G7 muốn Nga “chọn phe” trong vấn đề Syria
Ngoại trưởng Anh Boris Johnson nói rằng đã đến lúc Nga nên chọn đứng về bên nào
Lãnh đạo của nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G-7) đã đề nghị Nga dừng hậu thuẫn chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad sau vụ tấn công bằng vũ khí hóa học bị cho là do quân đội của ông Assad gây ra đối với dân thường Syria mới đây.
Theo hãng tin CNBC, phát biểu tại cuộc họp G-7 tại Italy vào tối ngày 10/4, Ngoại trưởng Anh Boris Johnson nói rằng đã đến lúc Nga nên chọn đứng về bên nào.
“Tôi cho rằng điều rất quan trọng trong tình hình hiện nay là thế giới cần tạo thành một mặt trận đoàn kết. Để làm được như vậy, nhất định không thể có sự mập mờ nào trong thông điệp, và thông điệp chúng tôi gửi đến Nga là rất, rất rõ ràng: họ có muốn dính líu đến một chính phủ độc hại, họ có muốn gắn bó vĩnh viễn với một kẻ đã dùng khí độc để tấn công người dân của chính ông ta, hay họ muốn hợp tác với Mỹ và các nước G-7 khác cũng như nhiều quốc gia khác vì một tương lai mới cho Syria”, ông Johnson nói với các nhà báo sau ngày đầu tiên của hội nghị G-7.
Có nguồn tin nói rằng tại hội nghị G-7 lần này, Anh và Mỹ đã đề nghị tăng cường trừng phạt Nga, nhưng các nước khác trong nhóm đã phản đối ý tưởng như vậy.
Italy, nước chủ nhà của hội nghị, đã mời Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Jordan, và Thổ Nhĩ Kỳ tham dự bởi tầm quan trọng về địa chính trị của các nước này trong giải quyết cuộc chiến ở Syria.
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu ngày 11/4 nói nước này có bằng chứng cho thấy chính quyền Assad vẫn có năng lực sử dụng vũ khí hóa học. Ông Cavusoglu hối thúc các nước đối tác nhất trí biện pháp để ngăn Assad tiếp tục dùng vũ khí hóa học, Reuters đưa tin.
Hôm thứ Năm tuần trước, Nhà Trắng đã ra lệnh tấn công bằng 59 tên lửa hành trình Tomahawk nhằm vào Syria. Cuộc tấn công nhằm đáp trả vụ tấn công bằng vũ khí hóa học khiến ít nhất 70 người thiệt mạng ở miền Bắc Syria trước đó ít ngày mà chính quyền Tổng thống Donald Trump cho là do quân đội Assad gây ra.
Cuộc tấn công của Mỹ được nhận định là đánh một dấu sự dịch chuyển trong chiến lược của Mỹ đối với Nga cũng như trong nền chính trị toàn cầu.
Tối ngày 10/4, Thủ tướng Anh Theresa May đã có một cuộc điện đàm với ông Trump và hai bên “nhất trí rằng đang có một cơ hội để thuyết phục Nga rằng mối quan hệ liên minh với Assad không còn phù hợp với lợi ích chiến lược của Nga nữa”.
Giới chức nhiều nước đã tỏ thái độ cứng rắn khi nói về Nga những ngày qua, bao gồm các quan chức chính quyền Trump - vị Tổng thống Mỹ được xem là “thân thiện với Nga” hơn các nhà lãnh đạo Mỹ tiền nhiệm.
Hôm 10/4, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson, người đã từng gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin khi còn giữ cương vị Giám đốc điều hành (CEO) tập đoàn dầu lửa Exxon Mobil, gọi chính quyền Assad là “sát nhân” và cam kết sẽ nỗ lực để “khiến tất cả những ai phạm tội ác chống lại người vô tội trên toàn thế giới phải chịu trách nhiệm”.
Hôm thứ Năm tuần trước, ông Tillerson nói Nga đã “thất bại trong trách nhiệm” loại bỏ vũ khí hóa học ở Syria theo thỏa thuận đạt được vào năm 2013, đồng thời cáo buộc Moscow hoặc ủng hộ vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ở Syria mới đây hoặc “không đủ khả năng” làm điều mà Nga đã cam kết.
Trong khi đó, Nga vẫn một mực phủ nhận những cáo buộc nói Chính phủ Syria tấn công bằng vũ khí hóa học, gọi việc Mỹ tấn công Syria là bất hợp pháp, đồng thời tuyên bố sẽ không trao đổi thông tin với chính quyền Trump.
Theo dự kiến, ông Tillerson sẽ gặp người đồng cấp Nga vào ngày thứ Tư tuần này. Hãng tin Reuters cho biết Ngoại trưởng Mỹ sẽ nỗ lực khiến Nga cam kết xóa bỏ vũ khí hóa học trong chính quyền Assad.
Theo hãng tin CNBC, phát biểu tại cuộc họp G-7 tại Italy vào tối ngày 10/4, Ngoại trưởng Anh Boris Johnson nói rằng đã đến lúc Nga nên chọn đứng về bên nào.
“Tôi cho rằng điều rất quan trọng trong tình hình hiện nay là thế giới cần tạo thành một mặt trận đoàn kết. Để làm được như vậy, nhất định không thể có sự mập mờ nào trong thông điệp, và thông điệp chúng tôi gửi đến Nga là rất, rất rõ ràng: họ có muốn dính líu đến một chính phủ độc hại, họ có muốn gắn bó vĩnh viễn với một kẻ đã dùng khí độc để tấn công người dân của chính ông ta, hay họ muốn hợp tác với Mỹ và các nước G-7 khác cũng như nhiều quốc gia khác vì một tương lai mới cho Syria”, ông Johnson nói với các nhà báo sau ngày đầu tiên của hội nghị G-7.
Có nguồn tin nói rằng tại hội nghị G-7 lần này, Anh và Mỹ đã đề nghị tăng cường trừng phạt Nga, nhưng các nước khác trong nhóm đã phản đối ý tưởng như vậy.
Italy, nước chủ nhà của hội nghị, đã mời Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Jordan, và Thổ Nhĩ Kỳ tham dự bởi tầm quan trọng về địa chính trị của các nước này trong giải quyết cuộc chiến ở Syria.
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu ngày 11/4 nói nước này có bằng chứng cho thấy chính quyền Assad vẫn có năng lực sử dụng vũ khí hóa học. Ông Cavusoglu hối thúc các nước đối tác nhất trí biện pháp để ngăn Assad tiếp tục dùng vũ khí hóa học, Reuters đưa tin.
Hôm thứ Năm tuần trước, Nhà Trắng đã ra lệnh tấn công bằng 59 tên lửa hành trình Tomahawk nhằm vào Syria. Cuộc tấn công nhằm đáp trả vụ tấn công bằng vũ khí hóa học khiến ít nhất 70 người thiệt mạng ở miền Bắc Syria trước đó ít ngày mà chính quyền Tổng thống Donald Trump cho là do quân đội Assad gây ra.
Cuộc tấn công của Mỹ được nhận định là đánh một dấu sự dịch chuyển trong chiến lược của Mỹ đối với Nga cũng như trong nền chính trị toàn cầu.
Tối ngày 10/4, Thủ tướng Anh Theresa May đã có một cuộc điện đàm với ông Trump và hai bên “nhất trí rằng đang có một cơ hội để thuyết phục Nga rằng mối quan hệ liên minh với Assad không còn phù hợp với lợi ích chiến lược của Nga nữa”.
Giới chức nhiều nước đã tỏ thái độ cứng rắn khi nói về Nga những ngày qua, bao gồm các quan chức chính quyền Trump - vị Tổng thống Mỹ được xem là “thân thiện với Nga” hơn các nhà lãnh đạo Mỹ tiền nhiệm.
Hôm 10/4, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson, người đã từng gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin khi còn giữ cương vị Giám đốc điều hành (CEO) tập đoàn dầu lửa Exxon Mobil, gọi chính quyền Assad là “sát nhân” và cam kết sẽ nỗ lực để “khiến tất cả những ai phạm tội ác chống lại người vô tội trên toàn thế giới phải chịu trách nhiệm”.
Hôm thứ Năm tuần trước, ông Tillerson nói Nga đã “thất bại trong trách nhiệm” loại bỏ vũ khí hóa học ở Syria theo thỏa thuận đạt được vào năm 2013, đồng thời cáo buộc Moscow hoặc ủng hộ vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ở Syria mới đây hoặc “không đủ khả năng” làm điều mà Nga đã cam kết.
Trong khi đó, Nga vẫn một mực phủ nhận những cáo buộc nói Chính phủ Syria tấn công bằng vũ khí hóa học, gọi việc Mỹ tấn công Syria là bất hợp pháp, đồng thời tuyên bố sẽ không trao đổi thông tin với chính quyền Trump.
Theo dự kiến, ông Tillerson sẽ gặp người đồng cấp Nga vào ngày thứ Tư tuần này. Hãng tin Reuters cho biết Ngoại trưởng Mỹ sẽ nỗ lực khiến Nga cam kết xóa bỏ vũ khí hóa học trong chính quyền Assad.