Giá thép: Lại nóng chuyện đầu cơ
Dù thị trường nhiều biến động, song 2007 vẫn được xem là năm mà các công ty thép “ăn nên làm ra”
Dù thị trường nhiều biến động, song 2007 vẫn được xem là năm mà các công ty thép “ăn nên làm ra”.
Đó là thông tin đáng chú ý nhất trong bản báo cáo do Tổng công ty Thép (VnSteel) và Hiệp hội Thép đưa ra tại hội nghị tổng kết cuối năm tổ chức ngày 14/1, tại Hà Nội.
Giá cao do đầu cơ
Ai cũng biết rằng, việc điều chỉnh giá thép lên xuống cho phù hợp với giá thị trường là điều cần thiết và lỗ, lãi là chuyện bình thường của doanh nghiệp.
Thế nhưng, việc các doanh nghiệp thép báo cáo “đều lãi” thì lại khiến người tiêu dùng liên tưởng đến tình trạng đầu cơ, găm hàng, từ đó dẫn đến những cơn sốt ảo trong năm qua của thị trường thép.
Còn nhớ hồi giữa năm 2007, khi giá phôi thép tăng do sự đổi chiều chính sách thuế của Trung Quốc, nhiều nhà sản suất trong nước đã “kêu trời” vì thua lỗ. Nhưng theo tổng kết cuối năm của VnSteel thì trong năm 2007, không có đơn vị nào bị lỗ bất chấp việc giá phôi thép leo thang từng ngày và sự cạnh tranh gắt gao của các sản phẩm thép Trung Quốc.
Số liệu chính thức được VnSteel đưa ra cho biết, giá thép dài xây dựng nội địa tăng khoảng 22-24% so với năm 2006. Tại nhiều cửa hàng bán lẻ, giá thép đã ở mức trên 15 triệu đồng/tấn, thậm chí có nơi "hét" giá tới 17 triệu đồng/tấn với thép cuộn.
Trong khi đó, theo ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép, thì đến giữa tháng 12/2007, giá bán xuất xưởng của thép cuộn cũng chỉ 12 triệu đồng/tấn và hiện tại cũng chỉ ở mốc 12,3 - 12,4 triệu đồng/tấn.
Theo ông Cường, nếu cộng giá xuất xưởng của nhà sản xuất với chi phí vận tải và lãi ăn thêm của các đại lý cấp một, cấp hai cũng không thể thổi giá lên tới 16 hay 17 triệu đồng/tấn, “điều này chỉ có thể do đầu cơ”, ông Cường khẳng định.
Điều này càng được khẳng định khi một đại lý thép tại Thanh Hoá tiết lộ, giữa tháng 12 khi giá thép lên tới đỉnh điểm, thậm chí giữa các đại lý đã diễn ra hiện tượng mua đi bán lại của nhau, quyết trữ thép để ép giá chứ không bán cho người tiêu dùng.
Tính đến thời điểm này, hiện cả nước có 23 nhà sản xuất thép và mỗi nhà sản xuất lại có chừng ấy công ty phân phối các cấp, và giá thép cứ “đội” dần lên theo các cấp. Bởi thế, nhiều khi “lãi của nhà sản xuất không ăn thua gì so với lãi của nhà phân phối”, Chủ tịch Hiệp hội Thép khẳng định.
Đó cũng chính là nguyên nhân khiến thị trường thép trong nước liên tục có những biến động về giá theo hướng bất lợi cho người tiêu dùng. Đó cũng là lý do vì sao, mới đây Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã phải chỉ đạo Bộ Công Thương, Tổng công ty Thép và Hiệp hội Thép phải có biện pháp bình ổn giá thép trước ngày 20/1/2008.
Còn theo ông Cường, để giải bài toán đầu cơ tạo giá ảo này, cần có sự chủ động của ngành thép.
Cụ thể, các công ty sản xuất thép lớn cần phân phối lại các đại lý, cố gắng bán tận tay các công trình để tránh bị trung gian đẩy giá lên vô lý. Ông Cường cũng cho hay, do lo ngại đầu cơ, nên nhiều công ty đã bán thép ra với số lượng nhất định cho những đơn vị kinh doanh.
Nhưng thực tế cho thấy, việc tiết kiệm lượng hàng bán ra chỉ càng làm khan thêm hàng và người cần thép lại không có được thép tận gốc. Hơn nữa, giới hạn người mua cố định có khác gì “tiếp tay” cho một số kẻ đầu cơ cỡ lớn bắt tay nhau tự định giá thị trường? Việc bình ổn giá mà chính xác hơn là ngăn chặn đầu cơ bởi thế vẫn là chuyện “nói thì dễ mà làm thì khó”.
Vẫn khó chủ động thị trường?
Ngay cả những người đứng đầu ngành thép cũng phải thừa nhận sự thụ động trong việc làm chủ thị trường trong nước và chủ động nguồn nguyên liệu của các doanh nghiệp sản xuất thép nội.
Song việc hàng loạt các dự án liên hợp thép lớn đã chọn Việt Nam làm điểm đỗ, không chừng, lại chỉ làm cho khó khăn của ngành sản xuất thép trong nước ngày càng tăng thêm.
Theo ông Cường, trước sự đổ bộ ồ ạt của các dự án thép, cơ quan chức năng cần phải có sự xem xét và thẩm định kỹ càng, tránh biến Việt Nam thành kho phế thải của thế giới, khi các nước đổ vào đây công nghệ lạc hậu và ô nhiễm.
Song nếu không mở rộng sản xuất, tăng nguồn cung thì đâu sẽ là cách để các doanh nghiệp chủ động thị trường? Hiện giá phôi sản xuất trong nước đã chênh lệch so với giá phôi thế giới cả trăm USD/tấn. Bởi thế, nếu chủ động được sản xuất phôi trong nước thì chắc chắn bài toán chủ động thị trường sẽ được giải.
Tuy nhiên, theo ông Cường thì các nhà sản xuất phôi trong nước lại đang “méo mặt” vì luật cấm thép phế. Do đó, hiện Hiệp hội Thép cũng đã có kiến nghị với Bộ Tài nguyên Môi trường và Bộ Công Thương nới rộng các tiêu chuẩn môi trường, tạo cơ hội cho các nhà sản xuất trong nước được nhập thép phế, giảm giá thành sản xuất phôi nội.
Hiện phôi sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu, vẫn phải nhập tới 30-40% từ thị trường Trung Quốc, bất cứ sự nóng lạnh bất thường nào của thị trường này cũng sẽ gây tác động không nhỏ. Mở rộng thêm thị trường nhập khẩu phôi thép có lẽ là điều các doanh nghiệp nên làm, trước khi tự chủ động được phần nào nguồn phôi thép.
Năm 2008, theo dự báo, do chi phí đầu vào cho sản xuất phôi thép như thép phế, điện, than vẫn tiếp tục tăng, giá thép sẽ tiếp tục biến động theo chiều hướng đi lên. Một khi giá thép trong nước vẫn thụ động theo giá thép thế giới, có lẽ rất khó để nói tới chuyện bình ổn giá, dẫu cho Chính phủ đã có văn bản đề nghị.
Đó là thông tin đáng chú ý nhất trong bản báo cáo do Tổng công ty Thép (VnSteel) và Hiệp hội Thép đưa ra tại hội nghị tổng kết cuối năm tổ chức ngày 14/1, tại Hà Nội.
Giá cao do đầu cơ
Ai cũng biết rằng, việc điều chỉnh giá thép lên xuống cho phù hợp với giá thị trường là điều cần thiết và lỗ, lãi là chuyện bình thường của doanh nghiệp.
Thế nhưng, việc các doanh nghiệp thép báo cáo “đều lãi” thì lại khiến người tiêu dùng liên tưởng đến tình trạng đầu cơ, găm hàng, từ đó dẫn đến những cơn sốt ảo trong năm qua của thị trường thép.
Còn nhớ hồi giữa năm 2007, khi giá phôi thép tăng do sự đổi chiều chính sách thuế của Trung Quốc, nhiều nhà sản suất trong nước đã “kêu trời” vì thua lỗ. Nhưng theo tổng kết cuối năm của VnSteel thì trong năm 2007, không có đơn vị nào bị lỗ bất chấp việc giá phôi thép leo thang từng ngày và sự cạnh tranh gắt gao của các sản phẩm thép Trung Quốc.
Số liệu chính thức được VnSteel đưa ra cho biết, giá thép dài xây dựng nội địa tăng khoảng 22-24% so với năm 2006. Tại nhiều cửa hàng bán lẻ, giá thép đã ở mức trên 15 triệu đồng/tấn, thậm chí có nơi "hét" giá tới 17 triệu đồng/tấn với thép cuộn.
Trong khi đó, theo ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép, thì đến giữa tháng 12/2007, giá bán xuất xưởng của thép cuộn cũng chỉ 12 triệu đồng/tấn và hiện tại cũng chỉ ở mốc 12,3 - 12,4 triệu đồng/tấn.
Theo ông Cường, nếu cộng giá xuất xưởng của nhà sản xuất với chi phí vận tải và lãi ăn thêm của các đại lý cấp một, cấp hai cũng không thể thổi giá lên tới 16 hay 17 triệu đồng/tấn, “điều này chỉ có thể do đầu cơ”, ông Cường khẳng định.
Điều này càng được khẳng định khi một đại lý thép tại Thanh Hoá tiết lộ, giữa tháng 12 khi giá thép lên tới đỉnh điểm, thậm chí giữa các đại lý đã diễn ra hiện tượng mua đi bán lại của nhau, quyết trữ thép để ép giá chứ không bán cho người tiêu dùng.
Tính đến thời điểm này, hiện cả nước có 23 nhà sản xuất thép và mỗi nhà sản xuất lại có chừng ấy công ty phân phối các cấp, và giá thép cứ “đội” dần lên theo các cấp. Bởi thế, nhiều khi “lãi của nhà sản xuất không ăn thua gì so với lãi của nhà phân phối”, Chủ tịch Hiệp hội Thép khẳng định.
Đó cũng chính là nguyên nhân khiến thị trường thép trong nước liên tục có những biến động về giá theo hướng bất lợi cho người tiêu dùng. Đó cũng là lý do vì sao, mới đây Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã phải chỉ đạo Bộ Công Thương, Tổng công ty Thép và Hiệp hội Thép phải có biện pháp bình ổn giá thép trước ngày 20/1/2008.
Còn theo ông Cường, để giải bài toán đầu cơ tạo giá ảo này, cần có sự chủ động của ngành thép.
Cụ thể, các công ty sản xuất thép lớn cần phân phối lại các đại lý, cố gắng bán tận tay các công trình để tránh bị trung gian đẩy giá lên vô lý. Ông Cường cũng cho hay, do lo ngại đầu cơ, nên nhiều công ty đã bán thép ra với số lượng nhất định cho những đơn vị kinh doanh.
Nhưng thực tế cho thấy, việc tiết kiệm lượng hàng bán ra chỉ càng làm khan thêm hàng và người cần thép lại không có được thép tận gốc. Hơn nữa, giới hạn người mua cố định có khác gì “tiếp tay” cho một số kẻ đầu cơ cỡ lớn bắt tay nhau tự định giá thị trường? Việc bình ổn giá mà chính xác hơn là ngăn chặn đầu cơ bởi thế vẫn là chuyện “nói thì dễ mà làm thì khó”.
Vẫn khó chủ động thị trường?
Ngay cả những người đứng đầu ngành thép cũng phải thừa nhận sự thụ động trong việc làm chủ thị trường trong nước và chủ động nguồn nguyên liệu của các doanh nghiệp sản xuất thép nội.
Song việc hàng loạt các dự án liên hợp thép lớn đã chọn Việt Nam làm điểm đỗ, không chừng, lại chỉ làm cho khó khăn của ngành sản xuất thép trong nước ngày càng tăng thêm.
Theo ông Cường, trước sự đổ bộ ồ ạt của các dự án thép, cơ quan chức năng cần phải có sự xem xét và thẩm định kỹ càng, tránh biến Việt Nam thành kho phế thải của thế giới, khi các nước đổ vào đây công nghệ lạc hậu và ô nhiễm.
Song nếu không mở rộng sản xuất, tăng nguồn cung thì đâu sẽ là cách để các doanh nghiệp chủ động thị trường? Hiện giá phôi sản xuất trong nước đã chênh lệch so với giá phôi thế giới cả trăm USD/tấn. Bởi thế, nếu chủ động được sản xuất phôi trong nước thì chắc chắn bài toán chủ động thị trường sẽ được giải.
Tuy nhiên, theo ông Cường thì các nhà sản xuất phôi trong nước lại đang “méo mặt” vì luật cấm thép phế. Do đó, hiện Hiệp hội Thép cũng đã có kiến nghị với Bộ Tài nguyên Môi trường và Bộ Công Thương nới rộng các tiêu chuẩn môi trường, tạo cơ hội cho các nhà sản xuất trong nước được nhập thép phế, giảm giá thành sản xuất phôi nội.
Hiện phôi sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu, vẫn phải nhập tới 30-40% từ thị trường Trung Quốc, bất cứ sự nóng lạnh bất thường nào của thị trường này cũng sẽ gây tác động không nhỏ. Mở rộng thêm thị trường nhập khẩu phôi thép có lẽ là điều các doanh nghiệp nên làm, trước khi tự chủ động được phần nào nguồn phôi thép.
Năm 2008, theo dự báo, do chi phí đầu vào cho sản xuất phôi thép như thép phế, điện, than vẫn tiếp tục tăng, giá thép sẽ tiếp tục biến động theo chiều hướng đi lên. Một khi giá thép trong nước vẫn thụ động theo giá thép thế giới, có lẽ rất khó để nói tới chuyện bình ổn giá, dẫu cho Chính phủ đã có văn bản đề nghị.