Gần 59 nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài trong 9 tháng
Đài Loan vẫn giữ vị trí số một trong các thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam
Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và xã hội) cho biết, 9 tháng đầu năm 2010, Việt Nam đã đưa được 58.710 lao động đi làm việc ở nước ngoài, đạt trên 68% kế hoạch năm.
Trong đó, thị trường tiếp nhận chủ yếu vẫn là Đài Loan với 20.621 người; Malaysia bắt đầu lấy lại “phong độ” khi về nhì với 6.113 người; Tiếp theo là UAE 4.823 người; Lào 4.681 người; Hàn Quốc 3.708 người; Nhật Bản 3.441 người; Libya 3.910 người, Ả rập Xê út 2.071 người, Macao 2.457 người, Bahrain 1.204 người, Campuchia 2.505 người và các thị trường khác là 3.176 người.
Cũng theo thông tin từ Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã chính thức cho phép 6 doanh nghiệp khai thác thị trường Israel, bao gồm: Oleco, Gmas, TTLC, Hoàng Long, Sovilaco và Hadico.
Đây là thị trường được các chuyên gia đánh giá tiềm năng trong thời gian tới khi lao động sang làm nông nghiệp với mức thu nhập trên 1.000 USD/ tháng. Tuy nhiên, Israel cũng được cảnh báo là thị trường không lớn, mỗi năm chỉ tiếp nhận khoảng 4.000 đến 5.000 lao động nhập cư, vì thế cũng cần hạn chế doanh nghiệp khai thác.
Trong đó, thị trường tiếp nhận chủ yếu vẫn là Đài Loan với 20.621 người; Malaysia bắt đầu lấy lại “phong độ” khi về nhì với 6.113 người; Tiếp theo là UAE 4.823 người; Lào 4.681 người; Hàn Quốc 3.708 người; Nhật Bản 3.441 người; Libya 3.910 người, Ả rập Xê út 2.071 người, Macao 2.457 người, Bahrain 1.204 người, Campuchia 2.505 người và các thị trường khác là 3.176 người.
Cũng theo thông tin từ Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã chính thức cho phép 6 doanh nghiệp khai thác thị trường Israel, bao gồm: Oleco, Gmas, TTLC, Hoàng Long, Sovilaco và Hadico.
Đây là thị trường được các chuyên gia đánh giá tiềm năng trong thời gian tới khi lao động sang làm nông nghiệp với mức thu nhập trên 1.000 USD/ tháng. Tuy nhiên, Israel cũng được cảnh báo là thị trường không lớn, mỗi năm chỉ tiếp nhận khoảng 4.000 đến 5.000 lao động nhập cư, vì thế cũng cần hạn chế doanh nghiệp khai thác.