cách giải quyết mọi vấn đề ách tắc một cách tích cực nhất, trong thời gian nhanh nhất.
Hơn một năm trước, khi Nidec chính thức công bố quyết định tăng vốn đầu tư lên 1 tỷ USD vào SHTP, ông đã từng tỏ ý lo ngại sự rườm rà của thủ tục hành chính tại Việt Nam sẽ làm chậm tiến độ xây dựng các dự án, ảnh hưởng đến quyền lợi của cả hai phía, nhất là phía Việt Nam. Có vẻ như đến thời điểm này, sự lo ngại đó trong ông vẫn còn khá nặng nề?
Nhà máy Nidec Corporation Việt Nam và Nidec Sankyo khánh thành và chính thức đi vào hoạt động chậm 6 tháng so với dự kiến. Nguyên nhân chính là vì thủ tục phía Việt Nam bị ách tắc ở đâu đó. Mới hôm qua thôi, đặt chân đến sân bay Việt Nam, dù được làm thủ tục nhập cảnh diện khách VIP, tôi vẫn phải chờ đợi mất 25 phút!
Trong khi đó, khi tôi đến Trung Quốc hoặc một số quốc gia khác tại khu vực Đông Nam Á hay châu Á, thủ tục nhập cảnh được thực hiện hết sức nhanh chóng. Các bạn phải có quyết tâm và nỗ lực cao nhất để tháo gỡ tồn tại này nhằm hỗ trợ đắc lực cho nhà đầu tư, tạo cho nhà đầu tư sự an tâm.
Các bạn nên nhớ, nhà đầu tư giống như một người khách lặn lội đường xa mang đến tận cửa nhà bạn nhiều vali đựng đầy tiền. Đến trước cửa nhà bạn rồi, ngoài trời thì nắng nóng, người mỏi mệt mà chờ hoài chủ nhà chưa chịu mở cửa. Người khách ấy làm sao chờ được, phải bỏ đi thôi!
Việc Nidec và các đối tác chiến lược khác biết đến tiềm năng đầu tư tại Tp.HCM là có sự giới thiệu đầy uy tín cùng sự giúp đỡ tận tình của ông. Vì sao ông làm điều đó? Sự nhạy cảm kinh doanh của một doanh nhân giàu kinh nghiệm mách với ông đây là môi trường đầu tư nhiều hứa hẹn hay vì ông có những tình cảm đặc biệt với đất nước Việt Nam, với Tp.HCM?
Thật tình mà nói, trước đây, tôi không chú ý gì đến việc đầu tư vào Việt Nam. Cách đây 10 - 11 năm, tôi có một nhà máy nhỏ, rất nhỏ trong Khu chế xuất Tân Thuận.
Lúc ấy, mọi thủ tục hành chính, đầu tư của Việt Nam hết sức phức tạp, gây nhiều khó khăn cho nhà đầu tư. Tôi đã bỏ mặc nhà máy một thời gian rất dài và bỏ hẳn ý định mở rộng đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên, điều đó đã thay đổi sau khi tôi gặp ông Nguyễn Minh Triết, lúc đó còn là Bí thư Thành ủy Tp.HCM, trong lần ông sang Nhật và đến thăm một nhà máy của tôi ở Kyoto.
Trong lần gặp đó, tôi đã nói với ông Triết lý do vì sao tôi không tiếp tục đầu tư ở Tp.HCM, trong đó tôi nhấn mạnh đến những khó khăn do thủ tục hành chính quá rườm rà mà tôi đã gặp phải. Tôi ngạc nhiên khi thấy ông Triết không hề khó chịu trước những lời thẳng thắn của tôi mà vui vẻ lắng nghe và nghe rất chăm chú. Không lâu sau đó, những vướng mắc mà tôi đã trình bày với ông đều được giải quyết.
Tôi có vài lần gặp lại ông Nguyễn Minh Triết. Những lần gặp ấy, ông đều đón tiếp tôi rất chân tình và chăm chú nghe tôi nói về những vấn đề nhà đầu tư đặt ra. Quan trọng nhất là sau đó, những vướng mắc mà tôi đặt ra đều được giải quyết nhanh chóng, hiệu quả. Chính cách cư xử và giải quyết vấn đề ấy của ông Triết làm tôi thấy an tâm và thay đổi suy nghĩ của mình. Tôi quyết định mở rộng đầu tư vào Việt Nam.
Hôm qua, khi hội kiến với ông Nguyễn Văn Đua, một lần nữa tôi thấy yên tâm khi ông ấy hành xử cũng tương tự như vị Bí thư cũ, nay đã là Chủ tịch nước. Tuy nhiên, tôi cũng đang mong chờ vị Phó bí thư này làm được như ông Triết, tức là không chỉ biết lắng nghe mà còn có cách giải quyết nhanh, hiệu quả những vướng mắc đang trói buộc nhà đầu tư tại Tp.HCM một cách bất hợp lý hiện nay.
Hiện nay, Nidec có mặt tại nhiều nước trong khu vực châu Á. Và ở những nước mà chúng tôi đã đầu tư, hầu hết đều có những vấn đề tương tự như Việt Nam. Quan điểm của chúng tôi là với những điều kiện đầu tư như nhau, nơi nào có mối quan hệ giữa người với người - người Nhật chúng tôi thường gọi là Ningen Kankei, quan hệ nhân gian – thật tốt, thật chân tình, chúng tôi sẽ chấp nhận đầu tư dù đôi khi cũng phải chịu đựng.
Vừa rồi tôi có nói đến thủ tục đầu tư của Việt Nam quá rườm rà, gây khó cho nhà đầu tư. Chúng tôi hiện đang phải chịu đựng điều đó. Tuy nhiên, Việt Nam lại có những nhân tố tích cực khác quan trọng hơn, ví dụ như bản chất cần cù, chịu học, thích sáng tạo của người lao động Việt Nam, sự lắng nghe, quyết tâm hợp tác và nỗ lực tháo gỡ những vướng mắc của các cấp chính quyền Việt Nam…
Đấy là những tố chất cơ bản. Tôi tin rằng rồi đây những tố chất tích cực ấy sẽ thắng và khi đó, quan hệ hợp tác của chúng ta sẽ tốt đẹp hơn. Tôi vẫn nói với các nhà đầu tư khác: đầu tư vào Việt Nam nếu biết chịu đựng và có niềm tin vào các tố chất tích cực tại Việt Nam, sẽ thành công.
Tập đoàn Nidec do tôi sáng lập bắt đầu từ một cơ sở sản xuất rất nhỏ. Sở dĩ nó phát triển được như ngày nay là do tôi quyết đoán, luôn nhìn nhận các vấn đề một cách khoa học, chín chắn và vững tin vào cách nhìn ấy của mình.
Trong kế hoạch triển khai dự án đầu tư 1 tỷ USD vào SHTP, Nidec dự kiến đến năm 2010 sẽ có tổng cộng 5 nhà máy hoạt động tại khu vực này. Vậy sau Nidec Corporation Việt Nam và Nidec Sankyo sẽ là nhà máy nào nữa được khởi công, thưa ông?
Không chỉ 5 mà sẽ là 10 nhà máy có mặt tại Việt Nam nếu sự hợp tác lần này của hai bên suôn sẻ, mưa thuận gió hòa.
Tiền đã có sẵn rồi, chúng tôi đang chờ xem sau khi khánh thành và đi vào hoạt động, các thủ tục từ phía Việt Nam liên quan đến sản xuất và tiêu thụ hàng hóa của nhà máy có ổn định, hợp lý không; sản phẩm có đáp ứng tốt yêu cầu của thị trường không; thủ tục hải quan của Việt Nam có nhanh chóng để sản phẩm của nhà máy nhanh chóng tiếp cận thị trường không… để quyết định xem khi nào triển khai tiếp việc xây dựng các nhà máy còn lại.
Thật ra, hai nhà máy mới khánh thành dù đã là hi-tech nhưng vẫn là hi-tech ở cấp độ thấp. Chúng tôi mong muốn nhanh chóng chuyển giao cho Việt Nam những hi-tech ở mức cao hơn nữa tại các nhà máy sẽ xây dựng sau này.
Chúng tôi luôn sẵn sàng nhưng việc dự án đầu tư 1 tỷ USD vào SHTP từ nay đến năm 2010 có triển khai đúng kế hoạch hay không, không phải chỉ phía chúng tôi nỗ lực là đủ mà phải là sự nỗ lực từ cả hai phía.
Tại Trung Quốc, mức đầu tư của Nidec vào đây từ chỗ bằng 0 lên đến 1 tỷ USD chỉ mất có 4 năm rưỡi so với kế hoạch dự kiến là 6 năm nhờ chính quyền Bắc Kinh quyết tâm cao và nỗ lực hết mình giải quyết tất cả những vướng mắc của nhà đầu tư. Tôi mong Việt Nam cũng sẽ rút ngắn thời gian bằng cách đó.
Nằm trong kế hoạch đầu tư 1 tỷ USD vào Việt Nam, Nidec cũng có kế hoạch đưa sang Nhật nhiều kỹ sư, cán bộ kỹ thuật của Việt Nam để đào tạo công tác quản lý và vận hành các nhà máy của Nidec tại Việt Nam sau này. Đây sẽ là bước chuyển giao công nghệ quy mô lớn nhất tại Việt Nam từ trước đến nay trong lĩnh vực công nghệ cao. Ông nghĩ sao về điều này?
Thời gian qua, tại các nhà máy hiện hữu của Nidec trong Khu chế xuất Tân Thuận, mỗi năm có khoảng vài chục em được gửi sang Nhật để học tập, nghiên cứu về kỹ năng quản lý, vận hành. Sắp tới, chúng tôi sẽ tiếp tục đào tạo cho cán bộ kỹ thuật, kỹ sư Việt Nam làm việc tại các nhà máy của Nidec ở Việt Nam với số lượng lớn hơn, như đã từng làm tại Trung Quốc.
Chúng tôi muốn thông qua các lớp đào tạo này chuyển giao kỹ thuật công nghệ cho Việt Nam. Các lớp đào tạo của chúng tôi nếu dài hạn là 2 năm, còn ngắn hạn là 3 tháng. Công tác đào tạo của chúng tôi đảm bảo cho các em khi trở về có đầy đủ khả năng quản lý và vận hành công nghệ của Nidec một cách tốt nhất.
Thời gian qua, tại Trung Quốc, chúng tôi đã đào tạo được 6.000 trên tổng số 45.000 lao động theo cách này và tất cả các em khi trở về đều là những lao động, quản lý có tay nghề rất cao, có khả năng truyền thụ tốt cho những em khác.
Với chúng tôi, đây là vấn đề quan trọng nhất khi tham gia đầu tư ở một nơi nào đó. Thu hút đầu tư đừng chỉ quan tâm đến số vốn đầu tư nhiều hay ít, số lượng công ăn việc làm tạo ra được cho người lao động mà hãy hết sức chú ý đến trình độ công nghệ, kỹ thuật mà nhà đầu tư mang lại bởi chính công nghệ và kỹ thuật mới đem lại cho Việt Nam phương tiện quan trọng phát triển nền kinh tế.
Cần phân biệt các nhà đầu tư này với những nhà đầu tư chỉ tìm kiếm đất đầu tư vì mục tiêu tìm nơi có giá nhân công rẻ nhằm hạ giá thành sản phẩm. Những nhà đầu tư ấy sẽ dễ biến nơi đầu tư thành một xưởng gia công vĩ đại và khi giá nhân công cao, họ đóng cửa nhà máy, nền kinh tế của nước sở tại bị hụt hẫng.
Singapore, Thái Lan, Malaysia… - những nơi thu hút đầu tư mạnh trước đây - nay giá nhân công tăng cao, nhiều nhà đầu tư đang chuyển hướng sang Trung Quốc và Việt Nam. Các bạn nên hết sức cảnh giác trong lựa chọn nhà đầu tư. Chỉ có các nhà đầu tư chiều sâu, đầu tư và chuyển giao công nghệ mới thật sự cần cho kinh tế Việt Nam.
Nếu các bạn không phân biệt được điều này và không có sự lựa chọn hợp lý, trong tương lai, các bạn có thể sẽ gặp nhiều khó khăn.