Facebook thắng vụ kiện tên gọi tại Trung Quốc
Tín hiệu Bắc Kinh có thái độ "mềm” hơn với Facebook, cho dù 700 triệu người dùng Internet Trung Quốc vẫn chưa thể sử dụng mạng này
Mạng xã hội lớn nhất hành tinh Facebook đã giành chiến thắng trong một vụ kiện nhãn hiệu thương mại tại Trung Quóc nhằm vào một công ty nước này đăng ký tên gọi “face book”.
Theo tờ Financial Times, đây là một tín hiệu cho thấy Bắc Kinh bắt đầu có thái độ “mềm” hơn với Facebook, cho dù 700 triệu người dùng Internet Trung Quốc vẫn chưa thể sử dụng mạng này.
Nhà sáng lập Facebook Mark Zuckerberg đã có nhiều nỗ lực trong việc mở cánh cửa thị trường Trung Quốc. Ngoài việc nỗ lực học tiếng Trung, Zuckerberg còn mời người đứng đầu cơ quan kiểm duyệt Internet Trung Quốc tới thăm nhà riêng của anh ở San Francisco, gặp gỡ với người đứng đầu cơ quan tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc, và chạy bộ qua quảng trường Thiên An Môn trong một ngày không khí Bắc Kinh ô nhiễm nặng.
Theo giới quan sát, trong trường hợp Trung Quốc mở cửa cho Facebook, thì mạng này vẫn sẽ phải chịu những hạn chế ngặt nghèo tại Trung Quốc. Nhiều công ty Internet nước ngoài khác được phép hoạt động tại Trung Quốc như LinkedIn đang phải tuân thủ các quy định chặt chẽ về kiểm duyệt nội dung.
Vụ kiện về tên gọi của Facebook tại Trung Quốc có liên quan đến Zhongshan Pearl River Drinks Factory, một công ty có trụ sở ở Quảng Đông. Theo phán quyết của tòa thượng thẩm Bắc Kinh, công ty này lẽ ra không được phép đăng ký nhãn hiệu thương mại “face book” vào năm 2014.
Zhongshan chuyên sản xuất thực phẩm, bao gồm khoai tây chiên và rau củ đóng hộp.
Theo luật Trung Quốc, một công ty đa quốc gia có thương hiệu nổi tiếng toàn cầu phải chứng minh được rằng nhãn hiệu thương mại của mình cũng nổi tiếng ở Trung Quốc.
Mới tuần trước, một tòa án ở Bắc Kinh ra phán quyết rằng công ty sản xuất phụ kiện da Xindong Tiandi Technology được quyền sử dụng nhãn hiệu thương mại “iphone”, bất chấp sự phổ biến của điện thoại iPhone do hãng công nghệ Mỹ Apple sản xuất. Apple tuyên bố sẽ kháng cáo vụ này lên Tòa án Tối cao Trung Quốc.
“Nếu chúng tôi đăng ký tên gọi đó là phạm pháp, thì tại sao còn cho chúng tôi đăng ký. Nếu Facebook là một thương hiệu có ảnh hưởng toàn cầu đến như thế, thì tại sao người tiêu dùng Trung Quốc không vào được website của họ”, ông Liu Hongqun, một lãnh đạo của Zhongshan bức xúc nói.
Theo tờ Financial Times, đây là một tín hiệu cho thấy Bắc Kinh bắt đầu có thái độ “mềm” hơn với Facebook, cho dù 700 triệu người dùng Internet Trung Quốc vẫn chưa thể sử dụng mạng này.
Nhà sáng lập Facebook Mark Zuckerberg đã có nhiều nỗ lực trong việc mở cánh cửa thị trường Trung Quốc. Ngoài việc nỗ lực học tiếng Trung, Zuckerberg còn mời người đứng đầu cơ quan kiểm duyệt Internet Trung Quốc tới thăm nhà riêng của anh ở San Francisco, gặp gỡ với người đứng đầu cơ quan tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc, và chạy bộ qua quảng trường Thiên An Môn trong một ngày không khí Bắc Kinh ô nhiễm nặng.
Theo giới quan sát, trong trường hợp Trung Quốc mở cửa cho Facebook, thì mạng này vẫn sẽ phải chịu những hạn chế ngặt nghèo tại Trung Quốc. Nhiều công ty Internet nước ngoài khác được phép hoạt động tại Trung Quốc như LinkedIn đang phải tuân thủ các quy định chặt chẽ về kiểm duyệt nội dung.
Vụ kiện về tên gọi của Facebook tại Trung Quốc có liên quan đến Zhongshan Pearl River Drinks Factory, một công ty có trụ sở ở Quảng Đông. Theo phán quyết của tòa thượng thẩm Bắc Kinh, công ty này lẽ ra không được phép đăng ký nhãn hiệu thương mại “face book” vào năm 2014.
Zhongshan chuyên sản xuất thực phẩm, bao gồm khoai tây chiên và rau củ đóng hộp.
Theo luật Trung Quốc, một công ty đa quốc gia có thương hiệu nổi tiếng toàn cầu phải chứng minh được rằng nhãn hiệu thương mại của mình cũng nổi tiếng ở Trung Quốc.
Mới tuần trước, một tòa án ở Bắc Kinh ra phán quyết rằng công ty sản xuất phụ kiện da Xindong Tiandi Technology được quyền sử dụng nhãn hiệu thương mại “iphone”, bất chấp sự phổ biến của điện thoại iPhone do hãng công nghệ Mỹ Apple sản xuất. Apple tuyên bố sẽ kháng cáo vụ này lên Tòa án Tối cao Trung Quốc.
“Nếu chúng tôi đăng ký tên gọi đó là phạm pháp, thì tại sao còn cho chúng tôi đăng ký. Nếu Facebook là một thương hiệu có ảnh hưởng toàn cầu đến như thế, thì tại sao người tiêu dùng Trung Quốc không vào được website của họ”, ông Liu Hongqun, một lãnh đạo của Zhongshan bức xúc nói.
Hiện Facebook chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào về vụ việc này.
Facebook hiện đang nỗ lực thu hút các công ty Trung Quốc muốn quảng cáo sản phẩm của họ ra thị trường nước ngoài. Giám đốc hoạt động (COO) của Facebook Sheryl Sandberg nói mạng này bán quảng cáo khá chạy cho các khách hàng Trung Quốc trong quý 1. Chẳng hạn, hãng hàng không Air China quảng cáo trên Facebook về các tuyến bay mới.
Dù Facebook bị chặn ở Trung Quốc đại lục, cả Facebook và Mark Zuckerberg cùng nổi tiếng ở nước này. Ngoài ra, người dùng Internet Trung Quốc vẫn có thể truy cập Facebook bằng công nghệ VNP (virtual private networks) - một công nghệ bị cho là bất hợp pháp về kỹ thuật, cho phép người dùng vượt “tường lửa”.
Facebook hiện đang nỗ lực thu hút các công ty Trung Quốc muốn quảng cáo sản phẩm của họ ra thị trường nước ngoài. Giám đốc hoạt động (COO) của Facebook Sheryl Sandberg nói mạng này bán quảng cáo khá chạy cho các khách hàng Trung Quốc trong quý 1. Chẳng hạn, hãng hàng không Air China quảng cáo trên Facebook về các tuyến bay mới.
Dù Facebook bị chặn ở Trung Quốc đại lục, cả Facebook và Mark Zuckerberg cùng nổi tiếng ở nước này. Ngoài ra, người dùng Internet Trung Quốc vẫn có thể truy cập Facebook bằng công nghệ VNP (virtual private networks) - một công nghệ bị cho là bất hợp pháp về kỹ thuật, cho phép người dùng vượt “tường lửa”.