Fitch không còn coi Trump là “nguy cơ” với kinh tế thế giới
Cách đây 2 tháng, tổ chức đánh giá tín nhiệm hàng đầu thế giới Fitch Ratings còn coi Tổng thống Trump là một nguy cơ đối với kinh tế toàn cầu
Mới chỉ cách đây 2 tháng, tổ chức đánh giá tín nhiệm hàng đầu thế giới Fitch Ratings xem Tổng thống Mỹ Donald Trum là một mối đe dọa đối với sự ổn định kinh tế không chỉ ở Mỹ mà còn trên phạm vi toàn cầu.
Nhưng đến thời điểm này, có vẻ như quan điểm của Fitch về người đứng đầu Nhà Trắng đã thay đổi.
Trong một báo cáo ra ngày 11/4, Fitch - một trong ba tổ chức đánh giá tín nhiệm lớn nhất thế giới bên cạnh Standard & Poor’s và Moody’s Investors Service - không còn đưa ra những cảnh báo u ám như hồi tháng 2 nữa. Thay vào đó, Fitch duy trì định hạng tín nhiệm mức cao nhất AAA dành cho Mỹ, đồng thời nâng triển vọng tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Mỹ.
Fitch dự báo kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng ở mức 2,3% trong năm 2017 và 2,6% trong năm 2018, tuy không phải là những mức tăng mang tính đột phá nhưng khả quan hơn so với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 1,6% mỗi năm dưới thời Tổng thống Barack Obama.
Fitch cho rằng nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ đạt được mức tăng trưởng như vậy một phần nhờ các chính sách thân thiện với tăng trưởng của Tổng thống Trump.
“Việc chính quyền mới tập trung vào nới lỏng các quy chế giám sát và cắt giảm thuế đã làm gia tăng niềm tin của các doanh nghiệp và sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng nếu các chính sách này được thực thi”, Fitch viết trong báo cáo. Tuy nhiên, “theo quan điểm của Fitch, việc cắt giảm thuế ít có khả năng tạo ra một cú huých kéo dài và quan trọng cho tăng trưởng”.
Mặc dù còn thận trọng, những đánh giá mới của Fitch cho thấy sự thay đổi đáng kể so với những cảnh báo mà tổ chức đánh giá tín nhiệm này đưa ra hồi tháng 2. Vào thời điểm đó, Fitch nói rằng chính quyền Trump “là một rủi ro đối với các điều kiện kinh tế quốc tế và các yếu tố nền tảng của tín nhiệm quốc gia trên toàn cầu”.
Khi đó, Fitch nói tân Tổng thống Mỹ đã khiến “khả năng đoán biết chính sách” suy giảm, trong khi “các nguyên tắc tồn tại lâu nay về các kênh liên lạc và quan hệ quốc tế” đã bị “gạt sang bên”, tạo ra nguy cơ “thay đổi bất ngờ, không thể lường trước trong chính sách của Mỹ với khả năng ảnh hưởng toàn cầu”.
Fitch cũng nói tất cả những gián đoạn này có thể đặt ra nguy cơ bị hạ điểm tín nhiệm với các đối tác thương mại của Mỹ.
Lo ngại của Fitch khi đó tập trung vào việc ông Trump có thể theo đuổi chính sách bảo hộ thương mại, tăng mạnh thuế quan, dẫn tới một cuộc chiến tranh thương mại quốc tế.
Tuy nhiên, từ đó đến nay, ông Trump đã giảm bớt đáng kể những phát ngôn “mạnh miệng” về thương mại. Thậm chí, cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa ông Trump với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã diễn ra trong bầu không khí thân mật vào tuần trước tại Florida, Mỹ.
Mặc dù vậy, trong báo cáo lần này, Fitch vẫn đưa ra một số cảnh báo về thương mại và mức nợ công khổng lồ của Mỹ.
“Chủ nghĩa bảo hộ gia tăng và chính sách hạn chế nhập cư sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng trong trung hạn”, báo cáo có đoạn viết. Nhưng các nhà phân tích của Fitch không cho rằng Mỹ sẽ bị hạ điểm tín nhiệm trong tương lai.
Nhưng đến thời điểm này, có vẻ như quan điểm của Fitch về người đứng đầu Nhà Trắng đã thay đổi.
Trong một báo cáo ra ngày 11/4, Fitch - một trong ba tổ chức đánh giá tín nhiệm lớn nhất thế giới bên cạnh Standard & Poor’s và Moody’s Investors Service - không còn đưa ra những cảnh báo u ám như hồi tháng 2 nữa. Thay vào đó, Fitch duy trì định hạng tín nhiệm mức cao nhất AAA dành cho Mỹ, đồng thời nâng triển vọng tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Mỹ.
Fitch dự báo kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng ở mức 2,3% trong năm 2017 và 2,6% trong năm 2018, tuy không phải là những mức tăng mang tính đột phá nhưng khả quan hơn so với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 1,6% mỗi năm dưới thời Tổng thống Barack Obama.
Fitch cho rằng nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ đạt được mức tăng trưởng như vậy một phần nhờ các chính sách thân thiện với tăng trưởng của Tổng thống Trump.
“Việc chính quyền mới tập trung vào nới lỏng các quy chế giám sát và cắt giảm thuế đã làm gia tăng niềm tin của các doanh nghiệp và sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng nếu các chính sách này được thực thi”, Fitch viết trong báo cáo. Tuy nhiên, “theo quan điểm của Fitch, việc cắt giảm thuế ít có khả năng tạo ra một cú huých kéo dài và quan trọng cho tăng trưởng”.
Mặc dù còn thận trọng, những đánh giá mới của Fitch cho thấy sự thay đổi đáng kể so với những cảnh báo mà tổ chức đánh giá tín nhiệm này đưa ra hồi tháng 2. Vào thời điểm đó, Fitch nói rằng chính quyền Trump “là một rủi ro đối với các điều kiện kinh tế quốc tế và các yếu tố nền tảng của tín nhiệm quốc gia trên toàn cầu”.
Khi đó, Fitch nói tân Tổng thống Mỹ đã khiến “khả năng đoán biết chính sách” suy giảm, trong khi “các nguyên tắc tồn tại lâu nay về các kênh liên lạc và quan hệ quốc tế” đã bị “gạt sang bên”, tạo ra nguy cơ “thay đổi bất ngờ, không thể lường trước trong chính sách của Mỹ với khả năng ảnh hưởng toàn cầu”.
Fitch cũng nói tất cả những gián đoạn này có thể đặt ra nguy cơ bị hạ điểm tín nhiệm với các đối tác thương mại của Mỹ.
Lo ngại của Fitch khi đó tập trung vào việc ông Trump có thể theo đuổi chính sách bảo hộ thương mại, tăng mạnh thuế quan, dẫn tới một cuộc chiến tranh thương mại quốc tế.
Tuy nhiên, từ đó đến nay, ông Trump đã giảm bớt đáng kể những phát ngôn “mạnh miệng” về thương mại. Thậm chí, cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa ông Trump với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã diễn ra trong bầu không khí thân mật vào tuần trước tại Florida, Mỹ.
Mặc dù vậy, trong báo cáo lần này, Fitch vẫn đưa ra một số cảnh báo về thương mại và mức nợ công khổng lồ của Mỹ.
“Chủ nghĩa bảo hộ gia tăng và chính sách hạn chế nhập cư sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng trong trung hạn”, báo cáo có đoạn viết. Nhưng các nhà phân tích của Fitch không cho rằng Mỹ sẽ bị hạ điểm tín nhiệm trong tương lai.