Eurozone bế tắc, Phố Wall rung lắc dữ dội
Giới đầu tư cổ phiếu hoảng sợ trước khả năng châu Âu khó đạt thành một giải pháp toàn diện cho cuộc khủng hoảng nợ công
Việc các bộ trưởng bộ tài chính Khu vực đồng tiền chung châu Âu hủy cuộc họp vào ngày 26/10, đã khiến giới đầu tư cổ phiếu hoảng sợ. Thêm vào đó, việc một vài tập đoàn lớn cắt giảm triển vọng lợi nhuận và doanh số càng khiến Phố Wall chao đảo mạnh hơn.
Kết thúc ngày giao dịch 25/10, chỉ số công nghiệp Dow Jones trượt 207 điểm, tương ứng 1,74%, xuống 11.706 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 25,14 điểm, tương ứng 2%, xuống còn 1.229,05 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite bốc hơi 61,02 điểm, tương ứng 2,26%, xuống 2.638,42 điểm.
Mặc dù, hội nghị thượng đỉnh giữa các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu và Khu vực đồng Euro (Eurozone) vẫn sẽ tiến hành vào ngày 26/10, nhưng việc các bộ trưởng bộ tài chính Eurozone quyết định hủy cuộc họp liền kề sau đó, đã khiến thị trường cổ phiếu rơi vào cảnh bất an.
Giới đầu tư chứng khoán quốc tế lo ngại bản kế hoạch chi tiết về "giải pháp toàn diện cho cuộc khủng hoảng nợ công" khó mà đạt thành tại hội nghị này. Theo đó, việc giải quyết dứt điểm cuộc khủng khoảng nợ nần đeo bám dai dẳng lục địa già bao lâu nay một lần nữa rơi vào cảnh bế tắc.
Thị trường lao dốc mạnh hơn sau khi các tập đoàn 3M, Netflix và US Steel cắt giảm dự báo lợi nhuận và doanh số. Trong đó, cổ phiếu của Netflix trượt mạnh tới 35%. Tiếp đó, Amazon công bố lợi nhuận quý 3 thấp hơn dự báo của giới phân tích, cổ phiếu của hãng trượt 17%.
Ngoài ra, thị trường cũng chịu tác động mạnh từ bản báo cáo cho thấy niềm tin tiêu dùng bất ngờ giảm mạnh từ mức 46,4 điểm trong tháng 9, xuống còn 39,8 điểm trong tháng 10, thấp nhất kể từ tháng 3/2009.
Trong khi đó, một báo cáo khác cho thấy, giá nhà tại 20 thành phố của Mỹ tháng 8/2011 giảm mạnh hơn so với tính toán của giới chuyên gia, như vậy trở ngại lớn nhất đối với đà phục hồi của kinh tế Mỹ vẫn chưa được loại bỏ.
Khối lượng chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq chỉ đạt khoảng 7,78 tỷ cổ phiếu, thấp hơn nhiều so với mức giao dịch trung bình hàng ngày 8,01 tỷ cổ phiếu từ đầu năm tới nay. Trên sàn New York, tỷ lệ mã giảm/ tăng lên tới 2.491/ 520.
Cùng chiều với thị trường Mỹ, các sàn chứng khoán châu Âu quay đầu giảm trong phiên giao dịch 25/10. Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 0,41% xuống mức 5.525,54 điểm. Chỉ số DAX của Đức hạ nhẹ 0,14% xuống 6.046,75 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp trượt 1,43% xuống còn 3.174,29 điểm.
Đóng cửa trước đó, ngoại trừ hai thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc đi xuống, hầu hết các sàn chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương vẫn đi lên khá mạnh. Dẫn đầu khu vực về mức tăng điểm là thị trường Trung Quốc, với chỉ số Shanghai Composite tăng tới 1,66% lên 2.409,67 điểm.
Kết thúc ngày giao dịch 25/10, chỉ số công nghiệp Dow Jones trượt 207 điểm, tương ứng 1,74%, xuống 11.706 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 25,14 điểm, tương ứng 2%, xuống còn 1.229,05 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite bốc hơi 61,02 điểm, tương ứng 2,26%, xuống 2.638,42 điểm.
Mặc dù, hội nghị thượng đỉnh giữa các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu và Khu vực đồng Euro (Eurozone) vẫn sẽ tiến hành vào ngày 26/10, nhưng việc các bộ trưởng bộ tài chính Eurozone quyết định hủy cuộc họp liền kề sau đó, đã khiến thị trường cổ phiếu rơi vào cảnh bất an.
Giới đầu tư chứng khoán quốc tế lo ngại bản kế hoạch chi tiết về "giải pháp toàn diện cho cuộc khủng hoảng nợ công" khó mà đạt thành tại hội nghị này. Theo đó, việc giải quyết dứt điểm cuộc khủng khoảng nợ nần đeo bám dai dẳng lục địa già bao lâu nay một lần nữa rơi vào cảnh bế tắc.
Thị trường lao dốc mạnh hơn sau khi các tập đoàn 3M, Netflix và US Steel cắt giảm dự báo lợi nhuận và doanh số. Trong đó, cổ phiếu của Netflix trượt mạnh tới 35%. Tiếp đó, Amazon công bố lợi nhuận quý 3 thấp hơn dự báo của giới phân tích, cổ phiếu của hãng trượt 17%.
Ngoài ra, thị trường cũng chịu tác động mạnh từ bản báo cáo cho thấy niềm tin tiêu dùng bất ngờ giảm mạnh từ mức 46,4 điểm trong tháng 9, xuống còn 39,8 điểm trong tháng 10, thấp nhất kể từ tháng 3/2009.
Trong khi đó, một báo cáo khác cho thấy, giá nhà tại 20 thành phố của Mỹ tháng 8/2011 giảm mạnh hơn so với tính toán của giới chuyên gia, như vậy trở ngại lớn nhất đối với đà phục hồi của kinh tế Mỹ vẫn chưa được loại bỏ.
Khối lượng chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq chỉ đạt khoảng 7,78 tỷ cổ phiếu, thấp hơn nhiều so với mức giao dịch trung bình hàng ngày 8,01 tỷ cổ phiếu từ đầu năm tới nay. Trên sàn New York, tỷ lệ mã giảm/ tăng lên tới 2.491/ 520.
Cùng chiều với thị trường Mỹ, các sàn chứng khoán châu Âu quay đầu giảm trong phiên giao dịch 25/10. Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 0,41% xuống mức 5.525,54 điểm. Chỉ số DAX của Đức hạ nhẹ 0,14% xuống 6.046,75 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp trượt 1,43% xuống còn 3.174,29 điểm.
Đóng cửa trước đó, ngoại trừ hai thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc đi xuống, hầu hết các sàn chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương vẫn đi lên khá mạnh. Dẫn đầu khu vực về mức tăng điểm là thị trường Trung Quốc, với chỉ số Shanghai Composite tăng tới 1,66% lên 2.409,67 điểm.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 11.913,60 | 11.706,60 | 207,00 | 1,74 |
S&P 500 | 1.254,19 | 1.229,05 | 25,14 | 2,00 | |
Nasdaq | 2.699,44 | 2.638,42 | 61,02 | 2,26 | |
Anh | FTSE 100 | 5.548,06 | 5.525,54 | 22,52 | 0,41 |
Pháp | CAC 40 | 3.220,46 | 3.174,29 | 46,17 | 1,43 |
Đức | DAX | 6.055,27 | 6.046,75 | 8,52 | 0,14 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 8.843,98 | 8.762,31 | 81,67 | 0,92 |
Hồng Kông | Hang Seng | 18.771,80 | 18.968,20 | 196,38 | 1,05 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.370,33 | 2.409,67 | 39,34 | 1,66 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 7.470,30 | 7.491,21 | 20,91 | 0,28 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.898,32 | 1.888,65 | 9,67 | 0,51 |
Singapore | Straits Times | 2.760,95 | 2.769,94 | 8,99 | 0,33 |
Nguồn: CNBC, Market Watch. |