Giá thực phẩm thế giới xuống thấp nhất 6 năm
Chỉ số giá thực phẩm của Liên hiệp quốc đã có tháng giảm sâu nhất tính từ tháng 12/2008
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO) công bố tình trạng dư cung trên toàn cầu và nỗi lo về khả năng kinh tế Trung Quốc tăng trưởng kém trong dài hạn đã đẩy giá thực phẩm toàn cầu xuống mức thấp nhất trong 6 năm.
Trong tháng 8, chỉ số giá thực phẩm của Liên hiệp quốc đã có tháng giảm sâu nhất tính từ tháng 12/2008. Chỉ số này hiện ở mức 155,7 điểm, thấp hơn 19,4% so với cùng kỳ năm 2014 và ở mức thấp nhất tính từ tháng 4/2009.
Trong thông báo mới nhất, FAO cho rằng lý do khiến giá thực phẩm giảm mạnh, ngoài yếu tố nguồn cung dư thừa, còn nhiều yếu tố khác, trong đó bao gồm việc giá năng lượng giảm sâu, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng yếu và những tác động tiêu cực của thông tin này lên kinh tế, tài chính toàn cầu.
Chỉ số giá thực phẩm của FAO đo lường biến động giá theo tháng của 5 loại hàng hóa căn bản bao gồm ngũ cốc, dầu ăn, thịt, sữa và đường.
Giá ngũ cốc hiện thấp nhất từ tháng 6/2010, trong khi đó giá sữa, bơ và pho mát giảm sâu. Giá sữa giảm 7,2% trong tháng 8. Giá dầu ăn giảm sâu 5,5% khi giá đậu tương sụt mạnh đến 13% trong 12 tháng qua. Giá ngô giảm 8% trong cùng kỳ.
Trong tháng vừa qua, giá đường giảm mạnh bởi đồng Real của Brazil đi xuống và kỳ vọng Ấn Độ chuẩn bị cung lượng đường rất lớn ra thị trường thế giới.
Trong tháng 8, chỉ duy nhất giá thịt không giảm so với tháng trước đó. Liên hiệp quốc cho biết giá thịt cừu tăng nhẹ trong khi giá các loại thịt khác giữ nguyên.
Giá thịt tăng là yếu tố quan trọng đẩy lạm phát Trung Quốc tăng trong tháng vừa qua. Chỉ số CPI tại Trung Quốc tháng 8 tăng 2% so với cùng kỳ, trong đó giá thịt lợn tăng gần 20%.
Liên hiệp quốc công bố nhập khẩu thực phẩm của Trung Quốc, đặc biệt là các sản phẩm sữa, giảm sâu trong tháng vừa qua. Nó cho thấy sự suy giảm đà tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc đang tác động toàn diện đến kinh tế toàn cầu.
Giới chuyên gia cho rằng kinh tế Trung Quốc có thể “hạ cánh cứng” trong thập kỷ này và không bao giờ có thể lấy lại được mức tăng trưởng 2 con số của thập kỷ trước.
Bên ngoài thị trường Trung Quốc, nhiều yếu tố khác cũng đang tác động tiêu cực đến giá thực phẩm. Ngày thứ Tư, Hiệp hội Bán lẻ Anh (BRC) công bố giá thực phẩm chỉ tăng 0,2% trong tháng 8 sau khi tăng 0,1% trong tháng 7.
Trong tháng 8, chỉ số giá thực phẩm của Liên hiệp quốc đã có tháng giảm sâu nhất tính từ tháng 12/2008. Chỉ số này hiện ở mức 155,7 điểm, thấp hơn 19,4% so với cùng kỳ năm 2014 và ở mức thấp nhất tính từ tháng 4/2009.
Trong thông báo mới nhất, FAO cho rằng lý do khiến giá thực phẩm giảm mạnh, ngoài yếu tố nguồn cung dư thừa, còn nhiều yếu tố khác, trong đó bao gồm việc giá năng lượng giảm sâu, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng yếu và những tác động tiêu cực của thông tin này lên kinh tế, tài chính toàn cầu.
Chỉ số giá thực phẩm của FAO đo lường biến động giá theo tháng của 5 loại hàng hóa căn bản bao gồm ngũ cốc, dầu ăn, thịt, sữa và đường.
Giá ngũ cốc hiện thấp nhất từ tháng 6/2010, trong khi đó giá sữa, bơ và pho mát giảm sâu. Giá sữa giảm 7,2% trong tháng 8. Giá dầu ăn giảm sâu 5,5% khi giá đậu tương sụt mạnh đến 13% trong 12 tháng qua. Giá ngô giảm 8% trong cùng kỳ.
Trong tháng vừa qua, giá đường giảm mạnh bởi đồng Real của Brazil đi xuống và kỳ vọng Ấn Độ chuẩn bị cung lượng đường rất lớn ra thị trường thế giới.
Trong tháng 8, chỉ duy nhất giá thịt không giảm so với tháng trước đó. Liên hiệp quốc cho biết giá thịt cừu tăng nhẹ trong khi giá các loại thịt khác giữ nguyên.
Giá thịt tăng là yếu tố quan trọng đẩy lạm phát Trung Quốc tăng trong tháng vừa qua. Chỉ số CPI tại Trung Quốc tháng 8 tăng 2% so với cùng kỳ, trong đó giá thịt lợn tăng gần 20%.
Liên hiệp quốc công bố nhập khẩu thực phẩm của Trung Quốc, đặc biệt là các sản phẩm sữa, giảm sâu trong tháng vừa qua. Nó cho thấy sự suy giảm đà tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc đang tác động toàn diện đến kinh tế toàn cầu.
Giới chuyên gia cho rằng kinh tế Trung Quốc có thể “hạ cánh cứng” trong thập kỷ này và không bao giờ có thể lấy lại được mức tăng trưởng 2 con số của thập kỷ trước.
Bên ngoài thị trường Trung Quốc, nhiều yếu tố khác cũng đang tác động tiêu cực đến giá thực phẩm. Ngày thứ Tư, Hiệp hội Bán lẻ Anh (BRC) công bố giá thực phẩm chỉ tăng 0,2% trong tháng 8 sau khi tăng 0,1% trong tháng 7.