11:32 07/04/2009

Dựng khung kiểm soát các tổ chức kinh doanh chứng khoán

Hoàng Vũ

Bộ Tài chính đang xây dựng các tiêu chí xác định các tổ chức kinh doanh chứng khoán bị đặt vào tình trạng kiểm soát hoạt động

Trong thời gian bị đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt, tổ chức kinh doanh chứng khoán bị kiểm soát đặc biệt không được lập thêm phòng giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện, mở rộng địa bàn hoạt động, bổ sung nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán.
Trong thời gian bị đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt, tổ chức kinh doanh chứng khoán bị kiểm soát đặc biệt không được lập thêm phòng giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện, mở rộng địa bàn hoạt động, bổ sung nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán.
Bộ Tài chính đang xây dựng các tiêu chí xác định các tổ chức kinh doanh chứng khoán bị đặt vào tình trạng kiểm soát hoạt động.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa giới thiệu dự thảo lần 1 Thông tư hướng dẫn về các tỷ lệ an toàn tài chính, giải thể, phá sản của các tổ chức kinh doanh chứng khoán.

Theo nội dung dự thảo, các tổ chức kinh doanh chứng khoán sẽ bị đặt vào tình trạng kiểm soát hoạt động khi thuộc một trong các trường hợp: có tỷ lệ an toàn vốn xuống dưới 4.0; tỷ lệ an toàn hoạt động xuống dưới 2.0; lỗ gộp vượt 30% vốn điều lệ; vốn khả dụng xuống dưới 200% mức quy định theo quy định tại Luật Chứng khoán.

Trong đó, tỷ lệ an toàn vốn được xác định bằng (=) vốn thanh khoản / tổng giá trị rủi ro, bao gồm rủi ro nghiệp vụ, rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng và rủi ro tập trung; tỷ lệ an toàn hoạt động bằng (=) vốn cơ bản của chủ sở hữu / rủi ro nghiệp vụ.

Trong trường hợp bị đặt vào tình trạng kiểm soát, tổ chức kinh doanh chứng khoán phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước định kỳ hai tuần một lần, trước 15h ngày 15 hàng tháng (hoặc ngày giao dịch gần nhất trước ngày 15) và ngày giao dịch cuối cùng của tháng.

Trong thời gian bị đặt trong tình trạng kiểm soát hoạt động, tổ chức kinh doanh chứng khoán bị kiểm soát không được lập thêm phòng giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện, mở rộng địa bàn hoạt động, bổ sung nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán.

Trong thời hạn tối đa là 3 tháng kể từ ngày bị đặt vào tình trạng kiểm soát hoạt động, tổ chức kinh doanh chứng khoán phải điều chỉnh hoạt động để khắc phục tình trạng kiểm soát hoạt động.

Cũng theo dự thảo thông tư trên, các tổ chức kinh doanh chứng khoán sẽ bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt khi rơi vào một trong các trường hợp: có tỷ lệ an toàn vốn xuống dưới 2,0; tỷ lệ an toàn hoạt động xuống dưới 1,5; lỗ gộp vượt 40% vốn điều lệ; vốn khả dụng xuống dưới 150% mức quy định theo quy định tại Luật Chứng khoán; tổ chức kinh doanh chứng khoán không khắc phục được tình trạng bị kiểm soát hoạt động theo quy định nói trên.

Tổ chức kinh doanh chứng khoán trong tình trạng kiểm soát đặc biệt phải chịu chi phí thẩm định mức độ an toàn vốn trả cho tổ chức kiểm toán độc lập. Mức phí phải hợp lý và phải được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận; phải báo cáo Ủy ban định kỳ trước 15h hàng ngày về tỷ lệ an toàn vốn và các mức rủi ro.

Trong thời gian bị đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt, tổ chức kinh doanh chứng khoán bị kiểm soát đặc biệt không được lập thêm phòng giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện, mở rộng địa bàn hoạt động, bổ sung nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán.

Và trong thời hạn tối đa là 1 tháng kể từ ngày bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, tổ chức kinh doanh chứng khoán phải lập và gửi cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phương án khắc phục tình trạng kiểm soát đặc biệt. Trường hợp cần thiết, Ủy ban Chứng khoán có thể gia hạn thời hạn xây dựng phương án này, không quá 30 ngày.

Đối với các trường hợp có tình hình hoạt động không đảm bảo được các yêu cầu, không khắc phục được theo các quy định trên sẽ bị đình chỉ một, một số hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh chứng khoán, hoặc bị rút hoặc tự nguyên rút bớt nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán.

Cụ thể, những trường hợp trên được xác định khi hết thời hạn kiểm soát đặc biệt mà không khắc phục được tình trạng kiểm soát đặc biệt; có tỷ lệ an toàn vốn xuống dưới 1,2; tỷ lệ an toàn hoạt động xuống dưới 1,2; lỗ gộp vượt 50% vốn điều lệ; vốn khả dụng xuống dưới 120% mức quy định theo quy định tại Luật Chứng khoán; hoặc vi phạm các quy định khác tại khoản 1 Điều 70 Luật Chứng khoán.

Tuy theo các thời hạn đối với các trường hợp cụ thể, nếu các tổ chức kinh doanh chứng khoán không khắc phục được tình trạng bị đình chỉ hoạt động và không đảm bảo an toàn duy trì các tỷ lệ an toàn hoạt động sẽ bị thu hồi giấy phép.