Giá điện có thể tăng 18%
Đề án điều chỉnh giá điện do Bộ Công Thương xây dựng đã chính thức được trình Chính phủ xem xét, phê duyệt hôm nay (14/2)
Đề án điều chỉnh giá điện do Bộ Công Thương xây dựng đã chính thức được trình Chính phủ xem xét, phê duyệt hôm nay (14/2).
Sẽ có 5 phương án điều chỉnh giá điện theo hướng tăng so với giá hiện hành được các bộ, ngành đề xuất, trong đó mức thấp nhất là tăng 11% và cao nhất là 18%.
Trước đó, đề án điều chỉnh giá điện do Bộ Công Thương gửi sang Bộ Tài chính với đề xuất tăng tối đa 18%. Sau khi thẩm định, xét sự tác động đến các lĩnh vực sản xuất của nền kinh tế và đời sống của người dân, Bộ Tài chính đã đề xuất Chính phủ chỉ cho phép tăng giá điện lên 11% so với mức giá hiện hành.
Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, trong số hai phương án do hai Bộ chủ quản này đưa ra, nhiều khả năng phương tăng 18% có thể sẽ được Chính phủ thông qua. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, giá điện sẽ tăng lên khoảng hơn 160 đồng/KWh.
Trước đó, trao đổi với báo giới, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho biết, mức tăng giá điện mà Bộ này đề xuất đã được tính toán trên cơ sở chi phí đầu vào, mục tiêu kiểm soát lạm phát và hạn chế tối đa tác động đến đời sống của người dân.
Như vậy, cùng với việc Thủ tướng ban hành công điện khẩn vào ngày 10/2 vừa qua yêu cầu các bộ ngành liên quan triển khai thực hiện lộ trình điều chỉnh giá các mặt hàng thiết yếu như điện, than, xăng dầu theo cơ chế thị trường từ tháng 3/2011, thì nhiều khả năng giá điện cũng sẽ chính thức tăng từ 1/3 tới.
Vào tháng 3/2010, giá điện cũng đã được Chính phủ điều chỉnh tăng 6,8% so với mức giá năm 2009, lên mức 1.037 đồng/kWh.
Song song với đề án tăng giá điện lần này, một dự thảo quyết định của Thủ tướng phê duyệt giá điện theo cơ chế thị trường cũng đang được Bộ Công Thương xây dựng.
Một trong những điểm nổi bật của quyết định này là cho phép điều chỉnh giá điện theo quý nhằm đảm bảo giá điện phản ánh đúng chi phí sản xuất kinh doanh điện, khuyến khích đầu tư, phát triển ngành điện bền vững, khuyến khích tiết kiệm trong sử dụng điện, tiết kiệm năng lượng…
Cùng với việc tính giá theo cơ chế thị trường, Chính phủ sẽ thực hiện chính sách bù giá điện cho người nghèo, người thu nhập thấp, thực hiện cơ chế bù giá hợp lý giữa các nhóm khách hàng, góp phần thúc đẩy sản xuất và tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Về nguyên tắc xây dựng biểu giá điện, căn cứ giá điện bình quân cơ sở hàng năm được duyệt, biểu giá điện sẽ được xây dựng theo các nguyên tắc cho từng nhóm đối tượng khách hàng sử dụng điện gồm: sản xuất, kinh doanh, hành chính sự nghiệp, sinh hoạt và theo từng cấp điện áp.
Ngoài ra, cơ quan cấp điện cũng sẽ áp dụng biểu giá điện theo thời gian sử dụng điện trong ngày đối với khách hàng sử dụng điện cao áp và trung áp cho mục đích sản xuất, kinh doanh và khách hàng sử dụng điện hạ áp tại những nơi điều kiện kỹ thuật cho phép.
Sẽ có 5 phương án điều chỉnh giá điện theo hướng tăng so với giá hiện hành được các bộ, ngành đề xuất, trong đó mức thấp nhất là tăng 11% và cao nhất là 18%.
Trước đó, đề án điều chỉnh giá điện do Bộ Công Thương gửi sang Bộ Tài chính với đề xuất tăng tối đa 18%. Sau khi thẩm định, xét sự tác động đến các lĩnh vực sản xuất của nền kinh tế và đời sống của người dân, Bộ Tài chính đã đề xuất Chính phủ chỉ cho phép tăng giá điện lên 11% so với mức giá hiện hành.
Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, trong số hai phương án do hai Bộ chủ quản này đưa ra, nhiều khả năng phương tăng 18% có thể sẽ được Chính phủ thông qua. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, giá điện sẽ tăng lên khoảng hơn 160 đồng/KWh.
Trước đó, trao đổi với báo giới, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho biết, mức tăng giá điện mà Bộ này đề xuất đã được tính toán trên cơ sở chi phí đầu vào, mục tiêu kiểm soát lạm phát và hạn chế tối đa tác động đến đời sống của người dân.
Như vậy, cùng với việc Thủ tướng ban hành công điện khẩn vào ngày 10/2 vừa qua yêu cầu các bộ ngành liên quan triển khai thực hiện lộ trình điều chỉnh giá các mặt hàng thiết yếu như điện, than, xăng dầu theo cơ chế thị trường từ tháng 3/2011, thì nhiều khả năng giá điện cũng sẽ chính thức tăng từ 1/3 tới.
Vào tháng 3/2010, giá điện cũng đã được Chính phủ điều chỉnh tăng 6,8% so với mức giá năm 2009, lên mức 1.037 đồng/kWh.
Song song với đề án tăng giá điện lần này, một dự thảo quyết định của Thủ tướng phê duyệt giá điện theo cơ chế thị trường cũng đang được Bộ Công Thương xây dựng.
Một trong những điểm nổi bật của quyết định này là cho phép điều chỉnh giá điện theo quý nhằm đảm bảo giá điện phản ánh đúng chi phí sản xuất kinh doanh điện, khuyến khích đầu tư, phát triển ngành điện bền vững, khuyến khích tiết kiệm trong sử dụng điện, tiết kiệm năng lượng…
Cùng với việc tính giá theo cơ chế thị trường, Chính phủ sẽ thực hiện chính sách bù giá điện cho người nghèo, người thu nhập thấp, thực hiện cơ chế bù giá hợp lý giữa các nhóm khách hàng, góp phần thúc đẩy sản xuất và tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Về nguyên tắc xây dựng biểu giá điện, căn cứ giá điện bình quân cơ sở hàng năm được duyệt, biểu giá điện sẽ được xây dựng theo các nguyên tắc cho từng nhóm đối tượng khách hàng sử dụng điện gồm: sản xuất, kinh doanh, hành chính sự nghiệp, sinh hoạt và theo từng cấp điện áp.
Ngoài ra, cơ quan cấp điện cũng sẽ áp dụng biểu giá điện theo thời gian sử dụng điện trong ngày đối với khách hàng sử dụng điện cao áp và trung áp cho mục đích sản xuất, kinh doanh và khách hàng sử dụng điện hạ áp tại những nơi điều kiện kỹ thuật cho phép.