Đường sắt đô thị Hà Nội sẽ dùng thẻ vé điện tử
UBND thành phố Hà Nội vừa chấp thuận đề xuất sử dụng công nghệ thẻ vé điện tử đối với tuyến đường sắt đô thị
UBND thành phố Hà Nội vừa chấp thuận đề xuất sử dụng công nghệ thẻ vé điện tử đối với tuyến đường sắt đô thị khi dự án này đi vào hoạt động trong thời gian tới.
Theo đó, Phó chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Văn Khôi yêu cầu Ban quản lý đường sắt đô thị, Sở Giao thông Vận tải và các đơn vị liên quan nghiên cứu, xây dựng khung chính sách và công nghệ cho thẻ vé điện tử không chỉ cho tuyến đường sắt đô thị mà còn đối với các tuyến buýt, buýt nhanh, taxi…theo hướng đảm bảo giá thành phù hợp, hiệu quả và tiện lợi cho người dân.
Thẻ vé điện tử có thể áp dụng theo hình thức liên tuyến, đa phương tiện vận tải hành khách công cộng, có thể sử dụng một hoặc nhiều lần, trả trước theo ngày, tháng quý…
Đối với gói thầu cung cấp hệ thống vé, UBND Thành phố yêu cầu Ban Quản lý đường sắt đô thị phải kiểm tra, không lấy tiêu chuẩn nhỏ (đầu đọc), tránh tạo ra độc quyền, giá thành cao cho cả hệ thống lớn chung.
Cùng với đó là cần phải có đánh giá của nhà chuyên môn trong nước, độc lập với nhà sản xuất để tránh xung đột lợi ích.
Theo quy hoạch, đến năm 2020, Hà Nội sẽ có từ 5 - 7 tuyến đường sắt đô thị, bao gồm chạy ngầm và trên cao, nối trung tâm Thành phố với các khu vực ngoại thành như Nhổn, Yên Viên, Hà Đông…
Theo đó, Phó chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Văn Khôi yêu cầu Ban quản lý đường sắt đô thị, Sở Giao thông Vận tải và các đơn vị liên quan nghiên cứu, xây dựng khung chính sách và công nghệ cho thẻ vé điện tử không chỉ cho tuyến đường sắt đô thị mà còn đối với các tuyến buýt, buýt nhanh, taxi…theo hướng đảm bảo giá thành phù hợp, hiệu quả và tiện lợi cho người dân.
Thẻ vé điện tử có thể áp dụng theo hình thức liên tuyến, đa phương tiện vận tải hành khách công cộng, có thể sử dụng một hoặc nhiều lần, trả trước theo ngày, tháng quý…
Đối với gói thầu cung cấp hệ thống vé, UBND Thành phố yêu cầu Ban Quản lý đường sắt đô thị phải kiểm tra, không lấy tiêu chuẩn nhỏ (đầu đọc), tránh tạo ra độc quyền, giá thành cao cho cả hệ thống lớn chung.
Cùng với đó là cần phải có đánh giá của nhà chuyên môn trong nước, độc lập với nhà sản xuất để tránh xung đột lợi ích.
Theo quy hoạch, đến năm 2020, Hà Nội sẽ có từ 5 - 7 tuyến đường sắt đô thị, bao gồm chạy ngầm và trên cao, nối trung tâm Thành phố với các khu vực ngoại thành như Nhổn, Yên Viên, Hà Đông…