Giá đấu cổ phần Bảo Việt và ảnh hưởng tới thị trường
Những nhà đầu tư tham gia vào đấu giá Bảo Việt có những phương án sau để huy động vốn
Thị trường niêm yết mấy phiên giao dịch gần đây đang nghe ngóng diễn biến từ đợt đấu giá cổ phần Bảo Việt.
Mặc dù phải mất nhiều ngày nữa mới có kết quả nhưng kịch bản với tác động xấu tới thị trường từ phiên đấu giá này được xem là xác suất thấp.
Khó có giá trên trời
Vào thời điểm đấu giá Bảo Việt, thị trường niêm yết không nóng cộng với những bài học "bỏ của chạy lấy người" của một số phiên đấu giá trước đó sẽ khiến nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân thận trọng hơn khi đưa ra mức giá.
Hơn nữa, giá khởi điểm đặt ra tới 30.500 đồng/cổ phần sẽ khiến nhà đầu tư thận trọng hơn nếu bỏ cọc. Có thể nói điều này sẽ phần nào hạn chế được những mức giá "trên trời" như một số phiên đấu giá khác.
Mặt khác, giá đấu thành công bình quân sẽ là cơ sở để bán cho nhà đầu tư chiến lược và chắc chắn các tổ chức trên sẽ không muốn có mức giá bình quân quá cao. Bản thân lãnh đạo Bảo Việt cũng không mong muốn mức giá quá cao để đảm bảo thành công cho đợt chào bán này và cho các nhà đầu tư chiến lược. Vậy có thể suy đoán giá đấu Bảo Việt sẽ nằm trong khoảng hợp lý.
Theo một số phương pháp định giá của người viết có xét các yếu tố theo thị trường cho Bảo Việt, các kết quả nằm trong vòng từ 65.000 đồng/cổ phần đến 110.000 đồng/cổ phần. Đây cũng là khoảng giá được nhiều người dự đoán nhất. Sau khi chiết khấu đi những phần rủi ro và mong muốn có lợi nhuận của nhà đầu tư, có thể suy đoán mức giá bình quân trong khoảng trên dưới 70.000 đồng/cổ phần.
Lo ngại nguồn tiền chảy ngược?
Những nhà đầu tư tham gia vào đấu giá Bảo Việt có những phương án sau để huy động vốn. Thứ nhất, nhà đầu tư bán cổ phần đang nắm giữ. Thứ hai, họ thêm vốn vào thị trường chứng khoán từ nguồn khác như tiền tiết kiệm, vàng, bất động sản...
Với phương án thứ nhất, có hai lựa chọn cho nhà đầu tư: Bán trước khi đấu giá và bán sau khi biết tin trúng đấu giá. Với lựa chọn bán trước khi đấu giá, việc rút vốn khỏi thị trường cùng những ảnh hưởng đã xảy ra. Ở lựa chọn bán sau khi biết tin trúng đấu giá, thường chỉ xuất hiện ở nhà đầu tư cá nhân, và lựa chọn này là bị động, kèm theo nhiều rủi ro khiến nhà đầu tư có thể phải bỏ quyền mua và mất tiền đặt cọc.
Đây là đợt phát hành thêm cổ phần ra ngoài của Bảo Việt trong khi thị trường không sốt. Khối lượng chào bán lớn, giá khởi điểm 30.500 đồng/cổ phần là không hề thấp. Tuy nhiên, mức độ đăng ký đông của cả nhà đầu tư cá nhân và tổ chức trong, ngoài nước với khối lượng đặt mua của cả hai đối tượng đều vượt con số chào bán cho thấy nhà đầu tư đã chờ đón và có thời gian chuẩn bị cũng như thu xếp về các nguồn vốn cho đợt đấu giá.
Các nhà đầu tư lớn và đa phần nhà đầu tư cá nhân đã thu xếp vốn trước khi đấu giá, nên cho dù việc đấu giá Bảo Việt nếu thành công thì ảnh hưởng đến lượng vốn rút ra khỏi thị trường chứng khoán cũng không lớn do những ảnh hưởng này đã xảy ra hoặc được bổ sung thêm vốn vào của các nhà đầu tư.
Chúng ta có thể đặt ra ba kịch bản. Thứ nhất, nếu giá thành công bình quân của Bảo Việt thấp, có thể xảy ra một đợt điều chỉnh giá của các cổ phần cùng ngành. Khả năng này ít xảy ra nhất.
Thứ hai, giá đấu thành công quá cao, thị trường có khả năng tăng nóng trở lại. Đây là khả năng xảy ra cũng ít, nhưng ở mức thứ hai. Thứ ba, giá Bảo Việt trong khoảng dự đoán của nhiều nhà đầu tư đang chờ đấu giá Bảo Việt để quyết định mua bán, khi đó thị trường sẽ ổn định và tăng bền vững. Khả năng này xảy ra với xác suất lớn.
Xét chung lại thì lo ngại một lượng vốn lớn chảy ra từ thị trường chứng khoán niêm yết sau khi đấu giá Bảo Việt là rất ít và sẽ cân bằng hoặc nhỏ hơn với lượng vốn chuẩn bị trước khi đấu giá do không trúng thầu mà quay lại thị trường. Vậy thị trường tăng/giảm khi đó quyết định bởi niềm tin của nhà đầu tư.
Mặc dù phải mất nhiều ngày nữa mới có kết quả nhưng kịch bản với tác động xấu tới thị trường từ phiên đấu giá này được xem là xác suất thấp.
Khó có giá trên trời
Vào thời điểm đấu giá Bảo Việt, thị trường niêm yết không nóng cộng với những bài học "bỏ của chạy lấy người" của một số phiên đấu giá trước đó sẽ khiến nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân thận trọng hơn khi đưa ra mức giá.
Hơn nữa, giá khởi điểm đặt ra tới 30.500 đồng/cổ phần sẽ khiến nhà đầu tư thận trọng hơn nếu bỏ cọc. Có thể nói điều này sẽ phần nào hạn chế được những mức giá "trên trời" như một số phiên đấu giá khác.
Mặt khác, giá đấu thành công bình quân sẽ là cơ sở để bán cho nhà đầu tư chiến lược và chắc chắn các tổ chức trên sẽ không muốn có mức giá bình quân quá cao. Bản thân lãnh đạo Bảo Việt cũng không mong muốn mức giá quá cao để đảm bảo thành công cho đợt chào bán này và cho các nhà đầu tư chiến lược. Vậy có thể suy đoán giá đấu Bảo Việt sẽ nằm trong khoảng hợp lý.
Theo một số phương pháp định giá của người viết có xét các yếu tố theo thị trường cho Bảo Việt, các kết quả nằm trong vòng từ 65.000 đồng/cổ phần đến 110.000 đồng/cổ phần. Đây cũng là khoảng giá được nhiều người dự đoán nhất. Sau khi chiết khấu đi những phần rủi ro và mong muốn có lợi nhuận của nhà đầu tư, có thể suy đoán mức giá bình quân trong khoảng trên dưới 70.000 đồng/cổ phần.
Lo ngại nguồn tiền chảy ngược?
Những nhà đầu tư tham gia vào đấu giá Bảo Việt có những phương án sau để huy động vốn. Thứ nhất, nhà đầu tư bán cổ phần đang nắm giữ. Thứ hai, họ thêm vốn vào thị trường chứng khoán từ nguồn khác như tiền tiết kiệm, vàng, bất động sản...
Với phương án thứ nhất, có hai lựa chọn cho nhà đầu tư: Bán trước khi đấu giá và bán sau khi biết tin trúng đấu giá. Với lựa chọn bán trước khi đấu giá, việc rút vốn khỏi thị trường cùng những ảnh hưởng đã xảy ra. Ở lựa chọn bán sau khi biết tin trúng đấu giá, thường chỉ xuất hiện ở nhà đầu tư cá nhân, và lựa chọn này là bị động, kèm theo nhiều rủi ro khiến nhà đầu tư có thể phải bỏ quyền mua và mất tiền đặt cọc.
Đây là đợt phát hành thêm cổ phần ra ngoài của Bảo Việt trong khi thị trường không sốt. Khối lượng chào bán lớn, giá khởi điểm 30.500 đồng/cổ phần là không hề thấp. Tuy nhiên, mức độ đăng ký đông của cả nhà đầu tư cá nhân và tổ chức trong, ngoài nước với khối lượng đặt mua của cả hai đối tượng đều vượt con số chào bán cho thấy nhà đầu tư đã chờ đón và có thời gian chuẩn bị cũng như thu xếp về các nguồn vốn cho đợt đấu giá.
Các nhà đầu tư lớn và đa phần nhà đầu tư cá nhân đã thu xếp vốn trước khi đấu giá, nên cho dù việc đấu giá Bảo Việt nếu thành công thì ảnh hưởng đến lượng vốn rút ra khỏi thị trường chứng khoán cũng không lớn do những ảnh hưởng này đã xảy ra hoặc được bổ sung thêm vốn vào của các nhà đầu tư.
Chúng ta có thể đặt ra ba kịch bản. Thứ nhất, nếu giá thành công bình quân của Bảo Việt thấp, có thể xảy ra một đợt điều chỉnh giá của các cổ phần cùng ngành. Khả năng này ít xảy ra nhất.
Thứ hai, giá đấu thành công quá cao, thị trường có khả năng tăng nóng trở lại. Đây là khả năng xảy ra cũng ít, nhưng ở mức thứ hai. Thứ ba, giá Bảo Việt trong khoảng dự đoán của nhiều nhà đầu tư đang chờ đấu giá Bảo Việt để quyết định mua bán, khi đó thị trường sẽ ổn định và tăng bền vững. Khả năng này xảy ra với xác suất lớn.
Xét chung lại thì lo ngại một lượng vốn lớn chảy ra từ thị trường chứng khoán niêm yết sau khi đấu giá Bảo Việt là rất ít và sẽ cân bằng hoặc nhỏ hơn với lượng vốn chuẩn bị trước khi đấu giá do không trúng thầu mà quay lại thị trường. Vậy thị trường tăng/giảm khi đó quyết định bởi niềm tin của nhà đầu tư.