Duterte cân nhắc rút Philippines khỏi Tòa án Hình sự Quốc tế
“Những người ở Tòa án Hình sự Quốc tế chỉ là những người vô dụng. Nga đã rút khỏi đó rồi. Tôi có thể theo họ"
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte ngày 17/11 tuyên bố có thể theo bước Nga rút khỏi Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC), với lý do các nước phương Tây chỉ trích Manila vì chiến dịch chống ma túy đẫm máu.
Theo tin từ Reuters, ông Duterte đã miêu tả ICC là “vô dụng” và bày tỏ sự giận dữ đối với những cáo buộc phương Tây nhằm vào việc cảnh sát Philippines tiêu diệt các nghi phạm ma túy không thông qua xét xử. Nhà lãnh đạo cho rằng phương Tây không hiểu gì về cuộc chiến chống ma túy mà ông khởi xướng.
Ngoài ra, ông Duterte cũng có ý chỉ trích Liên hiệp quốc không ngăn được các cuộc chiến tranh trên thế giới.
Hôm thứ Tư tuần này, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký vào một sắc lệnh rút chữ ký của Nga khỏi hiệp ước thành lập ICC. Duterte nói ông có thể cân nhắc sẽ hành động tương tự.
“Những người ở ICC chỉ là những người vô dụng. Nga đã rút khỏi đó rồi. Tôi có thể theo họ. Vì sao ư? Chỉ những nước nhỏ như chúng ta là bị hành hạ mà thôi”, ông Duterte nói với các nhà báo trước khi lên đường tới Lima, Peru để tham dự hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC).
Ông Duterte muốn gặp ông Putin tại Lima vào cuối tuần này. Động thái này diễn ra trong bối cảnh Duterte theo đuổi một chính sách đối ngoại độc lập nhằm giảm bớt sự phụ thuộc của Philippines vào đồng minh lâu năm là Mỹ. Thời gian gần đây, ông thường xuyên ca ngợi Nga và Trung Quốc.
Nổi tiếng với những phát ngôn thẳng thừng, ông Duterte đoán rằng Nga rút khỏi ICC vì các cuộc không kích của nước này ở Syria.
“Lý do có thể là gì? Tôi không rõ, có thể là bảo vệ những gì họ đang làm ở Syria, những cuộc ném bom liên tiếp và dân thường bị thiệt mạng”, Tổng thống Philippines nói.
Nga hiện đang đối mặt với sức ép quốc tế về các cuộc không kích của nước này ở Syria. Một số tổ chức nhân quyền và giới chức Mỹ cáo buộc Nga ném bom vào dân thường và các mục tiêu dân sự. Nga một mực bác bỏ những cáo buộc như vậy.
ICC, tổ chức mà Philippines gia nhập vào năm 2011, đã nhận được những lời “khó nghe” từ nhà lãnh đạo ưa nói thẳng của nước này, cũng giống như tất cả những cá nhân và tổ chức bày tỏ sự lo ngại về chiến dịch chống ma túy đã khiến hơn 2.400 người thiệt mạng của Philippines.
Tháng trước, một công tố viên của ICC nói tòa án có trụ sở ở The Hague, Hà Lan này có thể có thẩm quyền truy tố những người gây ra các vụ sát hại nghi phạm ma túy không thông qua xét xử trong chiến dịch của Philippines.
Duterte nói ông cảm thấy phiền vì những lời chỉ trích mà ông nhận được và “chẳng ai chịu lắng nghe” về lý do ông thực hiện chiến dịch chống ma túy, bao gồm cả Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Theo tin từ Reuters, ông Duterte đã miêu tả ICC là “vô dụng” và bày tỏ sự giận dữ đối với những cáo buộc phương Tây nhằm vào việc cảnh sát Philippines tiêu diệt các nghi phạm ma túy không thông qua xét xử. Nhà lãnh đạo cho rằng phương Tây không hiểu gì về cuộc chiến chống ma túy mà ông khởi xướng.
Ngoài ra, ông Duterte cũng có ý chỉ trích Liên hiệp quốc không ngăn được các cuộc chiến tranh trên thế giới.
Hôm thứ Tư tuần này, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký vào một sắc lệnh rút chữ ký của Nga khỏi hiệp ước thành lập ICC. Duterte nói ông có thể cân nhắc sẽ hành động tương tự.
“Những người ở ICC chỉ là những người vô dụng. Nga đã rút khỏi đó rồi. Tôi có thể theo họ. Vì sao ư? Chỉ những nước nhỏ như chúng ta là bị hành hạ mà thôi”, ông Duterte nói với các nhà báo trước khi lên đường tới Lima, Peru để tham dự hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC).
Ông Duterte muốn gặp ông Putin tại Lima vào cuối tuần này. Động thái này diễn ra trong bối cảnh Duterte theo đuổi một chính sách đối ngoại độc lập nhằm giảm bớt sự phụ thuộc của Philippines vào đồng minh lâu năm là Mỹ. Thời gian gần đây, ông thường xuyên ca ngợi Nga và Trung Quốc.
Nổi tiếng với những phát ngôn thẳng thừng, ông Duterte đoán rằng Nga rút khỏi ICC vì các cuộc không kích của nước này ở Syria.
“Lý do có thể là gì? Tôi không rõ, có thể là bảo vệ những gì họ đang làm ở Syria, những cuộc ném bom liên tiếp và dân thường bị thiệt mạng”, Tổng thống Philippines nói.
Nga hiện đang đối mặt với sức ép quốc tế về các cuộc không kích của nước này ở Syria. Một số tổ chức nhân quyền và giới chức Mỹ cáo buộc Nga ném bom vào dân thường và các mục tiêu dân sự. Nga một mực bác bỏ những cáo buộc như vậy.
ICC, tổ chức mà Philippines gia nhập vào năm 2011, đã nhận được những lời “khó nghe” từ nhà lãnh đạo ưa nói thẳng của nước này, cũng giống như tất cả những cá nhân và tổ chức bày tỏ sự lo ngại về chiến dịch chống ma túy đã khiến hơn 2.400 người thiệt mạng của Philippines.
Tháng trước, một công tố viên của ICC nói tòa án có trụ sở ở The Hague, Hà Lan này có thể có thẩm quyền truy tố những người gây ra các vụ sát hại nghi phạm ma túy không thông qua xét xử trong chiến dịch của Philippines.
Duterte nói ông cảm thấy phiền vì những lời chỉ trích mà ông nhận được và “chẳng ai chịu lắng nghe” về lý do ông thực hiện chiến dịch chống ma túy, bao gồm cả Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Tổng thống Philippines cũng phê phán chính sách đối ngoại của Mỹ và Liên hiệp quốc, đồng thời nói ông sẽ vui hơn nếu Trung Quốc và Nga tạo ra một trật tự thế giới mới.
“Các bạn biết đấy, nếu Trung Quốc và Nga quyết định tạo ra một trật tự mới, tôi sẽ là người đầu tiên gia nhập”, Duterte phát biểu.
Trước đây, ông Duterte cũng từng tuyên bố sẽ rút Philippines khỏi Liên hiệp quốc, nhưng sau đó lại nói rằng ông chỉ “nói đùa”.
“Các bạn biết đấy, nếu Trung Quốc và Nga quyết định tạo ra một trật tự mới, tôi sẽ là người đầu tiên gia nhập”, Duterte phát biểu.
Trước đây, ông Duterte cũng từng tuyên bố sẽ rút Philippines khỏi Liên hiệp quốc, nhưng sau đó lại nói rằng ông chỉ “nói đùa”.