Formosa thúc đẩy “siêu dự án” gang thép
Tập đoàn Formosa bắt đầu triển khai công tác hút cát tạo mặt bằng cho dự án khu liên hợp gang thép
Tập đoàn Formosa đã chính thức tiến hành nhập khẩu 2.400 tấn thiết bị phục vụ cho công tác hút cát, tạo mặt bằng cho dự án khu liên hợp gang thép tại Khu công nghiệp Vũng Áng (Hà Tĩnh), như một thông điệp cho thấy quyết tâm triển khai dự án này một cách nhanh chóng.
Tháng 7/2008, Formosa đã khởi công dự án nói trên với tổng số vốn giai đoạn 1 lên tới 7,8 tỷ USD, gồm nhà máy liên hợp gang thép có công suất 7,5 triệu tấn/năm và cảng nước sâu Sơn Dương, có công suất 30 triệu tấn hàng hoá mỗi năm. Đây dự kiến sẽ là một trong những khu liên hợp gang thép lớn nhất Đông Nam Á, có thể tạo việc làm cho gần 10.000 lao động.
Trong giai đoạn 2, nhà đầu tư Formosa dự kiến sẽ đầu tư thêm hơn 8 tỷ USD để nâng công suất nhà máy thép lên 15 triệu tấn/năm và công suất cảng lên 60 triệu tấn/năm, tàu có trọng tải từ 200.000 đến 300.000 tấn có thể vào cảng.
Vào năm ngoái, Formosa đã có một bản đề xuất qua đó xin thêm một số ưu đãi từ Chính phủ để triển khai dự án. Bản đề xuất này khi đó đã gây sự chú ý đáng kể của công luận. Cho đến nay, chưa có trả lời chính thức của Chính phủ về đề xuất này.
Trao đổi với VnEconomy, ông Denny Chu, trưởng đại diện của Formosa tại Việt Nam cho biết các thiết bị này sẽ giúp cho việc hút cát và san nền trên một diện tích 1.000 ha với độ dày 4,5m, và công việc này sẽ hoàn thành trong vòng 10 tháng.
Nếu không có gì thay đổi, quá trình hút cát sẽ được bắt đầu vào ngày 1/3 tới. Tổng giá trị của gói thầu này lên tới 6.000 tỷ đồng. Hiện tại, Formosa đang phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của địa phương để hoàn tất các công tác chuẩn bị.
Đây được coi là động thái đáng chú ý từ Formosa sau khi chính thức nhận được mặt bằng từ UBND tỉnh Hà Tĩnh. Ngày 1/10/2010, Ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng đã làm thủ tục bàn giao 3.300 ha mặt bằng cho tập đoàn này.
Tại thời điểm khởi công, nhà đầu tư đã đặt ra mục tiêu đưa nhà máy vào hoạt động vào cuối năm 2011, nhưng những trở ngại trong công tác giải phóng mặt bằng đã làm kéo dài thời gian chuẩn bị và mục tiêu này trở nên bất khả thi vào thời điểm hiện nay.
Sau hơn hai năm triển khai công tác giải phóng mặt bằng cho dự án Formosa, tỉnh Hà Tĩnh đã di dời gần 2.500 hộ dân với hơn 10.000 người, gần 10.000 ngôi mộ, 35 nhà thờ thiên chúa giáo và nhà thờ họ cùng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội của bốn xã: Kỳ Liên, Kỳ Long, Kỳ Lợi và Kỳ Phương, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đến năm khu tái định cư.
Bên cạnh công tác giải phóng mặt bằng, tỉnh Hà Tĩnh còn thi công hoàn thành hai hạng mục phục vụ dự án Formosa là kênh phân phối nước dài hơn 10 km và 5,2 km đường phục vụ việc chở thiết bị siêu trường, siêu trọng xây dựng cảng nước sâu Sơn Dương.
Tháng 7/2008, Formosa đã khởi công dự án nói trên với tổng số vốn giai đoạn 1 lên tới 7,8 tỷ USD, gồm nhà máy liên hợp gang thép có công suất 7,5 triệu tấn/năm và cảng nước sâu Sơn Dương, có công suất 30 triệu tấn hàng hoá mỗi năm. Đây dự kiến sẽ là một trong những khu liên hợp gang thép lớn nhất Đông Nam Á, có thể tạo việc làm cho gần 10.000 lao động.
Trong giai đoạn 2, nhà đầu tư Formosa dự kiến sẽ đầu tư thêm hơn 8 tỷ USD để nâng công suất nhà máy thép lên 15 triệu tấn/năm và công suất cảng lên 60 triệu tấn/năm, tàu có trọng tải từ 200.000 đến 300.000 tấn có thể vào cảng.
Vào năm ngoái, Formosa đã có một bản đề xuất qua đó xin thêm một số ưu đãi từ Chính phủ để triển khai dự án. Bản đề xuất này khi đó đã gây sự chú ý đáng kể của công luận. Cho đến nay, chưa có trả lời chính thức của Chính phủ về đề xuất này.
Trao đổi với VnEconomy, ông Denny Chu, trưởng đại diện của Formosa tại Việt Nam cho biết các thiết bị này sẽ giúp cho việc hút cát và san nền trên một diện tích 1.000 ha với độ dày 4,5m, và công việc này sẽ hoàn thành trong vòng 10 tháng.
Nếu không có gì thay đổi, quá trình hút cát sẽ được bắt đầu vào ngày 1/3 tới. Tổng giá trị của gói thầu này lên tới 6.000 tỷ đồng. Hiện tại, Formosa đang phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của địa phương để hoàn tất các công tác chuẩn bị.
Đây được coi là động thái đáng chú ý từ Formosa sau khi chính thức nhận được mặt bằng từ UBND tỉnh Hà Tĩnh. Ngày 1/10/2010, Ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng đã làm thủ tục bàn giao 3.300 ha mặt bằng cho tập đoàn này.
Tại thời điểm khởi công, nhà đầu tư đã đặt ra mục tiêu đưa nhà máy vào hoạt động vào cuối năm 2011, nhưng những trở ngại trong công tác giải phóng mặt bằng đã làm kéo dài thời gian chuẩn bị và mục tiêu này trở nên bất khả thi vào thời điểm hiện nay.
Sau hơn hai năm triển khai công tác giải phóng mặt bằng cho dự án Formosa, tỉnh Hà Tĩnh đã di dời gần 2.500 hộ dân với hơn 10.000 người, gần 10.000 ngôi mộ, 35 nhà thờ thiên chúa giáo và nhà thờ họ cùng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội của bốn xã: Kỳ Liên, Kỳ Long, Kỳ Lợi và Kỳ Phương, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đến năm khu tái định cư.
Bên cạnh công tác giải phóng mặt bằng, tỉnh Hà Tĩnh còn thi công hoàn thành hai hạng mục phục vụ dự án Formosa là kênh phân phối nước dài hơn 10 km và 5,2 km đường phục vụ việc chở thiết bị siêu trường, siêu trọng xây dựng cảng nước sâu Sơn Dương.