G20 tìm khuôn khổ phát triển mới
Từ 24-25/9, lãnh đạo 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới nhóm họp tại Mỹ để chung tay đối phó với khủng hoảng kinh tế toàn cầu
Trong hai ngày 24 và 25/9, lãnh đạo 20 nền kinh tế hàng đầu trên thế giới nhóm họp tại bang Pennsylvania (Mỹ) để chung tay đối phó với khủng hoảng kinh tế toàn cầu. G20 chú trọng tìm khuôn khổ cho sự phát triển bền vững và cân bằng, tăng cường hệ thống kiểm soát tài chính, cải cách Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)...
Bao gồm 19 quốc gia và Liên minh châu Âu, G-20 chiếm 85% GDP toàn cầu, 80% thương mại quốc tế, 2/3 dân số thế giới. Bên cạnh các quốc gia công nghiệp vững mạnh G7, trong G-20 còn có cả các nền kinh tế mới nổi như Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia.
Ngăn chặn tái diễn khủng hoảng
Hội nghị lần này được tổ chức giữa lúc có nhiều dấu hiệu cho thấy suy thoái toàn cầu đang giảm nhiệt. Kể từ cuộc họp gần đây nhất của G20 hồi tháng 4, các nước đã bắt đầu chứng kiến kết quả của các chiến lược giải cứu như cắt giảm lãi suất và bơm hàng trăm tỷ USD vào nền kinh tế để phục hồi tăng trưởng.
Tổng Giám đốc Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) Joan Somavia cho biết, trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp toàn cầu dự kiến tăng lên mức kỷ lục, các biện pháp mà nhóm G20 đã áp dụng để bảo vệ công nhân có thể giúp duy trì và tạo ra được khoảng 11 triệu việc làm trong năm 2009.
Vì vậy, hội nghị cấp cao lần thứ 3 của G20 trong năm nay được nhận định là một thử thách đối với khả năng của những nước này trong việc đảm nhiệm chức năng một Ban giám đốc của nền kinh tế toàn cầu. Tiêu điểm của hội nghị là “Khuôn khổ để tăng trưởng cân bằng và bền vững” theo đề nghị của Mỹ.
Theo đó, Mỹ tiết kiệm hơn và giảm thâm hụt ngân sách, Trung Quốc phụ thuộc ít hơn vào xuất khẩu, châu Âu thay đổi cơ cấu kinh tế để tăng cường đầu tư kinh doanh.
Thủ tướng Anh Gordon Brown kêu gọi hình thành một cơ chế quản lý kinh tế toàn cầu mới. Theo đó, tất cả các nước phải thực hiện các gói kích thích kinh tế đã cam kết, không chỉ trong năm nay mà đến năm 2010, thậm chí đến khi kinh tế thế giới phục hồi. Ông đề xuất "bơm" thêm 5% sản lượng toàn cầu, tương đương 2,5 nghìn tỷ USD cho nền kinh tế thế giới trong năm tới và nhấn mạnh chống thất nghiệp phải được coi là ưu tiên hàng đầu.
Các nhà lãnh đạo EU nhất trí kêu gọi các nước giàu hỗ trợ các nước nghèo 10,3 tỷ USD/năm, bắt đầu từ năm tới, để đối phó với biến đổi khí hậu.
Chống bảo hộ thương mại và đầu cơ tài chính
Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh kêu gọi G20 phản đối chủ nghĩa bảo hộ dưới mọi hình thức, bất kể thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư hay các dòng tài chính, đồng thời thúc đẩy tiếp tục cải cách các thể chế tài chính quốc tế để các nước đang phát triển có một vai trò lớn hơn.
Thủ tướng Ấn Độ cho rằng G20 cũng cần ủng hộ việc tăng vốn cho các ngân hàng phát triển đa phương để tài trợ xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô lớn ở các nền kinh tế mới nổi.
Trong khi đó, Thủ tướng Italy Silvio Berlusconi và Thủ tướng Australia Kevin Rudd đã hối thúc Tổng thống Mỹ Barak Obama đặt vấn đề chống đầu cơ tài chính làm trọng tâm chương trình nghị sự Hội nghị, và khẳng định rằng các hoạt động đầu cơ là nguyên nhân gây biến động lớn về giá.
Liên hiệp quốc cũng kêu gọi Hội nghị cấp cao G20 phải giúp hạ thấp hoặc loại bỏ các rào cản buôn bán toàn cầu, đồng thời mở ra cơ hội hậu thuẫn lớn cho Vòng đàm phán buôn bán toàn cầu Doha thành công. Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Pascan Lamy lưu ý, vòng đàm phán Doha đã bị ngưng trệ do bất đồng giữa các nước công nghiệp phát triển và các nước đang phát triển về công thức và thể thức cắt giảm thuế và trợ cấp nông nghiệp.
Nét đáng chú ý của Hội nghị G20 lần này là Mỹ đề xuất mời Singapore, đại diện cho Diễn đàn kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) và Thái Lan, đại diện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tham dự G20 để phản ánh quan điểm đa dạng hơn từ các nước đang phát triển.
Theo các chuyên gia, với sự tham gia của 2 nước này, Mỹ hy vọng cân bằng ảnh hưởng đang tăng lên của châu Âu trong các cuộc thảo luận về những vấn đề như quy chế tài chính quốc tế và sự nóng lên của trái đất.
Bao gồm 19 quốc gia và Liên minh châu Âu, G-20 chiếm 85% GDP toàn cầu, 80% thương mại quốc tế, 2/3 dân số thế giới. Bên cạnh các quốc gia công nghiệp vững mạnh G7, trong G-20 còn có cả các nền kinh tế mới nổi như Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia.
Ngăn chặn tái diễn khủng hoảng
Hội nghị lần này được tổ chức giữa lúc có nhiều dấu hiệu cho thấy suy thoái toàn cầu đang giảm nhiệt. Kể từ cuộc họp gần đây nhất của G20 hồi tháng 4, các nước đã bắt đầu chứng kiến kết quả của các chiến lược giải cứu như cắt giảm lãi suất và bơm hàng trăm tỷ USD vào nền kinh tế để phục hồi tăng trưởng.
Tổng Giám đốc Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) Joan Somavia cho biết, trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp toàn cầu dự kiến tăng lên mức kỷ lục, các biện pháp mà nhóm G20 đã áp dụng để bảo vệ công nhân có thể giúp duy trì và tạo ra được khoảng 11 triệu việc làm trong năm 2009.
Vì vậy, hội nghị cấp cao lần thứ 3 của G20 trong năm nay được nhận định là một thử thách đối với khả năng của những nước này trong việc đảm nhiệm chức năng một Ban giám đốc của nền kinh tế toàn cầu. Tiêu điểm của hội nghị là “Khuôn khổ để tăng trưởng cân bằng và bền vững” theo đề nghị của Mỹ.
Theo đó, Mỹ tiết kiệm hơn và giảm thâm hụt ngân sách, Trung Quốc phụ thuộc ít hơn vào xuất khẩu, châu Âu thay đổi cơ cấu kinh tế để tăng cường đầu tư kinh doanh.
Thủ tướng Anh Gordon Brown kêu gọi hình thành một cơ chế quản lý kinh tế toàn cầu mới. Theo đó, tất cả các nước phải thực hiện các gói kích thích kinh tế đã cam kết, không chỉ trong năm nay mà đến năm 2010, thậm chí đến khi kinh tế thế giới phục hồi. Ông đề xuất "bơm" thêm 5% sản lượng toàn cầu, tương đương 2,5 nghìn tỷ USD cho nền kinh tế thế giới trong năm tới và nhấn mạnh chống thất nghiệp phải được coi là ưu tiên hàng đầu.
Các nhà lãnh đạo EU nhất trí kêu gọi các nước giàu hỗ trợ các nước nghèo 10,3 tỷ USD/năm, bắt đầu từ năm tới, để đối phó với biến đổi khí hậu.
Chống bảo hộ thương mại và đầu cơ tài chính
Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh kêu gọi G20 phản đối chủ nghĩa bảo hộ dưới mọi hình thức, bất kể thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư hay các dòng tài chính, đồng thời thúc đẩy tiếp tục cải cách các thể chế tài chính quốc tế để các nước đang phát triển có một vai trò lớn hơn.
Thủ tướng Ấn Độ cho rằng G20 cũng cần ủng hộ việc tăng vốn cho các ngân hàng phát triển đa phương để tài trợ xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô lớn ở các nền kinh tế mới nổi.
Trong khi đó, Thủ tướng Italy Silvio Berlusconi và Thủ tướng Australia Kevin Rudd đã hối thúc Tổng thống Mỹ Barak Obama đặt vấn đề chống đầu cơ tài chính làm trọng tâm chương trình nghị sự Hội nghị, và khẳng định rằng các hoạt động đầu cơ là nguyên nhân gây biến động lớn về giá.
Liên hiệp quốc cũng kêu gọi Hội nghị cấp cao G20 phải giúp hạ thấp hoặc loại bỏ các rào cản buôn bán toàn cầu, đồng thời mở ra cơ hội hậu thuẫn lớn cho Vòng đàm phán buôn bán toàn cầu Doha thành công. Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Pascan Lamy lưu ý, vòng đàm phán Doha đã bị ngưng trệ do bất đồng giữa các nước công nghiệp phát triển và các nước đang phát triển về công thức và thể thức cắt giảm thuế và trợ cấp nông nghiệp.
Nét đáng chú ý của Hội nghị G20 lần này là Mỹ đề xuất mời Singapore, đại diện cho Diễn đàn kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) và Thái Lan, đại diện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tham dự G20 để phản ánh quan điểm đa dạng hơn từ các nước đang phát triển.
Theo các chuyên gia, với sự tham gia của 2 nước này, Mỹ hy vọng cân bằng ảnh hưởng đang tăng lên của châu Âu trong các cuộc thảo luận về những vấn đề như quy chế tài chính quốc tế và sự nóng lên của trái đất.