Giá muối rơi tự do, diêm dân vừa cười đã khóc
Giá muối tăng cao rồi giảm sâu, diêm dân cứ luẩn quẩn trong vòng đào - lấp, hết làm muối lại nuôi tôm rồi lại về làm muối
Nếu giữ giá hơn 3000 đồng/kg như từ giữa năm 2008 đến hết tháng 2/2009, mỗi ha muối có thể thu 50-70 triệu đồng/năm, những hộ canh tác giỏi có thể đạt 100 triệu đồng/ha/năm.
Diêm dân vô cùng phấn khởi, tưởng như thời kỳ “phát giàu” đã mở ra cho nghề muối.
Cuối tháng 3/2009, giá muối tại các ruộng ở miền Nam cũng vẫn còn ở mức 2.200-2.600 đồng/kg. Thế nhưng đến ngày 6/4, thương lái mua tại chân ruộng chỉ với giá 1.200-1.400đồng/kg muối trắng, 900-1.000 đồng/kg muối đen, giảm hơn 1.000 đồng/kg so với một tuần trước đó.
Hoạ vô đơn chí
Miền Nam có hai tỉnh được coi là vựa muối lớn nhất, đó là Bạc Liêu và Ninh Thuận. Trong lúc diêm dân Bạc Liêu đang "méo mặt" vì 2.200 ha muối đang chuẩn bị vào đợt thu hoạch mới mà chưa biết tiêu thụ thế nào vì giá rớt thê thảm, thì chiều ngày 6/4 và cả ngày 7/4/, mưa trái mùa lại trút nước xối xả.
Thống kê sơ bộ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu, hơn 1.700 ha ruộng muối của diêm dân chỉ còn 2 ngày nữa là cho thu hoạch đã bị thiệt hại hoàn toàn trong đợt mưa này. Sản lượng muối bị mất ước tính lên đến gần 20.000 tấn.
Đây là lần thứ ba liên tục từ giữa tháng 1/2009 đến nay, diêm dân ở Bạc Liêu bị mưa gây thiệt hại nặng nề. Sau hai lần bị thiệt hại nặng trước đó, người sản xuất muối được Nhà nước hỗ trợ 11 lít dầu/ha để lấy nước vào ruộng muối và khôi phục lại sản xuất. Thế nhưng giờ đây lại gặp cảnh “hoạ vô đơn chí”.
Do tình hình thời tiết diễn biến quá bất thường như hiện nay, chủ trương của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bạc Liêu là sẽ không khuyến khích người dân tiếp tục làm muối, vì thời gian còn nắng đã gần hết để có thể làm thêm vụ muối nữa. Tỉnh sẽ sớm có chính sách giúp diêm dân cải tạo ruộng muối chuyển sang nuôi cá kèo, cua và các loài thủy sản khác phù hợp với đất ruộng muối trong thời gian tới.
Luẩn quẩn vòng đào - lấp
Theo Cục Chế biến, thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), sản lượng cung vượt cầu đã làm giá muối giảm mạnh so với tháng trước.
Hiện nay, muối sản xuất thủ công của diêm dân có giá từ 1.000 - 1.100 đồng/kg, muối công nghiệp giá 1.300 - 1.500 đồng/kg. Trong khi đó, tình trạng nhập lậu muối vẫn tiếp diễn bởi giá muối thế giới đang giảm mạnh, hiện chỉ còn 40USD/tấn. Tính ra nếu nhập lậu về Việt Nam thì giá muối chỉ khoảng 800 - 900 đồng/kg.
Hiện tại cả nước có 13.300 ha đất sản xuất muối, tăng hơn 1.000 ha so với năm 2008. Theo định hướng, nước ta phải tăng diện tích muối sạch để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu muối cho các ngành công nghiệp. Tuy nhiên, phần lớn diện tích muối tăng lên trong năm qua đều là sự mở rộng tự phát của diêm dân, chủ yếu vẫn sản xuất theo lối thủ công, không đáp ứng được nhu cầu muối công nghiệp để giảm nhập khẩu.
Những năm qua, diêm dân thường quanh quẩn với vòng đào - lấp. Trước kia, diện tích đồng muối cao hơn nhiều so với bây giờ. Nhưng đến thời kỳ con tôm sú phát triển, rất nhiều diêm dân đã đào ruộng muối để chuyển thành ao nuôi tôm.
Đến năm 2008, muối được giá, trong khi tôm sú rớt giá, nông dân lại theo nhau lấp ao tôm, trở lại nghề muối. Để chuyển đổi hoặc đầu tư mới 1ha đất làm muối người dân phải chi phí từ 60- 80 triệu đồng, là số tiền rất lớn đối với những người dân đã cạn kiệt nguồn vốn do đã thất bại trong việc nuôi tôm
Đại đa số diêm dân phải tìm đến nguồn vốn của ngân hàng, nên giờ đây họ lại đứng trước nguy cơ “ôm nợ” do giá muối rớt. Việc chuyển đổi liên tục, sản xuất thiếu ổn định, đầu tư không bài bản, khiến năng suất muối không cao, chất lượng không đảm bảo.
Tăng sản lượng muối sạch
Việt Nam có bờ biển rất dài, thế nhưng năm nào cũng phải nhập khẩu muối sạch phục vụ các ngành công nghiệp. Năm 2008, nước ta đã phải nhập khẩu cả muối ăn, vì sản lượng muối giảm quá thấp, chính vì vậy giá muối ăn tăng cao ngất.
Theo quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ về sản xuất muối đến năm 2010, diện tích cả nước khoảng 14.500- 15.000ha, sản lượng 1,5 triệu tấn; năm 2020 nâng sản lượng lên 2 triệu tấn, trong đó hơn 50% là muối công nghiệp.
Một trong những tín hiệu vui cho ngành muối là đồng muối Quán Thẻ sẽ chính thức đi vào sản xuất trong năm nay. Quán Thẻ là Dự án đồng muối lớn nhất nước, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2000, trước kia giao cho Tổng công ty Muối và UBND tỉnh Ninh Thuận triển khai.
Dự án với quy mô thiết kế 2.500 ha, công suất mỗi năm 300 nghìn tấn muối nguyên liệu cho công nghiệp chế biến đạt tiêu chuẩn quốc tế. Thế nhưng do những sai phạm của Tổng công ty Muối, khiến dự án đã quá thời hạn tới 6 năm mà vẫn chưa hoàn thành. Tháng 2/2008, Tổng công ty Muối đã phải bàn giao dự án này cho Công ty Đầu tư phát triển sản xuất Hạ Long theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Sau hơn một năm tiếp nhận, đến nay Công ty Đầu tư phát triển sản xuất Hạ Long đã xây dựng được 1.550 ha đồng muối tại Quán Thẻ. Hiện tại, công ty này đang hoàn thiện khu thạch cao, kết tinh và hệ thống cấp nước biển để đến cuối quý 2 năm 2009 sẽ sản xuất ra mẻ muối công nghiệp đầu tiên trên diện tích 500ha và đến quý 3 sẽ đưa thêm khoảng 800ha vào sản xuất.
Diêm dân vô cùng phấn khởi, tưởng như thời kỳ “phát giàu” đã mở ra cho nghề muối.
Cuối tháng 3/2009, giá muối tại các ruộng ở miền Nam cũng vẫn còn ở mức 2.200-2.600 đồng/kg. Thế nhưng đến ngày 6/4, thương lái mua tại chân ruộng chỉ với giá 1.200-1.400đồng/kg muối trắng, 900-1.000 đồng/kg muối đen, giảm hơn 1.000 đồng/kg so với một tuần trước đó.
Hoạ vô đơn chí
Miền Nam có hai tỉnh được coi là vựa muối lớn nhất, đó là Bạc Liêu và Ninh Thuận. Trong lúc diêm dân Bạc Liêu đang "méo mặt" vì 2.200 ha muối đang chuẩn bị vào đợt thu hoạch mới mà chưa biết tiêu thụ thế nào vì giá rớt thê thảm, thì chiều ngày 6/4 và cả ngày 7/4/, mưa trái mùa lại trút nước xối xả.
Thống kê sơ bộ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu, hơn 1.700 ha ruộng muối của diêm dân chỉ còn 2 ngày nữa là cho thu hoạch đã bị thiệt hại hoàn toàn trong đợt mưa này. Sản lượng muối bị mất ước tính lên đến gần 20.000 tấn.
Đây là lần thứ ba liên tục từ giữa tháng 1/2009 đến nay, diêm dân ở Bạc Liêu bị mưa gây thiệt hại nặng nề. Sau hai lần bị thiệt hại nặng trước đó, người sản xuất muối được Nhà nước hỗ trợ 11 lít dầu/ha để lấy nước vào ruộng muối và khôi phục lại sản xuất. Thế nhưng giờ đây lại gặp cảnh “hoạ vô đơn chí”.
Do tình hình thời tiết diễn biến quá bất thường như hiện nay, chủ trương của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bạc Liêu là sẽ không khuyến khích người dân tiếp tục làm muối, vì thời gian còn nắng đã gần hết để có thể làm thêm vụ muối nữa. Tỉnh sẽ sớm có chính sách giúp diêm dân cải tạo ruộng muối chuyển sang nuôi cá kèo, cua và các loài thủy sản khác phù hợp với đất ruộng muối trong thời gian tới.
Luẩn quẩn vòng đào - lấp
Theo Cục Chế biến, thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), sản lượng cung vượt cầu đã làm giá muối giảm mạnh so với tháng trước.
Hiện nay, muối sản xuất thủ công của diêm dân có giá từ 1.000 - 1.100 đồng/kg, muối công nghiệp giá 1.300 - 1.500 đồng/kg. Trong khi đó, tình trạng nhập lậu muối vẫn tiếp diễn bởi giá muối thế giới đang giảm mạnh, hiện chỉ còn 40USD/tấn. Tính ra nếu nhập lậu về Việt Nam thì giá muối chỉ khoảng 800 - 900 đồng/kg.
Hiện tại cả nước có 13.300 ha đất sản xuất muối, tăng hơn 1.000 ha so với năm 2008. Theo định hướng, nước ta phải tăng diện tích muối sạch để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu muối cho các ngành công nghiệp. Tuy nhiên, phần lớn diện tích muối tăng lên trong năm qua đều là sự mở rộng tự phát của diêm dân, chủ yếu vẫn sản xuất theo lối thủ công, không đáp ứng được nhu cầu muối công nghiệp để giảm nhập khẩu.
Những năm qua, diêm dân thường quanh quẩn với vòng đào - lấp. Trước kia, diện tích đồng muối cao hơn nhiều so với bây giờ. Nhưng đến thời kỳ con tôm sú phát triển, rất nhiều diêm dân đã đào ruộng muối để chuyển thành ao nuôi tôm.
Đến năm 2008, muối được giá, trong khi tôm sú rớt giá, nông dân lại theo nhau lấp ao tôm, trở lại nghề muối. Để chuyển đổi hoặc đầu tư mới 1ha đất làm muối người dân phải chi phí từ 60- 80 triệu đồng, là số tiền rất lớn đối với những người dân đã cạn kiệt nguồn vốn do đã thất bại trong việc nuôi tôm
Đại đa số diêm dân phải tìm đến nguồn vốn của ngân hàng, nên giờ đây họ lại đứng trước nguy cơ “ôm nợ” do giá muối rớt. Việc chuyển đổi liên tục, sản xuất thiếu ổn định, đầu tư không bài bản, khiến năng suất muối không cao, chất lượng không đảm bảo.
Tăng sản lượng muối sạch
Việt Nam có bờ biển rất dài, thế nhưng năm nào cũng phải nhập khẩu muối sạch phục vụ các ngành công nghiệp. Năm 2008, nước ta đã phải nhập khẩu cả muối ăn, vì sản lượng muối giảm quá thấp, chính vì vậy giá muối ăn tăng cao ngất.
Theo quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ về sản xuất muối đến năm 2010, diện tích cả nước khoảng 14.500- 15.000ha, sản lượng 1,5 triệu tấn; năm 2020 nâng sản lượng lên 2 triệu tấn, trong đó hơn 50% là muối công nghiệp.
Một trong những tín hiệu vui cho ngành muối là đồng muối Quán Thẻ sẽ chính thức đi vào sản xuất trong năm nay. Quán Thẻ là Dự án đồng muối lớn nhất nước, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2000, trước kia giao cho Tổng công ty Muối và UBND tỉnh Ninh Thuận triển khai.
Dự án với quy mô thiết kế 2.500 ha, công suất mỗi năm 300 nghìn tấn muối nguyên liệu cho công nghiệp chế biến đạt tiêu chuẩn quốc tế. Thế nhưng do những sai phạm của Tổng công ty Muối, khiến dự án đã quá thời hạn tới 6 năm mà vẫn chưa hoàn thành. Tháng 2/2008, Tổng công ty Muối đã phải bàn giao dự án này cho Công ty Đầu tư phát triển sản xuất Hạ Long theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Sau hơn một năm tiếp nhận, đến nay Công ty Đầu tư phát triển sản xuất Hạ Long đã xây dựng được 1.550 ha đồng muối tại Quán Thẻ. Hiện tại, công ty này đang hoàn thiện khu thạch cao, kết tinh và hệ thống cấp nước biển để đến cuối quý 2 năm 2009 sẽ sản xuất ra mẻ muối công nghiệp đầu tiên trên diện tích 500ha và đến quý 3 sẽ đưa thêm khoảng 800ha vào sản xuất.