Giá dầu hồi phục sau báo cáo từ IEA
IEA tuy hạ thấp dự báo tiêu thụ dầu thô của Trung Quốc, nhưng lại nâng dự báo triển vọng tiêu thụ dầu thô toàn cầu
Báo cáo của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) về triển vọng tiêu thụ năng lượng trên thế giới trong thời gian tới, đã trở thành yếu tố thúc đẩy giá dầu tương lai tăng nhẹ trở lại trong phiên giao dịch ngày 12/6.
Chốt phiên này, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 7 trên sàn giao dịch hàng hóa New York tăng nhẹ 50 cent, tương ứng với mức 0,5%, lên 95,88 USD mỗi thùng. Theo số liệu của FactSet, mức giá cao nhất trong ngày của dầu thô kỳ hạn loại này là 96,45 USD được xác lập trong đầu phiên giao dịch.
Trên sàn giao dịch hàng hóa London, giá dầu thô ngọt, nhẹ Brent Biển Bắc cũng tăng được 53 cent, tương ứng với mức 0,5%, lên 103,49 USD mỗi thùng. Hiện tại, khoản chênh lệch giữa hợp đồng dầu thô New York và dầu thô Brent Biển Bắc đã được nâng lên trên 7 USD, tăng nhẹ so với hôm qua.
Hôm qua, Cơ quan Thông tin Năng lượng thuộc Bộ Năng lượng Mỹ công bố báo cáo cho biết, trong tuần kết thúc vào ngày 7/6 vừa qua, lượng cung dầu thô của nước này tăng được 2,5 triệu thùng, lên mức 393,8 triệu thùng, tương tự dự báo của giới phân tích trong cuộc điều tra dư luận của Platts.
Cũng theo báo cáo này, lượng cung xăng trong tuần trên đã tăng 2,7 triệu thùng, những chế phẩm khác từ dầu thô (bao gồm dầu sưởi) giảm 1,2 triệu thùng. Còn theo dự báo của giới chuyên môn, cung xăng dự kiến tăng 1 triệu thùng trong tuần, còn cung các chế phẩm khác thì tăng được 1,4 triệu thùng.
Phiên giao dịch ngày 11/6, giá dầu thô thế giới đã giảm mạnh sau khi Viện Dầu khí Mỹ công bố báo cáo cho thấy, cung dầu thô của Mỹ trong tuần kết thúc vào ngày 7/6 vừa qua, đã tăng được gần 9 triệu thùng, cao hơn nhiều so với con số thực tế cũng như các ước tính của các nhà phân tích thị trường.
Trước đó, đầu ngày, IEA nhận định rằng, trong năm 2013 Trung Quốc, nước tiêu thụ dầu lớn thứ 2 thế giới, sẽ tiêu thụ ít hơn so với ước tính trước đó, mặc dù tổng lượng cầu dầu thô của nền kinh tế này vẫn tăng trưởng 3,8%. Cũng theo EIA, nhu cầu dầu thô trên toàn cầu sẽ tăng 0,9% trong năm 2013.
Theo giới phân tích, bản báo cáo của IEA tuy hạ thấp dự báo tiêu thụ dầu thô của Trung Quốc, nhưng lại nâng dự báo triển vọng tiêu thụ dầu thô toàn cầu. Về mặt ý nghĩa, bản báo cáo này vẫn có tác dụng nâng đỡ thị trường, vốn đã chịu áp lực nặng nề từ các dự báo giảm đưa ra từ hồi cuối năm 2012.
Cũng trên sàn giao dịch hàng hóa New York, kết thúc phiên 12/6, giá xăng giao tháng 7 giảm 1 cent, xuống còn 2,81 USD/gallon, trong khi giá dầu sưởi giao cùng kỳ hạn tăng 4 cent, tương ứng 2%, lên 2,90 USD mỗi gallon. Giá khí tự nhiên cũng tăng 6 cent, tương ứng 0,2%, lên 3,78 USD/ triệu BTU.
Chốt phiên này, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 7 trên sàn giao dịch hàng hóa New York tăng nhẹ 50 cent, tương ứng với mức 0,5%, lên 95,88 USD mỗi thùng. Theo số liệu của FactSet, mức giá cao nhất trong ngày của dầu thô kỳ hạn loại này là 96,45 USD được xác lập trong đầu phiên giao dịch.
Trên sàn giao dịch hàng hóa London, giá dầu thô ngọt, nhẹ Brent Biển Bắc cũng tăng được 53 cent, tương ứng với mức 0,5%, lên 103,49 USD mỗi thùng. Hiện tại, khoản chênh lệch giữa hợp đồng dầu thô New York và dầu thô Brent Biển Bắc đã được nâng lên trên 7 USD, tăng nhẹ so với hôm qua.
Hôm qua, Cơ quan Thông tin Năng lượng thuộc Bộ Năng lượng Mỹ công bố báo cáo cho biết, trong tuần kết thúc vào ngày 7/6 vừa qua, lượng cung dầu thô của nước này tăng được 2,5 triệu thùng, lên mức 393,8 triệu thùng, tương tự dự báo của giới phân tích trong cuộc điều tra dư luận của Platts.
Cũng theo báo cáo này, lượng cung xăng trong tuần trên đã tăng 2,7 triệu thùng, những chế phẩm khác từ dầu thô (bao gồm dầu sưởi) giảm 1,2 triệu thùng. Còn theo dự báo của giới chuyên môn, cung xăng dự kiến tăng 1 triệu thùng trong tuần, còn cung các chế phẩm khác thì tăng được 1,4 triệu thùng.
Phiên giao dịch ngày 11/6, giá dầu thô thế giới đã giảm mạnh sau khi Viện Dầu khí Mỹ công bố báo cáo cho thấy, cung dầu thô của Mỹ trong tuần kết thúc vào ngày 7/6 vừa qua, đã tăng được gần 9 triệu thùng, cao hơn nhiều so với con số thực tế cũng như các ước tính của các nhà phân tích thị trường.
Trước đó, đầu ngày, IEA nhận định rằng, trong năm 2013 Trung Quốc, nước tiêu thụ dầu lớn thứ 2 thế giới, sẽ tiêu thụ ít hơn so với ước tính trước đó, mặc dù tổng lượng cầu dầu thô của nền kinh tế này vẫn tăng trưởng 3,8%. Cũng theo EIA, nhu cầu dầu thô trên toàn cầu sẽ tăng 0,9% trong năm 2013.
Theo giới phân tích, bản báo cáo của IEA tuy hạ thấp dự báo tiêu thụ dầu thô của Trung Quốc, nhưng lại nâng dự báo triển vọng tiêu thụ dầu thô toàn cầu. Về mặt ý nghĩa, bản báo cáo này vẫn có tác dụng nâng đỡ thị trường, vốn đã chịu áp lực nặng nề từ các dự báo giảm đưa ra từ hồi cuối năm 2012.
Cũng trên sàn giao dịch hàng hóa New York, kết thúc phiên 12/6, giá xăng giao tháng 7 giảm 1 cent, xuống còn 2,81 USD/gallon, trong khi giá dầu sưởi giao cùng kỳ hạn tăng 4 cent, tương ứng 2%, lên 2,90 USD mỗi gallon. Giá khí tự nhiên cũng tăng 6 cent, tương ứng 0,2%, lên 3,78 USD/ triệu BTU.