Giá dầu tăng liên tục 4 phiên
Xuất hiện những tín hiệu mới cho thấy sản lượng dầu của Mỹ có thể đã đạt đỉnh
Giá dầu thế giới đã tăng 4 phiên liên tục tính đến hôm qua (14/4) trước những tín hiệu mới cho thấy sản lượng dầu của Mỹ có thể đã đạt đỉnh.
Tờ Wall Street Journal dẫn số liệu mới nhất được chính quyền vùng North Dakota cho biết, sản lượng dầu ở khu vực này giảm tháng thứ hai liên tiếp tính đến tháng 2 vừa qua. Trong tháng 2, North Dakota khai thác 1,18 triệu thùng dầu mỗi ngày, giảm từ mức kỷ lục 1,23 triệu thùng dầu/ngày đạt được vào tháng 12 năm ngoái.
Số giàn khoan dầu và khí còn hoạt động ở North Dakota đã giảm xuống còn 91 giàn, mức thấp nhất kể từ tháng 1/2010.
North Dakota vốn được xem là một “vựa” dầu đá phiến của Mỹ. Mấy năm gần đây, sản lượng dầu đá phiến của Mỹ, trong đó có các mỏ dầu ở North Dakota, tăng bùng nổ, góp phần đẩy giá dầu thế giới lao dốc.
Đóng cửa phiên giao dịch hôm qua, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 5 tại thị trường New York tăng 1,38 USD/thùng, tương đương tăng 2,7%, đạt 53,29 USD/thùng. Tại thị trường London, giá dầu thô Brent tăng 0,5 USD/thùng, tương đương tăng 0,9%, còn 58,43 USD/thùng.
Đồng USD giảm giá cũng hỗ trợ cho giá dầu trong phiên này. Đồng bạc xanh xuống giá so với các đồng tiền chủ chốt khác sau khi Mỹ công bố số liệu bán lẻ không khả quan như dự báo.
Vào hôm thứ Hai, giá dầu được hỗ trợ sau khi Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ đưa ra dự báo nói rằng tổng sản lượng dầu thô tại 7 vùng sản xuất dầu đã phiến chính của Mỹ có thể giảm 57.000 thùng/ngày trong tháng 5 so với tháng 4.
Tuy vậy, một số nhà phân tích cảnh báo rằng mức giảm sản lượng dầu đá phiến của Mỹ như vậy có thể chưa đủ để giải quyết tình trạng dư thừa dầu toàn cầu - nguyên nhân khiến giá dầu sụt giảm từ mùa hè năm ngoái.
Giới chuyên gia thận trọng cho rằng, mức tồn kho dầu của Mỹ sẽ còn tăng trong một vài tuần tới do nguồn cung vẫn vượt nhu cầu tiêu thụ. Bởi vậy, giá dầu có thể vẫn còn đương đầu áp lực giảm giá trong thời gian trước mắt.
Hôm qua, Bộ trưởng Bộ Dầu lửa Iran kêu gọi Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) cắt giảm ít nhất 5% sản lượng. Mức trần sản lượng của OPEC hiện là 30 triệu thùng/ngày, nhưng nhóm này đã khai thác vượt trần trong những tháng gần đây.
Trong bản tin hàng tháng ra ngày thứ Hai vừa rồi, OPEC tái khẳng định quan điểm sẽ không cắt giảm sản lượng trừ phi các nhà sản xuất ngoài khối thực hiện cắt giảm. Cuộc họp tiếp định kỳ theo của OPEC sẽ diễn ra vào tháng 6.
Cũng trong phiên giao dịch hôm qua, giá xăng giao sau tại Mỹ tăng 1,7%, lên mức 1,836 USD/gallon. Giá dầu diesel giao sau tăng 1%, lên 1,8017 USD/gallon.
Tờ Wall Street Journal dẫn số liệu mới nhất được chính quyền vùng North Dakota cho biết, sản lượng dầu ở khu vực này giảm tháng thứ hai liên tiếp tính đến tháng 2 vừa qua. Trong tháng 2, North Dakota khai thác 1,18 triệu thùng dầu mỗi ngày, giảm từ mức kỷ lục 1,23 triệu thùng dầu/ngày đạt được vào tháng 12 năm ngoái.
Số giàn khoan dầu và khí còn hoạt động ở North Dakota đã giảm xuống còn 91 giàn, mức thấp nhất kể từ tháng 1/2010.
North Dakota vốn được xem là một “vựa” dầu đá phiến của Mỹ. Mấy năm gần đây, sản lượng dầu đá phiến của Mỹ, trong đó có các mỏ dầu ở North Dakota, tăng bùng nổ, góp phần đẩy giá dầu thế giới lao dốc.
Đóng cửa phiên giao dịch hôm qua, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 5 tại thị trường New York tăng 1,38 USD/thùng, tương đương tăng 2,7%, đạt 53,29 USD/thùng. Tại thị trường London, giá dầu thô Brent tăng 0,5 USD/thùng, tương đương tăng 0,9%, còn 58,43 USD/thùng.
Đồng USD giảm giá cũng hỗ trợ cho giá dầu trong phiên này. Đồng bạc xanh xuống giá so với các đồng tiền chủ chốt khác sau khi Mỹ công bố số liệu bán lẻ không khả quan như dự báo.
Vào hôm thứ Hai, giá dầu được hỗ trợ sau khi Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ đưa ra dự báo nói rằng tổng sản lượng dầu thô tại 7 vùng sản xuất dầu đã phiến chính của Mỹ có thể giảm 57.000 thùng/ngày trong tháng 5 so với tháng 4.
Tuy vậy, một số nhà phân tích cảnh báo rằng mức giảm sản lượng dầu đá phiến của Mỹ như vậy có thể chưa đủ để giải quyết tình trạng dư thừa dầu toàn cầu - nguyên nhân khiến giá dầu sụt giảm từ mùa hè năm ngoái.
Giới chuyên gia thận trọng cho rằng, mức tồn kho dầu của Mỹ sẽ còn tăng trong một vài tuần tới do nguồn cung vẫn vượt nhu cầu tiêu thụ. Bởi vậy, giá dầu có thể vẫn còn đương đầu áp lực giảm giá trong thời gian trước mắt.
Hôm qua, Bộ trưởng Bộ Dầu lửa Iran kêu gọi Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) cắt giảm ít nhất 5% sản lượng. Mức trần sản lượng của OPEC hiện là 30 triệu thùng/ngày, nhưng nhóm này đã khai thác vượt trần trong những tháng gần đây.
Trong bản tin hàng tháng ra ngày thứ Hai vừa rồi, OPEC tái khẳng định quan điểm sẽ không cắt giảm sản lượng trừ phi các nhà sản xuất ngoài khối thực hiện cắt giảm. Cuộc họp tiếp định kỳ theo của OPEC sẽ diễn ra vào tháng 6.
Cũng trong phiên giao dịch hôm qua, giá xăng giao sau tại Mỹ tăng 1,7%, lên mức 1,836 USD/gallon. Giá dầu diesel giao sau tăng 1%, lên 1,8017 USD/gallon.