Giá như “van 03” có thêm nghiệp vụ ký quỹ
Chỉ thị 03/NHNN giá như được kết hợp với nghiệp vụ ký quỹ thì “quả bóng” chứng khoán sẽ không lơ lửng như bây giờ
Chỉ thị 03/NHNN như cái van xiết lại dòng vốn cung ứng vào thị trường chứng khoán, nhưng giá như nó được kết hợp với nghiệp vụ ký quỹ thì “quả bóng” chứng khoán sẽ không lơ lửng như bây giờ...
Theo ông Nguyễn Công Hải, chuyên viên đầu tư trên thị trường chứng khoán New York, nghiệp vụ ký quỹ được hiểu là biện pháp cho phép nhà đầu tư bỏ ít tiền hơn giá cổ phiếu nhưng vẫn mua được cổ phiếu đó.
Tuy nhiên, để có nghiệp vụ ký quỹ cần phải có hãng xử lý thanh toán (clearing firm, house, corporation). Các hãng này chuyên hoạt động nhằm xử lý thanh toán với các sở, trung tâm giao dịch chứng khoán hay hàng hoá phái sinh. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo thành công cho các giao dịch.
Đồng thời, hãng xử lý thanh toán cũng có thể hạch toán với nhau dựa trên tài khoản ký quỹ của nhau và lợi nhuận trong hoạt động của họ đến từ việc thu phí trên giao dịch của mỗi cổ phiếu họ đứng ra bảo lãnh. Vì thế, nghiệp vụ ký quỹ được coi là một đặc trưng nổi bật của thị trường chứng khoán các nước phát triển, nhất là ở Mỹ.
Giảm tải cho "van 03"
Ông Hải minh họa bằng một ví dụ dựa trên hoạt động của thị trường chứng khoán Mỹ: cổ phiếu XYZ có giá 100 USD/cổ phiếu, khi áp dụng nghiệp vụ ký quỹ, nhà đầu tư chỉ cần bỏ ra 70 USD trong tài khoản là có thể mua được cổ phiếu đó. Còn 30 USD chênh lệnh trở thành lợi ích của việc ký quỹ. Chỉ khi nào giá cổ phiếu trên giảm giá trị còn 30 USD, lúc đó nhà đầu tư mới phải nộp thêm tiền hoặc bán cổ phiếu ra khi giá cổ phiếu giảm tương đương mức ký quỹ.
Dĩ nhiên, khi tham gia nghiệp vụ này, nhà đầu tư phải đóng phí trong mỗi lần giao dịch. Mức ký quỹ tối thiểu cho việc mua/bán cổ phiếu là 25 nghìn USD và cho việc mua bán chỉ số “S&P 500” là 250 nghìn USD.
Ông Trần Sĩ Nghị, chuyên viên tài chính của Bộ Tài chính, cũng đưa ra một bảng so sánh để thấy sự khác biệt giữa việc cầm cố cổ phiếu để đầu tư chứng khoán và nghiệp vụ ký quỹ.
Theo đó, nếu áp dụng nguyên lý trên ở Việt Nam, khi mua cổ phiếu có giá 100.000 đồng, với mức ký quỹ 70 nghìn đồng, nhà đầu tư sẽ tiết kiệm được 30.000 đồng tiền đầu tư (dĩ nhiên phải trả một khoản phí cho mỗi lần giao dịch) nhưng họ sẽ không phải quá lo lắng đến thời hạn trả nợ. Tức là có thể cho phép họ tính đến khả năng đầu tư dài hạn hơn so với thời hạn đi vay ở ngân hàng.
Hoặc, khi mục đích đầu tư là ngắn hạn nhưng lúc thị trường xuống, nếu nhà đầu tư thấy tiềm năng cổ phiếu đó là vẫn tốt thì vẫn có thể cho vào danh mục đầu tư dài hạn. Hơn nữa, khi cổ phiếu giảm tới 70% giá trị thì nhà đầu tư mới phải bán để cân bằng số tiền ký quỹ hoặc nộp thêm tiền để luôn đảm bảo sự cân bằng giữa giá cổ phiếu và tài khoản kỹ quỹ.
Trên thực tế, rất ít cổ phiếu nào giảm tới 70% trong điều kiện công ty vẫn duy trì tốt hoạt động kinh doanh và các yếu tố vĩ mô không thực sự xấu đến vậy, trừ khi có phản ứng dây chuyền từ áp lực trả nợ.
“Một công đôi việc”
Một lợi thế khác, không phải tất cả nhà đầu tư đều vay tiền để đầu tư, mà có nhiều nhà đầu tư có thể huy động vốn nhưng không phải lo trả nợ. Vì thế có nghiệp vụ ký quỹ, sẽ khuyến khích đa thành phần đầu tư, tạo ra tính công bằng hơn trên thị trường chứng khoán.
Ngược lại, việc dùng cổ phiếu để thế chấp vay tiền hay repo cổ phiếu, nhà đầu tư sẽ bị áp lực trả nợ khi hạn thanh toán đến, khi giá cổ phiếu xuống thấp tới mức nhà đầu tư phải mua lại hoặc ngân hàng, công ty chứng khoán sẽ tự thanh lý cổ phiếu đó để thu hồi vốn.
Thực tế trong thời gian qua, đa phần giá cổ phiếu giảm trên 50%, nhưng với việc được vay 30-50% giá cổ phiếu tại thời điểm VN-Index đang ở mức 1.000 điểm, thì đến nay, những nhà đầu tư vay tiền mua chứng khoán đã phải tự bán hoặc bị bán để trả nợ.
Như vậy áp lực trả nợ sẽ khiến nhà đầu tư không kiểm soát được quá trình đầu tư của mình. Lúc đó rủi ro của nhà đầu tư sẽ cao, nhiều nhà đầu tư đi vay để đầu tư chứng khoán và chịu áp lực như vậy tất yếu dẫn đến cảnh “bỏ của chạy lấy người”. Qua đó, lý giải cho việc có quá nhiều cổ phiếu bị giải chấp, khiến thị trường rơi vào... “khoảng lặng” như lúc này.
Chưa kể rằng cũng chính vì thiếu nghiệp vụ ký quỹ, tại thời điểm 31/12/2007, khi Ngân hàng Nhà nước hối thúc các ngân hàng thương mại phải đưa dư nợ cho vay đầu tư chứng khoán trở về con số 3%/tổng dư nợ, đã xảy ra hiện tượng “phù phép” để làm “hài lòng” Chỉ thị 03.
Một trong những “phép thuật” được một số ngân hàng thương mại sử dụng là tăng cho vay bất động sản. Đã thế, Ngân hàng Nhà nước lại cũng không có thêm... “van 04” (giả định thế) cho bất động sản, nên thật khó chắc chắn rằng, sau chứng khoán, sẽ đến lượt bất động sản không nếm quả đắng một khi ngân hàng rốt ráo thu nợ những khoản vay đến kỳ.
Thực tế, cả hai lĩnh vực này lại được ngân hàng “ưu tiên” rót tiền bởi khi đó, tâm lý của nhà đầu tư muốn “lướt sóng” nên “vay đại” để đầu tư; nhiều ngân hàng, nhất là ngân hàng mới thành lập cũng muốn “đánh nhanh rút nhanh” và hậu quả bây giờ là những nhà đầu tư của hai thị trường này phải gánh chịu. Do đó, khi áp dụng nghiệp vụ ký quỹ đối với thị trường chứng khoán, có thể vừa hỗ trợ vừa góp phần hoá giải những bất cập mà Chỉ thị 03 để lại.
Nhưng để làm đựợc việc đó, Ngân hàng Nhà nước trước khi ban hành Chỉ thị 03 phải bàn bạc để Bộ Tài chính đưa ra giải pháp đồng bộ, trong đó có nghiệp vụ kỹ quỹ... Đáng tiếc, khi soạn thảo Chỉ thị 03, các cơ quan quản lý ngân hàng và chứng khoán vẫn “riêng một góc trời” và vì thế, đã không có cuộc “hôn nhân” giữa chỉ thị này và nghiệp vụ ký quỹ. Mặc dù, ký quỹ là nghiệp vụ gần như không thể thiếu trên thị trường chứng khoán các nước phát triển.
Theo ông Nguyễn Công Hải, chuyên viên đầu tư trên thị trường chứng khoán New York, nghiệp vụ ký quỹ được hiểu là biện pháp cho phép nhà đầu tư bỏ ít tiền hơn giá cổ phiếu nhưng vẫn mua được cổ phiếu đó.
Tuy nhiên, để có nghiệp vụ ký quỹ cần phải có hãng xử lý thanh toán (clearing firm, house, corporation). Các hãng này chuyên hoạt động nhằm xử lý thanh toán với các sở, trung tâm giao dịch chứng khoán hay hàng hoá phái sinh. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo thành công cho các giao dịch.
Đồng thời, hãng xử lý thanh toán cũng có thể hạch toán với nhau dựa trên tài khoản ký quỹ của nhau và lợi nhuận trong hoạt động của họ đến từ việc thu phí trên giao dịch của mỗi cổ phiếu họ đứng ra bảo lãnh. Vì thế, nghiệp vụ ký quỹ được coi là một đặc trưng nổi bật của thị trường chứng khoán các nước phát triển, nhất là ở Mỹ.
Giảm tải cho "van 03"
Ông Hải minh họa bằng một ví dụ dựa trên hoạt động của thị trường chứng khoán Mỹ: cổ phiếu XYZ có giá 100 USD/cổ phiếu, khi áp dụng nghiệp vụ ký quỹ, nhà đầu tư chỉ cần bỏ ra 70 USD trong tài khoản là có thể mua được cổ phiếu đó. Còn 30 USD chênh lệnh trở thành lợi ích của việc ký quỹ. Chỉ khi nào giá cổ phiếu trên giảm giá trị còn 30 USD, lúc đó nhà đầu tư mới phải nộp thêm tiền hoặc bán cổ phiếu ra khi giá cổ phiếu giảm tương đương mức ký quỹ.
Dĩ nhiên, khi tham gia nghiệp vụ này, nhà đầu tư phải đóng phí trong mỗi lần giao dịch. Mức ký quỹ tối thiểu cho việc mua/bán cổ phiếu là 25 nghìn USD và cho việc mua bán chỉ số “S&P 500” là 250 nghìn USD.
Ông Trần Sĩ Nghị, chuyên viên tài chính của Bộ Tài chính, cũng đưa ra một bảng so sánh để thấy sự khác biệt giữa việc cầm cố cổ phiếu để đầu tư chứng khoán và nghiệp vụ ký quỹ.
Theo đó, nếu áp dụng nguyên lý trên ở Việt Nam, khi mua cổ phiếu có giá 100.000 đồng, với mức ký quỹ 70 nghìn đồng, nhà đầu tư sẽ tiết kiệm được 30.000 đồng tiền đầu tư (dĩ nhiên phải trả một khoản phí cho mỗi lần giao dịch) nhưng họ sẽ không phải quá lo lắng đến thời hạn trả nợ. Tức là có thể cho phép họ tính đến khả năng đầu tư dài hạn hơn so với thời hạn đi vay ở ngân hàng.
Hoặc, khi mục đích đầu tư là ngắn hạn nhưng lúc thị trường xuống, nếu nhà đầu tư thấy tiềm năng cổ phiếu đó là vẫn tốt thì vẫn có thể cho vào danh mục đầu tư dài hạn. Hơn nữa, khi cổ phiếu giảm tới 70% giá trị thì nhà đầu tư mới phải bán để cân bằng số tiền ký quỹ hoặc nộp thêm tiền để luôn đảm bảo sự cân bằng giữa giá cổ phiếu và tài khoản kỹ quỹ.
Trên thực tế, rất ít cổ phiếu nào giảm tới 70% trong điều kiện công ty vẫn duy trì tốt hoạt động kinh doanh và các yếu tố vĩ mô không thực sự xấu đến vậy, trừ khi có phản ứng dây chuyền từ áp lực trả nợ.
“Một công đôi việc”
Một lợi thế khác, không phải tất cả nhà đầu tư đều vay tiền để đầu tư, mà có nhiều nhà đầu tư có thể huy động vốn nhưng không phải lo trả nợ. Vì thế có nghiệp vụ ký quỹ, sẽ khuyến khích đa thành phần đầu tư, tạo ra tính công bằng hơn trên thị trường chứng khoán.
Ngược lại, việc dùng cổ phiếu để thế chấp vay tiền hay repo cổ phiếu, nhà đầu tư sẽ bị áp lực trả nợ khi hạn thanh toán đến, khi giá cổ phiếu xuống thấp tới mức nhà đầu tư phải mua lại hoặc ngân hàng, công ty chứng khoán sẽ tự thanh lý cổ phiếu đó để thu hồi vốn.
Thực tế trong thời gian qua, đa phần giá cổ phiếu giảm trên 50%, nhưng với việc được vay 30-50% giá cổ phiếu tại thời điểm VN-Index đang ở mức 1.000 điểm, thì đến nay, những nhà đầu tư vay tiền mua chứng khoán đã phải tự bán hoặc bị bán để trả nợ.
Như vậy áp lực trả nợ sẽ khiến nhà đầu tư không kiểm soát được quá trình đầu tư của mình. Lúc đó rủi ro của nhà đầu tư sẽ cao, nhiều nhà đầu tư đi vay để đầu tư chứng khoán và chịu áp lực như vậy tất yếu dẫn đến cảnh “bỏ của chạy lấy người”. Qua đó, lý giải cho việc có quá nhiều cổ phiếu bị giải chấp, khiến thị trường rơi vào... “khoảng lặng” như lúc này.
Chưa kể rằng cũng chính vì thiếu nghiệp vụ ký quỹ, tại thời điểm 31/12/2007, khi Ngân hàng Nhà nước hối thúc các ngân hàng thương mại phải đưa dư nợ cho vay đầu tư chứng khoán trở về con số 3%/tổng dư nợ, đã xảy ra hiện tượng “phù phép” để làm “hài lòng” Chỉ thị 03.
Một trong những “phép thuật” được một số ngân hàng thương mại sử dụng là tăng cho vay bất động sản. Đã thế, Ngân hàng Nhà nước lại cũng không có thêm... “van 04” (giả định thế) cho bất động sản, nên thật khó chắc chắn rằng, sau chứng khoán, sẽ đến lượt bất động sản không nếm quả đắng một khi ngân hàng rốt ráo thu nợ những khoản vay đến kỳ.
Thực tế, cả hai lĩnh vực này lại được ngân hàng “ưu tiên” rót tiền bởi khi đó, tâm lý của nhà đầu tư muốn “lướt sóng” nên “vay đại” để đầu tư; nhiều ngân hàng, nhất là ngân hàng mới thành lập cũng muốn “đánh nhanh rút nhanh” và hậu quả bây giờ là những nhà đầu tư của hai thị trường này phải gánh chịu. Do đó, khi áp dụng nghiệp vụ ký quỹ đối với thị trường chứng khoán, có thể vừa hỗ trợ vừa góp phần hoá giải những bất cập mà Chỉ thị 03 để lại.
Nhưng để làm đựợc việc đó, Ngân hàng Nhà nước trước khi ban hành Chỉ thị 03 phải bàn bạc để Bộ Tài chính đưa ra giải pháp đồng bộ, trong đó có nghiệp vụ kỹ quỹ... Đáng tiếc, khi soạn thảo Chỉ thị 03, các cơ quan quản lý ngân hàng và chứng khoán vẫn “riêng một góc trời” và vì thế, đã không có cuộc “hôn nhân” giữa chỉ thị này và nghiệp vụ ký quỹ. Mặc dù, ký quỹ là nghiệp vụ gần như không thể thiếu trên thị trường chứng khoán các nước phát triển.