Giá lương thực, thực phẩm tăng chóng mặt
Thị trường lương thực, thực phẩm tại Tp.HCM và các tỉnh miền Nam thuộc khu vực ĐBSCL vẫn tiếp tục xu hướng tăng giá
Thị trường lương thực, thực phẩm tại Tp.HCM và các tỉnh miền Nam thuộc khu vực ĐBSCL vẫn tiếp tục xu hướng tăng giá từ hơn một tuần nay.
Tại Đồng Tháp, giá các loại gạo nguyên liệu và thành phẩm xuất khẩu tiếp tục tăng từ 50 đến 100 đồng/kg, gạo nguyên liệu lên 4.680 đồng đến 4.730 đ/ký, tăng 60 đồng.
Tại tỉnh Kiên Giang, giá lúa tăng 50 đồng, hiện ở mức 3.200 đồng/kg, gạo thường tăng 500 đồng lên 6.500 đồng/kg. Giá các loại gạo nguyên liệu và thực phẩm xuất khẩu cũng tiếp tục tăng mạnh.
Tại Tiền Giang, giá lúa và các loại gạo nguyên liệu cũng tăng 50 đồng đến 100 đ/ký.
Giá heo và thịt heo tiếp tục tăng mạnh, heo hơi trại nuôi công nghiệp tăng 2.000 đồng lên 31.000-33.000 đồng/kg, heo giống tăng 2.000-5.000 đồng, lên 34.000 đồng/kg heo giống con và 52.000 đồng giống trại công nghiệp. Giá thịt heo đứng ở giá cao: từ 50.000 đến 52.000 đồng/kg, tăng 9.000 đồng.
Tại An Giang, giá heo hơi và thịt heo tiếp tục tăng cao, heo hơi tăng 7.000 đồng lên 34.000 đồng/kg, thịt heo tăng 8.000-9.000 đồng lên 51.000 đồng đến 53.000 đồng/kg. Giá đường cát trắng tăng 1.000 đồng lên 8.500 đồng/kg.
Riêng năm nay, An Giang hỗ trợ 60% giá cho các tổ, hợp tác xã nhân giống lúa siêu nguyên chủng để sản xuất ra giống lúa nguyên chủng xác nhận, hoạt động này nhằm đẩy mạnh xã hội hoá nhân giống lúa để đến cuối năm 2008, đáp ứng 90% về giống lúa xác nhận cho sản xuất.
Những ngày này, giá lúa đã tăng khá cao: lúa nguyên liệu chất lượng cao bán cho thương lái giá 3.720 đồng/kg, lúa thường 3.700 đồng/kg, lúa Jasmine, 4200 đồng/kg và lúa nếp tươi 3.050 đồng/kg.
Ở tỉnh Cà Mau giá tôm sú giảm loại 1 giảm 10.000 đồng, còn 135.000 đồng/kg, loại 2 thì giảm đến 4.000 đồng còn 100.000 đồng/kg và loại 3 giảm 6.000 đồng, chỉ còn 76.000 đồng/kg.
Trong khi đó, giá bán sỉ và lẻ các loại nông sản tại Tp.HCM tiếp tục tăng mạnh. Tại chợ đầu mối Trần Chánh Chiếu, quận 5, gạo đặc sản và gạo tẻ thường 15%... đều tăng thêm 300 đồng/kg so với tuần trước. Giá đường bán sỉ ở đây cũng rất cao: đường RE 10.800 đồng/kg, tăng 800 đồng/kg, đường RS 10.200 - 10.300 đồng/kg, tăng 500-800 đồng/kg so với tuần trước.
Nhiều ý kiến lo ngại rằng với tình hình giá cả tăng như hiện nay, giá thực phẩm cho ngày Tết sẽ còn tăng chóng mặt. UBND Tp.HCM đã chỉ đạo các đơn vị kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm nguồn hàng, không để xảy ra tình trạng khan hiếm.
Đặc biệt, không để diễn ra tình trạng tuỳ tiện tăng giá và tăng giá đột biến, nhất là đối với các mặt hàng thiết yếu. Theo đó, UBND Tp.HCM đã quyết định tạm ứng 400 tỷ đồng cho các đơn vị chủ lực cung ứng hàng hoá, lương thực thực phẩm thực hiện dự trữ nguồn hàng phục vụ dịp cuối năm và Tết.
Đồng thời, UBND Tp.HCM giao cho Sở Thương mại Tp.HCM lập đoàn đi kiểm tra, khảo sát tình hình dự trữ hàng tại các doanh nghiệp chủ lực.
Tại Đồng Tháp, giá các loại gạo nguyên liệu và thành phẩm xuất khẩu tiếp tục tăng từ 50 đến 100 đồng/kg, gạo nguyên liệu lên 4.680 đồng đến 4.730 đ/ký, tăng 60 đồng.
Tại tỉnh Kiên Giang, giá lúa tăng 50 đồng, hiện ở mức 3.200 đồng/kg, gạo thường tăng 500 đồng lên 6.500 đồng/kg. Giá các loại gạo nguyên liệu và thực phẩm xuất khẩu cũng tiếp tục tăng mạnh.
Tại Tiền Giang, giá lúa và các loại gạo nguyên liệu cũng tăng 50 đồng đến 100 đ/ký.
Giá heo và thịt heo tiếp tục tăng mạnh, heo hơi trại nuôi công nghiệp tăng 2.000 đồng lên 31.000-33.000 đồng/kg, heo giống tăng 2.000-5.000 đồng, lên 34.000 đồng/kg heo giống con và 52.000 đồng giống trại công nghiệp. Giá thịt heo đứng ở giá cao: từ 50.000 đến 52.000 đồng/kg, tăng 9.000 đồng.
Tại An Giang, giá heo hơi và thịt heo tiếp tục tăng cao, heo hơi tăng 7.000 đồng lên 34.000 đồng/kg, thịt heo tăng 8.000-9.000 đồng lên 51.000 đồng đến 53.000 đồng/kg. Giá đường cát trắng tăng 1.000 đồng lên 8.500 đồng/kg.
Riêng năm nay, An Giang hỗ trợ 60% giá cho các tổ, hợp tác xã nhân giống lúa siêu nguyên chủng để sản xuất ra giống lúa nguyên chủng xác nhận, hoạt động này nhằm đẩy mạnh xã hội hoá nhân giống lúa để đến cuối năm 2008, đáp ứng 90% về giống lúa xác nhận cho sản xuất.
Những ngày này, giá lúa đã tăng khá cao: lúa nguyên liệu chất lượng cao bán cho thương lái giá 3.720 đồng/kg, lúa thường 3.700 đồng/kg, lúa Jasmine, 4200 đồng/kg và lúa nếp tươi 3.050 đồng/kg.
Ở tỉnh Cà Mau giá tôm sú giảm loại 1 giảm 10.000 đồng, còn 135.000 đồng/kg, loại 2 thì giảm đến 4.000 đồng còn 100.000 đồng/kg và loại 3 giảm 6.000 đồng, chỉ còn 76.000 đồng/kg.
Trong khi đó, giá bán sỉ và lẻ các loại nông sản tại Tp.HCM tiếp tục tăng mạnh. Tại chợ đầu mối Trần Chánh Chiếu, quận 5, gạo đặc sản và gạo tẻ thường 15%... đều tăng thêm 300 đồng/kg so với tuần trước. Giá đường bán sỉ ở đây cũng rất cao: đường RE 10.800 đồng/kg, tăng 800 đồng/kg, đường RS 10.200 - 10.300 đồng/kg, tăng 500-800 đồng/kg so với tuần trước.
Nhiều ý kiến lo ngại rằng với tình hình giá cả tăng như hiện nay, giá thực phẩm cho ngày Tết sẽ còn tăng chóng mặt. UBND Tp.HCM đã chỉ đạo các đơn vị kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm nguồn hàng, không để xảy ra tình trạng khan hiếm.
Đặc biệt, không để diễn ra tình trạng tuỳ tiện tăng giá và tăng giá đột biến, nhất là đối với các mặt hàng thiết yếu. Theo đó, UBND Tp.HCM đã quyết định tạm ứng 400 tỷ đồng cho các đơn vị chủ lực cung ứng hàng hoá, lương thực thực phẩm thực hiện dự trữ nguồn hàng phục vụ dịp cuối năm và Tết.
Đồng thời, UBND Tp.HCM giao cho Sở Thương mại Tp.HCM lập đoàn đi kiểm tra, khảo sát tình hình dự trữ hàng tại các doanh nghiệp chủ lực.