Giá dầu thô sụt 11% trong 3 ngày
Lo ngại về khủng hoảng nợ đã kéo giá dầu đã giảm một mạch về mức 77 USD/thùng trong phiên giao dịch ngày 6/5 tại New York
Tốc độ tăng giá mạnh của đồng USD, cộng với những lo ngại về khả năng lây lan của khủng hoảng nợ ở châu Âu đã khiến giá dầu thô sụt giảm gần như không phanh trong ba phiên giao dịch trở lại đây.
Tại thị trường New York đêm qua, giá dầu đã giảm một mạch về mức 77 USD/thùng, từ mức xấp xỉ 80 USD/thùng của phiên trước.
Thị trường chứng khoán thế giới hôm qua đã trải qua một phiên giao dịch đầy sóng gió vì những tin tức về khủng hoảng nợ châu Âu, trong đó Phố Wall giảm điểm mạnh nhất trong vòng một năm trở lại đây. Sự mất điểm của thị trường chứng khoán thường kéo theo sự xuống giá của thị trường các loại hàng hóa cơ bản, trong đó có dầu thô.
Đồng USD tăng giá mạnh so với Euro, lên mức cao nhất từ tháng 3/2009, càng gây thêm áp lực giảm giá mạnh mẽ đối với giá dầu. Theo quy luật, giá dầu thường diễn biến trái chiều với tỷ giá USD. Xu hướng lao dốc của USD đang được xem là nguyên nhân chủ đạo đẩy giá dầu xuống trong những phiên giao dịch vừa qua.
Thông tin về dự trữ xăng dầu của Mỹ mà Bộ Năng lượng nước này công bố hôm 5/5 cũng tiếp tục tạo tác động xấu tới giá nhiên liệu. Trong báo cáo hàng tuần, Bộ Năng lượng Mỹ cho hay, dự trữ xăng dầu của nước này đã tăng trong 13/14 tuần trở lại đây.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 6/5 tại thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 6/2010 giảm 2,86 USD/thùng, tương đương mức giảm 3,6%, so với giá chốt phiên liền trước, còn 77,11 USD/thùng.
Theo dữ liệu của hãng tin Reuters, đây đã là phiên trượt giá mạnh thứ ba liên tục của dầu thô. Ba ngày qua, dầu giảm giá tổng cộng 9,08 USD/thùng (11%) đánh dấu chuỗi ngày mất giá nặng nề nhất của “vàng đen” trong vòng 15 tháng trở lại đây. Tuần này được xem là tuần giảm giá tồi tệ nhất của nhiên liệu này kể từ đầu năm 2009.
Tại thị trường London, giá dầu thô Brent đóng cửa ngày 6/5 giảm 3,08 USD/thùng, còn 79,53 USD/thùng.
Sáng nay, giá dầu ngọt nhẹ tại thị trường châu Á tiếp tục trượt giảm so với giá đóng cửa đêm qua ở New York, giao dịch ở dưới mức giá 77 USD/thùng.
Thị trường các loại hàng hóa cơ bản thời gian này đang chịu tác động bất lợi từ cuộc khủng hoảng ở Hy Lạp. Giới đầu tư lo ngại, cuộc khủng hoảng này có thể lan rộng sang nhiều nước khác ở châu Âu và cản trở tiến trình phục hồi của kinh tế thế giới, và như thế sẽ kéo theo sự giảm sút nhu cầu đối với hàng hóa đầu vào.
Tại thủ đô Athens của Hy Lạp mấy ngày gần đây, bạo loạn bùng phát do người dân biểu tình rầm rộ chống các biện pháp cắt giảm thâm hụt ngân sách mà Chính phủ đang thúc đẩy như một điều kiện để có được khoản cứu trợ 110 tỷ Euro mà Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cam kết.
Lợi suất trái phiếu Hy Lạp tăng cao, kéo theo sự leo thang của lợi suất trái phiếu Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, làm gia tăng khả năng hai nước này sẽ theo chân Hy Lạp sa vào vũng lầy khủng hoảng nợ vì chi phí vay vốn tăng cao. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha hiện đang bị giới quan sát xem là hai nước nằm trong tầm với của bóng ma khủng hoảng.
Nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ vẫn đang phát đi nhiều tín hiệu khởi sắc, nhưng những con số này dường như chìm nghỉm trước những làn sóng thông tin đáng lo ngại phát đi từ khu vực châu Âu. Ngoài ra, sự thận trọng trên thị trường nhiên liệu càng tăng thêm khi Trung Quốc, nền kinh tế được xem là đầu tàu kéo kinh tế toàn cầu khỏi suy thoái, mới đây đã bắt đầu thực hiện các biện pháp thắt chặt cho vay nhằm kiềm chế sự hình thành của bong bóng tài sản.
Tình hình nguồn cung thương mại dầu thô ở Mỹ hiện cũng cho thấy, tốc độ tiêu thụ dầu ở nước này chưa thực sự phục hồi mạnh sau thời gian khủng hoảng. Reuters dẫn số liệu từ hãng nghiên cứu thị trường dầu lửa Genscape cho biết, kho dự trữ dầu thô tại trung tâm phân phối thuộc cảng dầu Cushing của sàn giao dịch hàng hóa NYMEX đã tăng thêm gần 991.000 thùng dầu lên mức kỷ lục 37,8 triệu thùng dầu trong tuần kết thúc vào ngày 4/5.
Là một loại hàng hóa đầu vào, dầu thô được coi là một kênh đầu tư rủi ro vì nhu cầu và giá cả phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng kinh tế. Do đó, trong bối cảnh triển vọng phục hồi của kinh tế thế giới bị đe dọa bởi khủng hoảng nợ ở châu Âu như hiện nay, giới đầu tư đang trở nên kém mặn mà với dầu.
“Từ tháng 3/2009, nhu cầu đối với các tài sản rủi ro tăng mạnh, nhưng giờ đây nhu cầu này đang sụt giảm, đặc biệt là trong ngày 6/5 này”, nhà phân tích Peter Beutel thuộc công ty Cameron Hanover, ở bang Connecticut, Mỹ, nhận xét trên Reuters.
Tại thị trường New York đêm qua, giá dầu đã giảm một mạch về mức 77 USD/thùng, từ mức xấp xỉ 80 USD/thùng của phiên trước.
Thị trường chứng khoán thế giới hôm qua đã trải qua một phiên giao dịch đầy sóng gió vì những tin tức về khủng hoảng nợ châu Âu, trong đó Phố Wall giảm điểm mạnh nhất trong vòng một năm trở lại đây. Sự mất điểm của thị trường chứng khoán thường kéo theo sự xuống giá của thị trường các loại hàng hóa cơ bản, trong đó có dầu thô.
Đồng USD tăng giá mạnh so với Euro, lên mức cao nhất từ tháng 3/2009, càng gây thêm áp lực giảm giá mạnh mẽ đối với giá dầu. Theo quy luật, giá dầu thường diễn biến trái chiều với tỷ giá USD. Xu hướng lao dốc của USD đang được xem là nguyên nhân chủ đạo đẩy giá dầu xuống trong những phiên giao dịch vừa qua.
Thông tin về dự trữ xăng dầu của Mỹ mà Bộ Năng lượng nước này công bố hôm 5/5 cũng tiếp tục tạo tác động xấu tới giá nhiên liệu. Trong báo cáo hàng tuần, Bộ Năng lượng Mỹ cho hay, dự trữ xăng dầu của nước này đã tăng trong 13/14 tuần trở lại đây.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 6/5 tại thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 6/2010 giảm 2,86 USD/thùng, tương đương mức giảm 3,6%, so với giá chốt phiên liền trước, còn 77,11 USD/thùng.
Theo dữ liệu của hãng tin Reuters, đây đã là phiên trượt giá mạnh thứ ba liên tục của dầu thô. Ba ngày qua, dầu giảm giá tổng cộng 9,08 USD/thùng (11%) đánh dấu chuỗi ngày mất giá nặng nề nhất của “vàng đen” trong vòng 15 tháng trở lại đây. Tuần này được xem là tuần giảm giá tồi tệ nhất của nhiên liệu này kể từ đầu năm 2009.
Tại thị trường London, giá dầu thô Brent đóng cửa ngày 6/5 giảm 3,08 USD/thùng, còn 79,53 USD/thùng.
Sáng nay, giá dầu ngọt nhẹ tại thị trường châu Á tiếp tục trượt giảm so với giá đóng cửa đêm qua ở New York, giao dịch ở dưới mức giá 77 USD/thùng.
Thị trường các loại hàng hóa cơ bản thời gian này đang chịu tác động bất lợi từ cuộc khủng hoảng ở Hy Lạp. Giới đầu tư lo ngại, cuộc khủng hoảng này có thể lan rộng sang nhiều nước khác ở châu Âu và cản trở tiến trình phục hồi của kinh tế thế giới, và như thế sẽ kéo theo sự giảm sút nhu cầu đối với hàng hóa đầu vào.
Tại thủ đô Athens của Hy Lạp mấy ngày gần đây, bạo loạn bùng phát do người dân biểu tình rầm rộ chống các biện pháp cắt giảm thâm hụt ngân sách mà Chính phủ đang thúc đẩy như một điều kiện để có được khoản cứu trợ 110 tỷ Euro mà Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cam kết.
Lợi suất trái phiếu Hy Lạp tăng cao, kéo theo sự leo thang của lợi suất trái phiếu Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, làm gia tăng khả năng hai nước này sẽ theo chân Hy Lạp sa vào vũng lầy khủng hoảng nợ vì chi phí vay vốn tăng cao. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha hiện đang bị giới quan sát xem là hai nước nằm trong tầm với của bóng ma khủng hoảng.
Nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ vẫn đang phát đi nhiều tín hiệu khởi sắc, nhưng những con số này dường như chìm nghỉm trước những làn sóng thông tin đáng lo ngại phát đi từ khu vực châu Âu. Ngoài ra, sự thận trọng trên thị trường nhiên liệu càng tăng thêm khi Trung Quốc, nền kinh tế được xem là đầu tàu kéo kinh tế toàn cầu khỏi suy thoái, mới đây đã bắt đầu thực hiện các biện pháp thắt chặt cho vay nhằm kiềm chế sự hình thành của bong bóng tài sản.
Tình hình nguồn cung thương mại dầu thô ở Mỹ hiện cũng cho thấy, tốc độ tiêu thụ dầu ở nước này chưa thực sự phục hồi mạnh sau thời gian khủng hoảng. Reuters dẫn số liệu từ hãng nghiên cứu thị trường dầu lửa Genscape cho biết, kho dự trữ dầu thô tại trung tâm phân phối thuộc cảng dầu Cushing của sàn giao dịch hàng hóa NYMEX đã tăng thêm gần 991.000 thùng dầu lên mức kỷ lục 37,8 triệu thùng dầu trong tuần kết thúc vào ngày 4/5.
Là một loại hàng hóa đầu vào, dầu thô được coi là một kênh đầu tư rủi ro vì nhu cầu và giá cả phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng kinh tế. Do đó, trong bối cảnh triển vọng phục hồi của kinh tế thế giới bị đe dọa bởi khủng hoảng nợ ở châu Âu như hiện nay, giới đầu tư đang trở nên kém mặn mà với dầu.
“Từ tháng 3/2009, nhu cầu đối với các tài sản rủi ro tăng mạnh, nhưng giờ đây nhu cầu này đang sụt giảm, đặc biệt là trong ngày 6/5 này”, nhà phân tích Peter Beutel thuộc công ty Cameron Hanover, ở bang Connecticut, Mỹ, nhận xét trên Reuters.