Giá dầu thế giới đã giảm 6 tuần liên tiếp
Theo FactSet, chưa bao giờ kể từ năm 1998 đến nay, thị trường dầu thô liên tục xuống giá dài hơi như vậy
Giá dầu thô thế giới đã xác lập tuần đi xuống thứ 6 liên tiếp bất chấp việc tăng nhẹ trong phiên cuối tuần (15/11). Đây cũng là chuỗi tuần giảm giá dài hơi nhất của dầu thô hợp đồng kỳ hạn trong khoảng 15 năm qua.
Chốt phiên giao dịch ngày 15/11, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 12 trên sàn hàng hóa New York tăng nhẹ 8 cent, tương ứng với mức tăng 0,1%, lên 93,84 USD mỗi thùng, sau khi đã giảm 12 cent trong phiên liền trước. Tính chung cả tuần, giá dầu thô WTI đã giảm 0,8% và là tuần đi xuống thứ 6 liên tiếp. Theo FactSet, chưa bao giờ kể từ năm 1998 đến nay, thị trường liên tục đi xuống dài hơi như vậy.
Trên sàn hàng hóa London, giá dầu thô ngọt, nhẹ Brent Biển Bắc giao tháng 1/2014 đóng cửa ngày 15/11 ở mức giá 108,50 USD mỗi thùng, tăng 22 cent so với phiên giao dịch liền trước, tương ứng với mức tăng 0,2%, do nhà đầu tư lo ngại về khả năng gián đoạn nguồn cung từ Libya và việc hợp đồng dầu Brent tháng 12 hết hạn. Tính chung cả tuần, dầu Brent tăng 3%, là tuần tăng đầu tiên trong 5 tuần.
Hiện tại khoảng chênh lệch giá giữa dầu thô tương lai trên sàn New York và trên sàn London là 14,66 USD mỗi thùng. Trong phiên giao dịch liền trước, khoảng cách này lên hơn 15 USD mỗi thùng, cao nhất kể từ tháng 3 cho tới nay. Điều này rất đáng chú ý bởi trước đây không lâu, khoảng chênh về giá cả giữa hai hợp đồng dầu thô quan trọng nhất thế giới này, đã được rút ngắn xuống chỉ còn có vài USD.
Phiên giao dịch đêm qua, sự đi lên trở lại của dầu thô WTI trên sàn New York chủ yếu xuất phát từ những phản ứng tích cực của nhà đầu tư đối với phát biểu của bà Janet Yellen, người được đề cử làm Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) thay ông Ben Bernanke. Thái độ ủng hộ nhiệt thành của bà Yellen đối với các biện pháp hỗ trợ tăng trưởng của FED đã mang lại niềm phấn khích cho thị trường.
Trước đó, thị trường hàng hóa quốc tế đã liên tục dồn xóc sau khi có những tin đồn về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ rút bỏ các biện pháp nới lỏng tiền tệ ngay vào đầu tháng 12 tới. Điều này càng trở nên đáng tin hơn sau khi Bộ Lao động Mỹ công bố báo cáo việc làm tháng 10 vẫn tăng trưởng mạnh bất chấp việc chính quyền liên bang Mỹ phải đóng cửa ngừng hoạt động suốt 16 ngày trong tháng.
Tuy nhiên, đà tăng của giá dầu WTI giao tháng 12 đã bị chững lại do chịu ảnh hưởng bởi tình hình cung ứng dầu thô tại Mỹ ngày càng lớn, trong khi triển vọng tiêu thụ năng lượng vẫn còn quá u ám. Nhiều nhà đầu tư lo việc cung ứng dầu thô tại Mỹ tăng liên tiếp 8 tuần vừa qua, với tổng mức tăng hơn 30 triệu thùng, có thể còn gây sức ép lớn đối với các hoạt động giao dịch năng lượng trong nhiều phiên sắp tới.
Thêm vào đó, thị trường cũng nhận được báo cáo cho biết chỉ số các điều kiện kinh doanh tại khu vực New York xuống âm 2,2% trong tháng 11, lần đầu tiên xuống mức âm kể từ tháng 5 tới nay. Sản lượng công nghiệp ở Mỹ trong tháng 10 cũng giảm 0,1%, lần đầu tiên kể từ tháng 7, bất kể giới phân tích đã dự báo đi ngang. Những báo cáo này cũng có ảnh hưởng nhất định tới thị trường trong phiên cuối tuần.
Cũng trên sàn giao dịch hàng hóa New York, kết thúc phiên cuối tuần, giá xăng giao tháng 12 giảm gần 3 cent, tương ứng với 1%, xuống còn 2,66 USD/gallon. Giá dầu sưởi giao cùng kỳ hạn tăng nhẹ lên 2,94 USD/gallon. Giá khí đốt giao tháng 12 tăng 5,5 cent, tương ứng với mức 1,5% lên 3,66 USD/ triệu BTU. Tính cả tuần giá xăng tăng 4,1%, giá dầu sưởi tăng 2,3%, trong khi giá khí đốt tăng được 2,8%.
Chốt phiên giao dịch ngày 15/11, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 12 trên sàn hàng hóa New York tăng nhẹ 8 cent, tương ứng với mức tăng 0,1%, lên 93,84 USD mỗi thùng, sau khi đã giảm 12 cent trong phiên liền trước. Tính chung cả tuần, giá dầu thô WTI đã giảm 0,8% và là tuần đi xuống thứ 6 liên tiếp. Theo FactSet, chưa bao giờ kể từ năm 1998 đến nay, thị trường liên tục đi xuống dài hơi như vậy.
Trên sàn hàng hóa London, giá dầu thô ngọt, nhẹ Brent Biển Bắc giao tháng 1/2014 đóng cửa ngày 15/11 ở mức giá 108,50 USD mỗi thùng, tăng 22 cent so với phiên giao dịch liền trước, tương ứng với mức tăng 0,2%, do nhà đầu tư lo ngại về khả năng gián đoạn nguồn cung từ Libya và việc hợp đồng dầu Brent tháng 12 hết hạn. Tính chung cả tuần, dầu Brent tăng 3%, là tuần tăng đầu tiên trong 5 tuần.
Hiện tại khoảng chênh lệch giá giữa dầu thô tương lai trên sàn New York và trên sàn London là 14,66 USD mỗi thùng. Trong phiên giao dịch liền trước, khoảng cách này lên hơn 15 USD mỗi thùng, cao nhất kể từ tháng 3 cho tới nay. Điều này rất đáng chú ý bởi trước đây không lâu, khoảng chênh về giá cả giữa hai hợp đồng dầu thô quan trọng nhất thế giới này, đã được rút ngắn xuống chỉ còn có vài USD.
Phiên giao dịch đêm qua, sự đi lên trở lại của dầu thô WTI trên sàn New York chủ yếu xuất phát từ những phản ứng tích cực của nhà đầu tư đối với phát biểu của bà Janet Yellen, người được đề cử làm Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) thay ông Ben Bernanke. Thái độ ủng hộ nhiệt thành của bà Yellen đối với các biện pháp hỗ trợ tăng trưởng của FED đã mang lại niềm phấn khích cho thị trường.
Trước đó, thị trường hàng hóa quốc tế đã liên tục dồn xóc sau khi có những tin đồn về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ rút bỏ các biện pháp nới lỏng tiền tệ ngay vào đầu tháng 12 tới. Điều này càng trở nên đáng tin hơn sau khi Bộ Lao động Mỹ công bố báo cáo việc làm tháng 10 vẫn tăng trưởng mạnh bất chấp việc chính quyền liên bang Mỹ phải đóng cửa ngừng hoạt động suốt 16 ngày trong tháng.
Tuy nhiên, đà tăng của giá dầu WTI giao tháng 12 đã bị chững lại do chịu ảnh hưởng bởi tình hình cung ứng dầu thô tại Mỹ ngày càng lớn, trong khi triển vọng tiêu thụ năng lượng vẫn còn quá u ám. Nhiều nhà đầu tư lo việc cung ứng dầu thô tại Mỹ tăng liên tiếp 8 tuần vừa qua, với tổng mức tăng hơn 30 triệu thùng, có thể còn gây sức ép lớn đối với các hoạt động giao dịch năng lượng trong nhiều phiên sắp tới.
Thêm vào đó, thị trường cũng nhận được báo cáo cho biết chỉ số các điều kiện kinh doanh tại khu vực New York xuống âm 2,2% trong tháng 11, lần đầu tiên xuống mức âm kể từ tháng 5 tới nay. Sản lượng công nghiệp ở Mỹ trong tháng 10 cũng giảm 0,1%, lần đầu tiên kể từ tháng 7, bất kể giới phân tích đã dự báo đi ngang. Những báo cáo này cũng có ảnh hưởng nhất định tới thị trường trong phiên cuối tuần.
Cũng trên sàn giao dịch hàng hóa New York, kết thúc phiên cuối tuần, giá xăng giao tháng 12 giảm gần 3 cent, tương ứng với 1%, xuống còn 2,66 USD/gallon. Giá dầu sưởi giao cùng kỳ hạn tăng nhẹ lên 2,94 USD/gallon. Giá khí đốt giao tháng 12 tăng 5,5 cent, tương ứng với mức 1,5% lên 3,66 USD/ triệu BTU. Tính cả tuần giá xăng tăng 4,1%, giá dầu sưởi tăng 2,3%, trong khi giá khí đốt tăng được 2,8%.