Giá cả dịp Tết: “Hạn chế tối đa can thiệp hành chính”
Chính phủ chỉ đạo lên phương án đảm bảo nguồn cung hàng hoá và ổn định thị trường những tháng cuối năm
Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh vừa yêu cầu các bộ quản lý ngành, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chủ động rà soát cung cầu, xây dựng phương án bảo đảm hàng hóa đáp ứng nhu cầu nhằm ổn định thị trường giá cả trong dịp Tết Dương lịch và dịp Tết Nguyên đán Bính Thân 2016.
Theo chỉ đạo của Phó thủ tướng đồng thời là Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá, những tháng cuối năm 2015, phải tiếp tục kiên trì điều hành giá theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước với mức độ và liều lượng điều hành phù hợp để hạn chế sự can thiệp quá nhiều về mặt hành chính vào nền kinh tế.
Cụ thể, về giá xăng dầu, Phó thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các đơn vị liên quan tiếp tục kiên trì điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, trong đó thực hiện nhất quán trong điều hành thuế và Quỹ bình ổn giá xăng dầu, kết hợp với việc tổ chức lại mạng lưới nhập khẩu, phân phối xăng dầu để thúc đẩy tính cạnh tranh.
Bộ Công Thương đánh giá tình hình điều hành giá điện và những bất cập nếu có, từ đó chủ động điều hành theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Thủ tướng những vấn đề vượt thẩm quyền trong điều hành giá điện,, đồng thời thực hiện công khai, minh bạch trong điều hành giá điện.
Về thuốc chữa bệnh cho người, Bộ Y tế tiếp tục triển khai thực hiện các quy định mới về đấu thầu thuốc nhằm làm giảm giá mua thuốc của các cơ sở y tế công lập, từ đó giúp giảm chi phí tiền thuốc cho người bệnh và tiết kiệm chi mua thuốc từ quỹ Bảo hiểm y tế.
Về giá cước vận tải ôtô, Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu xây dựng chế tài xử lý phù hợp trong việc kê khai, điều chỉnh giá giá cước phù hợp với biến động giá nhiên liệu.
Phó thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan nghiên cứu lại cơ chế điều hành giá gạo, trong đó chú trọng biện pháp bảo đảm cân đối cung cầu để ổn định giá thóc, gạo, góp phần bảo đảm lợi nhuận cho người trồng lúa và an ninh lương thực.
Về học phí, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần nghiên cứu đổi mới cơ chế theo hướng không chỉ kết cấu đủ chi phí trong giá dịch vụ mà phải đổi mới toàn diện về cơ chế tài chính, cơ chế cấp phát, cơ chế hạch toán để thúc đẩy các đơn vị giáo dục cạnh tranh lành mạnh và hoạt động hiệu quả.
Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính sớm ban hành thông tư liên tịch quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc và triển khai thực hiện một bước kết cấu chi phí trực tiếp và phụ cấp đặc thù vào giá trong năm 2015.
Phó thủ tướng yêu cầu Bảo hiểm xã hội Việt Nam phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế, tạo thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm y tế cho người lao động phù hợp với lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ khám chữa bệnh theo thị trường.
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ của chính sách tiền tệ, trong đó điều hành tỷ giá, lãi suất, điều tiết lượng cung tiền hợp lý phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, tình hình lạm phát để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, đảm bảo thanh khoản của các tổ chức tín dụng, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối.
Chính phủ đánh giá, chỉ số giá tiêu dùng 9 tháng của năm 2015 ở mức thấp do nhiều nguyên nhân trong đó có sự tác động lớn từ biến động giảm của giá xăng dầu, giá nông sản, hàng hóa trên thị trường thế giới. Trong điều hành giá một số mặt hàng cụ thể đã thực hiện điều chỉnh theo lộ trình giá thị trường.
Tuy nhiên, trong triển khai điều hành giá một số dịch vụ như y tế, giáo dục còn chậm, chưa tận dụng được cơ hội lạm phát trong 9 tháng năm 2015 ở mức thấp để điều hành theo thị trường sớm hơn; công tác dự báo và đánh giá tác động của chính sách vẫn còn một số bất cập.
Theo chỉ đạo của Phó thủ tướng đồng thời là Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá, những tháng cuối năm 2015, phải tiếp tục kiên trì điều hành giá theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước với mức độ và liều lượng điều hành phù hợp để hạn chế sự can thiệp quá nhiều về mặt hành chính vào nền kinh tế.
Cụ thể, về giá xăng dầu, Phó thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các đơn vị liên quan tiếp tục kiên trì điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, trong đó thực hiện nhất quán trong điều hành thuế và Quỹ bình ổn giá xăng dầu, kết hợp với việc tổ chức lại mạng lưới nhập khẩu, phân phối xăng dầu để thúc đẩy tính cạnh tranh.
Bộ Công Thương đánh giá tình hình điều hành giá điện và những bất cập nếu có, từ đó chủ động điều hành theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Thủ tướng những vấn đề vượt thẩm quyền trong điều hành giá điện,, đồng thời thực hiện công khai, minh bạch trong điều hành giá điện.
Về thuốc chữa bệnh cho người, Bộ Y tế tiếp tục triển khai thực hiện các quy định mới về đấu thầu thuốc nhằm làm giảm giá mua thuốc của các cơ sở y tế công lập, từ đó giúp giảm chi phí tiền thuốc cho người bệnh và tiết kiệm chi mua thuốc từ quỹ Bảo hiểm y tế.
Về giá cước vận tải ôtô, Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu xây dựng chế tài xử lý phù hợp trong việc kê khai, điều chỉnh giá giá cước phù hợp với biến động giá nhiên liệu.
Phó thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan nghiên cứu lại cơ chế điều hành giá gạo, trong đó chú trọng biện pháp bảo đảm cân đối cung cầu để ổn định giá thóc, gạo, góp phần bảo đảm lợi nhuận cho người trồng lúa và an ninh lương thực.
Về học phí, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần nghiên cứu đổi mới cơ chế theo hướng không chỉ kết cấu đủ chi phí trong giá dịch vụ mà phải đổi mới toàn diện về cơ chế tài chính, cơ chế cấp phát, cơ chế hạch toán để thúc đẩy các đơn vị giáo dục cạnh tranh lành mạnh và hoạt động hiệu quả.
Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính sớm ban hành thông tư liên tịch quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc và triển khai thực hiện một bước kết cấu chi phí trực tiếp và phụ cấp đặc thù vào giá trong năm 2015.
Phó thủ tướng yêu cầu Bảo hiểm xã hội Việt Nam phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế, tạo thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm y tế cho người lao động phù hợp với lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ khám chữa bệnh theo thị trường.
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ của chính sách tiền tệ, trong đó điều hành tỷ giá, lãi suất, điều tiết lượng cung tiền hợp lý phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, tình hình lạm phát để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, đảm bảo thanh khoản của các tổ chức tín dụng, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối.
Chính phủ đánh giá, chỉ số giá tiêu dùng 9 tháng của năm 2015 ở mức thấp do nhiều nguyên nhân trong đó có sự tác động lớn từ biến động giảm của giá xăng dầu, giá nông sản, hàng hóa trên thị trường thế giới. Trong điều hành giá một số mặt hàng cụ thể đã thực hiện điều chỉnh theo lộ trình giá thị trường.
Tuy nhiên, trong triển khai điều hành giá một số dịch vụ như y tế, giáo dục còn chậm, chưa tận dụng được cơ hội lạm phát trong 9 tháng năm 2015 ở mức thấp để điều hành theo thị trường sớm hơn; công tác dự báo và đánh giá tác động của chính sách vẫn còn một số bất cập.