Giá thuê cột điện: Doanh nghiệp “nhường” các bộ?
“Chuyện giá thuê cột điện” vẫn chưa đến hồi kết và có thể sẽ cần ba bộ phải vào cuộc để tính toán
Hạn chót để "tự thỏa thuận" đã đến, song EVN và VNPT vẫn chưa có câu trả lời về giá thuê cột điện.
Tại buổi họp bàn để thống nhất về giá thuê cột điện sáng 26/1, theo ý kiến của 3 bộ Thông tin và Truyền thông, Công Thương và Tài chính, nếu đến ngày 28/2/2010, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT) không thỏa thuận được về giá thuê cột điện để treo cáp thông tin thì 3 bộ sẽ “vào cuộc” để tính giá thuê.
Nhưng đến “sát nút”, ngày 26/2, VNPT mới gửi được giấy mời EVN để tiếp tục thỏa thuận về chuyện này.
Ông Vũ Thế Dương, Phó trưởng Ban Tiếp thị của VNPT cho biết, do gần Tết VNPT mới nhận được thông báo của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc gia hạn thỏa thuận cho các doanh nghiệp, vì thế hai bên chưa thể đàm thuận với nhau sớm hơn được.
“Chúng tôi hẹn EVN tuần sau, nhưng không biết EVN có tham gia hay không”, ông Dương nói.
Tuy nhiên, theo ông Dương, quan điểm của VNPT là chỉ thuê cột điện để treo cáp với giá thuê theo cách tính chi phí giá thành xây dựng cột điện của VNPT, nghĩa là giá thuê cột chỉ bằng khoảng 1/3 – 1/4 so với giá mà phía EVN đưa ra.
Trong khi đó, theo cách tính của EVN, chi phí vận hành khai thác bảo dưỡng sửa chữa cột điện sẽ được phân bổ 50% cho cáp điện và 50% cho cáp thông tin (cáp thuê). Nhưng theo ông Dương, phần 50% chi phí khấu hao cột điện cho doanh nghiệp thuê cáp phải được phân bổ đều cho số các nhà khai thác viễn thông, truyền hình, chứ không thể là phân bổ cho riêng mình VNPT chịu, vì ngoài VNPT, VCTV, Viettel, SPT… cũng thuê.
Còn về phía EVN, trao đổi với VnEconomy ngày 27/2, ông Đinh Quang Tri, Phó tổng giám đốc cho biết, EVN vẫn giữ nguyên giá thuê theo biểu giá của EVN, vì theo quan điểm của EVN đó là mức giá hợp lý so với chi phí giá thành và chi phí vận hành mà EVN phải bỏ ra. “Vì đây không phải là giá độc quyền, cũng không phải là giá đưa ra để đàm phán”, ông Tri khẳng định.
Trước đây, ông Phạm Hồng Hải, Vụ trưởng Vụ Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho rằng, do Nhà nước không quyết định về giá thuê cột nên việc xác định mức thuê cứ để hai bên thỏa thuận, hiệp thương. Khi nào hai bên không tự thỏa thuận được thì các bộ mới đứng ra tính toán chi phí giá thành và xác định mức giá thuê.
Dù vậy thì tới đây, việc treo cáp thông tin trên cột điện sẽ còn được thắt chặt hơn, Phó tổng giám đốc EVN Đinh Quang Tri cho biết. Hiện EVN đã gửi thông báo lên Bộ Công Thương về việc kiên quyết chỉ sử dụng cho treo cáp thông tin theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành điện, đảm bảo an toàn cho người dân và mỹ quan đô thị. Và vì, cột điện dùng để treo cáp điện chứ không thể thay chức năng chính cho việc treo cáp.
Cụ thể, trên mỗi cột điện EVN sẽ chỉ cho treo tối đa không quá 5 sợi cáp. Với những cáp đồng treo trên cột với điện áp trên 1 kV sẽ không được treo, vì những cáp đồng này có khả năng dẫn điện gây nguy hiểm, mất an toàn cho người dân.
Như vậy, “chuyện giá thuê cột điện” vẫn dùng dằng, và rất có thể sẽ cần 3 bộ phải vào cuộc để tính toán.
Tại buổi họp bàn để thống nhất về giá thuê cột điện sáng 26/1, theo ý kiến của 3 bộ Thông tin và Truyền thông, Công Thương và Tài chính, nếu đến ngày 28/2/2010, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT) không thỏa thuận được về giá thuê cột điện để treo cáp thông tin thì 3 bộ sẽ “vào cuộc” để tính giá thuê.
Nhưng đến “sát nút”, ngày 26/2, VNPT mới gửi được giấy mời EVN để tiếp tục thỏa thuận về chuyện này.
Ông Vũ Thế Dương, Phó trưởng Ban Tiếp thị của VNPT cho biết, do gần Tết VNPT mới nhận được thông báo của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc gia hạn thỏa thuận cho các doanh nghiệp, vì thế hai bên chưa thể đàm thuận với nhau sớm hơn được.
“Chúng tôi hẹn EVN tuần sau, nhưng không biết EVN có tham gia hay không”, ông Dương nói.
Tuy nhiên, theo ông Dương, quan điểm của VNPT là chỉ thuê cột điện để treo cáp với giá thuê theo cách tính chi phí giá thành xây dựng cột điện của VNPT, nghĩa là giá thuê cột chỉ bằng khoảng 1/3 – 1/4 so với giá mà phía EVN đưa ra.
Trong khi đó, theo cách tính của EVN, chi phí vận hành khai thác bảo dưỡng sửa chữa cột điện sẽ được phân bổ 50% cho cáp điện và 50% cho cáp thông tin (cáp thuê). Nhưng theo ông Dương, phần 50% chi phí khấu hao cột điện cho doanh nghiệp thuê cáp phải được phân bổ đều cho số các nhà khai thác viễn thông, truyền hình, chứ không thể là phân bổ cho riêng mình VNPT chịu, vì ngoài VNPT, VCTV, Viettel, SPT… cũng thuê.
Còn về phía EVN, trao đổi với VnEconomy ngày 27/2, ông Đinh Quang Tri, Phó tổng giám đốc cho biết, EVN vẫn giữ nguyên giá thuê theo biểu giá của EVN, vì theo quan điểm của EVN đó là mức giá hợp lý so với chi phí giá thành và chi phí vận hành mà EVN phải bỏ ra. “Vì đây không phải là giá độc quyền, cũng không phải là giá đưa ra để đàm phán”, ông Tri khẳng định.
Trước đây, ông Phạm Hồng Hải, Vụ trưởng Vụ Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho rằng, do Nhà nước không quyết định về giá thuê cột nên việc xác định mức thuê cứ để hai bên thỏa thuận, hiệp thương. Khi nào hai bên không tự thỏa thuận được thì các bộ mới đứng ra tính toán chi phí giá thành và xác định mức giá thuê.
Dù vậy thì tới đây, việc treo cáp thông tin trên cột điện sẽ còn được thắt chặt hơn, Phó tổng giám đốc EVN Đinh Quang Tri cho biết. Hiện EVN đã gửi thông báo lên Bộ Công Thương về việc kiên quyết chỉ sử dụng cho treo cáp thông tin theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành điện, đảm bảo an toàn cho người dân và mỹ quan đô thị. Và vì, cột điện dùng để treo cáp điện chứ không thể thay chức năng chính cho việc treo cáp.
Cụ thể, trên mỗi cột điện EVN sẽ chỉ cho treo tối đa không quá 5 sợi cáp. Với những cáp đồng treo trên cột với điện áp trên 1 kV sẽ không được treo, vì những cáp đồng này có khả năng dẫn điện gây nguy hiểm, mất an toàn cho người dân.
Như vậy, “chuyện giá thuê cột điện” vẫn dùng dằng, và rất có thể sẽ cần 3 bộ phải vào cuộc để tính toán.