Giá dầu "hạ nhiệt", vì sao?
Giá dầu thô đã giảm khá mạnh trong hai tuần qua, nhất là mấy phiên giao dịch gần đây
Giá dầu thô đã giảm khá mạnh trong hai tuần qua, nhất là mấy phiên giao dịch gần đây và dao động ở mức 124 USD/thùng (tính đến 11 giờ ngày 24/7).
Giới phân tích cho rằng giá dầu có thể giảm xuống mức 120 USD/thùng.
Tuy nhiên, giá dầu vẫn đang ở mức rất cao so với hồi đầu năm, khi giá dầu thô lần đâu tiên vượt ngưỡng 100 USD/thùng và các chuyên gia cảnh báo rằng xu thế giá dầu giảm chỉ là tạm thời.
Ba nguyên nhân khiến giá dầu giảm
Giá dầu thô đã giảm tới hơn 20 USD, từ mức kỷ lục 147 USD/thùng, trong khoảng 2 tuần qua. Theo các chuyên gia, có ba nguyên nhân cơ bản khiến dầu giảm giá mạnh, nhất là trong mấy ngày qua.
Thứ nhất, ba ngày qua, tâm lý lo ngại cơn bão nhiệt đới mạnh Dolly ảnh hưởng tới nguồn cung cấp dầu thô ở Vịnh Mexico đã lắng dịu, khi cơn bão này chuyển hướng.
Nguyên nhân thứ hai là đồng USD lên giá so với các đồng tiền chủ chốt khác cũng khiến giá dầu "hạ nhiệt". Giá USD có xu hướng tăng lên, sẽ làm giảm sự hấp dẫn của mặt hàng dầu mỏ đối với các nhà đầu tư.
Nguyên nhân thứ ba, quan trọng nhất, đó là kinh tế Mỹ suy giảm, đã khiến nhu cầu tiêu thụ dầu ở đất nước ngồn 20% lượng dầu thô của thế giới này giảm đáng kể.
Ngày 22/7, thông tin về khoản thua lỗ tới 9 tỷ USD của Ngân hàng Wachovia, cùng các khoản nợ xấu trong lĩnh vực tín dụng thế chấp, đã đẩy giá dầu thô tại thị trường Mỹ giảm mạnh. Tại New York, giá dầu thô ngọt nhẹ hợp đồng giao tháng 8/2008 giảm 3,09 USD, đứng ở mức 127,95 USD/thùng, thấp nhất kể từ ngày 5/6. Giá xăng bán lẻ tại Mỹ giảm xuống mức trung bình 4,055 USD/galon (1 galon= 3,78 lít), từ mức đỉnh cao 4,114 USD/galon.
Theo ông Phil Flynn, chuyên gia phân tích Công ty Alaron Trading, phát biểu của người đứng đầu Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) vừa qua khẳng định, nước Mỹ đang đi đúng hướng trong khắc phục các khó khăn của thị trường tài chính, đã làm giảm mối lo của giới đầu tư.
Vì thế, họ rút bớt tiền đầu cơ khỏi mặt hàng dầu thô, khiến giá dầu giảm.
Tuy nhiên, nhà tỷ phú đầu tư năng lượng Mỹ, Boone Pickens cảnh báo, nếu Mỹ không giảm bớt sự lệ thuộc ngày càng lớn vào nguồn nhập khẩu thì trong vòng 10 năm tới, giá dầu có thể vọt lên mức 300 USD/thùng.
Đẩy mạnh chống đầu cơ dầu mỏ
Trước thức trạng giá dầu cao, gây khó khăn cho phát triển kinh tế, Mỹ đang đẩy mạnh các biện pháp tiết kiệm, chống đầu cơ dầu mỏ và tìm nguồn năng lượng thay thế. Bộ Năng lượng Mỹ dự báo đến năm 2030, sản lượng điện khai thác từ gió sẽ chiếm tới 20% nguồn cung cấp năng lượng của Mỹ.
Trước mắt, đẩy mạnh chống đầu cơ dầu mỏ đang được chính giới ở Mỹ coi là biện pháp cơ bản ngăn chặn “sốt” giá dầu. Những ngày qua, Thượng nghị sĩ, ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ, Barack Obama đã giành được sự ủng hộ của nhiều cử tri, khi ông khẳng định sẽ tuyên chiến với nạn đầu cơ năng lượng; cam kết chấm dứt việc thả nổi các giao dịch dầu mỏ cùng các đề xuất chi tiết về siết chặt hoạt động của các công ty dầu mỏ.
Ông đã công kích quyết định năm 2000 của Uỷ ban Giao dịch hàng hoá kỳ hạn Hoa Kỳ (CFTC) bãi bỏ việc giám sát hoạt động của các tập đoàn dầu mỏ. Ông cho rằng quyết định này đã ''mở đường'' cho nạn đầu cơ dầu mỏ, khiến giá năng lượng, đặc biệt là giá xăng, không ngừng tăng cao ở Mỹ.
Thượng viện Mỹ ngày 22/7 đã thông qua một dự luật của các nghị sĩ đảng Dân chủ đẩy mạnh chống nạn đầu cơ dầu mỏ. Dự luật này yêu cầu CFTC đưa ra những hạn chế đối với các giao dịch của các nhà đầu tư và đầu cơ trên thị trường dầu mỏ, đồng thời loại trừ các khe hở pháp lý cho phép các nhà đầu cơ giao dịch trên thị trường dầu mỏ London ''lách'' được những quy định ngặt nghèo của Mỹ.
Các nghị sĩ Đảng Dân chủ cho rằng, song hành cùng giá dầu mỏ tăng mạnh là việc tăng cường các giao dịch trên thị trường dầu mỏ giao sau, cũng như lượng vốn đầu tư đổ vào ngành này.
Tuy nhiên, báo cáo công bố ngày 21/7 của CFTC khẳng định, đầu cơ không phải là nguyên nhân chính khiến giá dầu mỏ tăng. Giá tăng là do sự mất cân đối giữa cung và cầu.
Theo CFTC, nền kinh tế thế giới đang phát triển với tốc độ nhanh nhất trong nhiều thập kỷ qua, các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, chính là yếu tố làm tăng nhu cầu dầu mỏ. Sự mất cân bằng giữa nguồn cung khan hiếm và nhu cầu tăng mạnh sẽ tiếp tục kéo dài, tăng sức ép đối với giá dầu mỏ.
Giới phân tích cho rằng giá dầu có thể giảm xuống mức 120 USD/thùng.
Tuy nhiên, giá dầu vẫn đang ở mức rất cao so với hồi đầu năm, khi giá dầu thô lần đâu tiên vượt ngưỡng 100 USD/thùng và các chuyên gia cảnh báo rằng xu thế giá dầu giảm chỉ là tạm thời.
Ba nguyên nhân khiến giá dầu giảm
Giá dầu thô đã giảm tới hơn 20 USD, từ mức kỷ lục 147 USD/thùng, trong khoảng 2 tuần qua. Theo các chuyên gia, có ba nguyên nhân cơ bản khiến dầu giảm giá mạnh, nhất là trong mấy ngày qua.
Thứ nhất, ba ngày qua, tâm lý lo ngại cơn bão nhiệt đới mạnh Dolly ảnh hưởng tới nguồn cung cấp dầu thô ở Vịnh Mexico đã lắng dịu, khi cơn bão này chuyển hướng.
Nguyên nhân thứ hai là đồng USD lên giá so với các đồng tiền chủ chốt khác cũng khiến giá dầu "hạ nhiệt". Giá USD có xu hướng tăng lên, sẽ làm giảm sự hấp dẫn của mặt hàng dầu mỏ đối với các nhà đầu tư.
Nguyên nhân thứ ba, quan trọng nhất, đó là kinh tế Mỹ suy giảm, đã khiến nhu cầu tiêu thụ dầu ở đất nước ngồn 20% lượng dầu thô của thế giới này giảm đáng kể.
Ngày 22/7, thông tin về khoản thua lỗ tới 9 tỷ USD của Ngân hàng Wachovia, cùng các khoản nợ xấu trong lĩnh vực tín dụng thế chấp, đã đẩy giá dầu thô tại thị trường Mỹ giảm mạnh. Tại New York, giá dầu thô ngọt nhẹ hợp đồng giao tháng 8/2008 giảm 3,09 USD, đứng ở mức 127,95 USD/thùng, thấp nhất kể từ ngày 5/6. Giá xăng bán lẻ tại Mỹ giảm xuống mức trung bình 4,055 USD/galon (1 galon= 3,78 lít), từ mức đỉnh cao 4,114 USD/galon.
Theo ông Phil Flynn, chuyên gia phân tích Công ty Alaron Trading, phát biểu của người đứng đầu Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) vừa qua khẳng định, nước Mỹ đang đi đúng hướng trong khắc phục các khó khăn của thị trường tài chính, đã làm giảm mối lo của giới đầu tư.
Vì thế, họ rút bớt tiền đầu cơ khỏi mặt hàng dầu thô, khiến giá dầu giảm.
Tuy nhiên, nhà tỷ phú đầu tư năng lượng Mỹ, Boone Pickens cảnh báo, nếu Mỹ không giảm bớt sự lệ thuộc ngày càng lớn vào nguồn nhập khẩu thì trong vòng 10 năm tới, giá dầu có thể vọt lên mức 300 USD/thùng.
Đẩy mạnh chống đầu cơ dầu mỏ
Trước thức trạng giá dầu cao, gây khó khăn cho phát triển kinh tế, Mỹ đang đẩy mạnh các biện pháp tiết kiệm, chống đầu cơ dầu mỏ và tìm nguồn năng lượng thay thế. Bộ Năng lượng Mỹ dự báo đến năm 2030, sản lượng điện khai thác từ gió sẽ chiếm tới 20% nguồn cung cấp năng lượng của Mỹ.
Trước mắt, đẩy mạnh chống đầu cơ dầu mỏ đang được chính giới ở Mỹ coi là biện pháp cơ bản ngăn chặn “sốt” giá dầu. Những ngày qua, Thượng nghị sĩ, ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ, Barack Obama đã giành được sự ủng hộ của nhiều cử tri, khi ông khẳng định sẽ tuyên chiến với nạn đầu cơ năng lượng; cam kết chấm dứt việc thả nổi các giao dịch dầu mỏ cùng các đề xuất chi tiết về siết chặt hoạt động của các công ty dầu mỏ.
Ông đã công kích quyết định năm 2000 của Uỷ ban Giao dịch hàng hoá kỳ hạn Hoa Kỳ (CFTC) bãi bỏ việc giám sát hoạt động của các tập đoàn dầu mỏ. Ông cho rằng quyết định này đã ''mở đường'' cho nạn đầu cơ dầu mỏ, khiến giá năng lượng, đặc biệt là giá xăng, không ngừng tăng cao ở Mỹ.
Thượng viện Mỹ ngày 22/7 đã thông qua một dự luật của các nghị sĩ đảng Dân chủ đẩy mạnh chống nạn đầu cơ dầu mỏ. Dự luật này yêu cầu CFTC đưa ra những hạn chế đối với các giao dịch của các nhà đầu tư và đầu cơ trên thị trường dầu mỏ, đồng thời loại trừ các khe hở pháp lý cho phép các nhà đầu cơ giao dịch trên thị trường dầu mỏ London ''lách'' được những quy định ngặt nghèo của Mỹ.
Các nghị sĩ Đảng Dân chủ cho rằng, song hành cùng giá dầu mỏ tăng mạnh là việc tăng cường các giao dịch trên thị trường dầu mỏ giao sau, cũng như lượng vốn đầu tư đổ vào ngành này.
Tuy nhiên, báo cáo công bố ngày 21/7 của CFTC khẳng định, đầu cơ không phải là nguyên nhân chính khiến giá dầu mỏ tăng. Giá tăng là do sự mất cân đối giữa cung và cầu.
Theo CFTC, nền kinh tế thế giới đang phát triển với tốc độ nhanh nhất trong nhiều thập kỷ qua, các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, chính là yếu tố làm tăng nhu cầu dầu mỏ. Sự mất cân bằng giữa nguồn cung khan hiếm và nhu cầu tăng mạnh sẽ tiếp tục kéo dài, tăng sức ép đối với giá dầu mỏ.