Giá vàng lình xình, USD đi xuống
Giá vàng thế giới sáng đầu tuần tăng khá mạnh, nhưng giá vàng trong nước không có biến động lớn quanh ngưỡng 47,3 triệu đồng/lượng
Giá vàng thế giới sáng đầu tuần tăng khá mạnh, nhưng giá vàng trong nước không có biến động lớn quanh ngưỡng 47,3 triệu đồng/lượng. Giá USD thị trường tự do tiếp tục giảm nhẹ so với cuối tuần, nhưng vẫn giữ trên mức 21.000 đồng.
Lúc 11h trưa nay, Công ty Sacombank-SBJ niêm yết giá vàng SBJ tại thị trường Tp.HCM ở mức 47,06 triệu đồng/lượng và 47,24 triệu đồng/lượng (giá mua vào và bán ra). Cùng thời điểm, Công ty Phú Quý tại Hà Nội niêm yết giá vàng SJC ở mức 47,1 triệu đồng/lượng và 47,35 triệu đồng/lượng.
Khi mở cửa, các doanh nghiệp đã đẩy giá vàng tăng 100.000 đồng/lượng so với cuối tuần, sau đó giá vàng diễn biến theo hướng giảm là chính, dù lực tăng của giá vàng thế giới còn khá mạnh.
Lúc 11h giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay tại thị trường châu Á tăng khoảng 10 USD/oz, tương đương tăng 0,5%, so với giá đóng cửa ở New York cuối tuần trước, đứng ở mức 1.824,3 USD/oz. Trước đó, đã có lúc giá vàng tăng 0,7%.
Nếu áp dụng tỷ giá USD/VND ngân hàng cho việc quy đổi, mức giá này của vàng thế giới tương đương 45,8 triệu đồng/lượng. Như vậy, giá vàng trong nước vẫn cao hơn thế giới quy đổi 1,5 triệu đồng/lượng. Trong tuần trước, có thời điểm, vàng miếng trong nước đắt hơn thế giới 2 triệu đồng/lượng.
Ông Nguyễn Công Tường, Phó giám đốc kinh doanh của SJC sáng nay cho biết, đơn vị này đã xin Ngân hàng Nhà nước cấp phép nhập khẩu vàng đợt tiếp theo. Theo ông Tường, khối lượng SJC xin nhập thường là cả tấn mỗi lần, nhưng được nhập đến đâu còn tùy quyết định của cơ quan chức năng.
Lý giải về việc giá vàng trong nước cao hơn giá thế giới hàng triệu đồng mỗi lượng, ông Tường cho biết, đó là do giá thế giới biến động thất thường, giá trong nước tăng giảm theo không kịp. Bên cạnh đó, giá vàng trong nước còn được hỗ trợ bởi lực mua mạnh hơn lực bán. “Hôm thứ Sáu vừa rồi, SJC bán ra 11.000 lượng vàng nhưng chỉ mua được có 3.000 lượng”, ông Tường nói.
Giá USD tự do sáng nay giảm thêm chút ít so với cuối tuần. Lúc hơn 10h, một số điểm giao dịch tại Hà Nội báo giá ngoại tệ này ở mức 21.020 đồng (mua vào) và 21.060 đồng (bán ra).
Ngân hàng Vietcombank vẫn giữ giá USD ở mức 20.830 đồng và 20.834 đồng. Tỷ giá bình quân liên ngân hàng cũng ổn định ở 20.628 đồng.
Trong vòng hơn nửa tháng trở lại đây, giá vàng quốc tế biến động giằng co không rõ xu hướng. Một mặt, giá vàng bị đẩy xuống khi tình hình khủng hoảng nợ châu Âu và kinh tế Mỹ có một số tín hiệu tích cực. Tuy nhiên, do nhìn chung kinh tế toàn cầu vẫn còn quá nhiều bất ổn, vàng vẫn được giới đầu tư xem là một tài sản quan trọng trong danh mục.
Hiện các nhà chức trách châu Âu đang ra sức ngăn chặn sự lan rộng và leo thang của cuộc khủng hoảng nợ công, trong đó Hy Lạp vẫn đối mặt nguy cơ vỡ nợ cấp quốc gia. Trong tuần này, diễn biến khủng hoảng nợ châu Âu vẫn là nhân tố có tác động lớn tới giá vàng.
Một sự kiện quan trọng khác được giới đầu tư quan tâm trong tuần này là cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) diễn ra vào ngày 20-21/9. Thị trường chờ đợi xem FED có phát tín hiệu nào về một gói QE3. Nếu FED mở khả năng sẽ bơm thêm tiền cho nền kinh tế, vàng sẽ được hỗ trợ mạnh.
Theo hãng tin Reuters, Giám đốc điều hành hãng khai mỏ vàng hàng đầu thế giới AngloGold Ashanti, ông Mark Cutifani dự báo, với những thách thức hiện nay của kinh tế thế giới, giá vàng sẽ đạt mốc 2.200 USD/oz vào năm 2012.
Giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 10 tại New York lúc 11h trưa nay giờ Việt Nam hạ 1,13 USD/thùng so với đóng cửa cuối tuần trước, còn 86,84 USD/thùng. Tỷ giá Euro/USD tại Tokyo cùng thời điểm xấp xỉ 1,37 USD đổi 1 Euro.
Lúc 11h trưa nay, Công ty Sacombank-SBJ niêm yết giá vàng SBJ tại thị trường Tp.HCM ở mức 47,06 triệu đồng/lượng và 47,24 triệu đồng/lượng (giá mua vào và bán ra). Cùng thời điểm, Công ty Phú Quý tại Hà Nội niêm yết giá vàng SJC ở mức 47,1 triệu đồng/lượng và 47,35 triệu đồng/lượng.
Khi mở cửa, các doanh nghiệp đã đẩy giá vàng tăng 100.000 đồng/lượng so với cuối tuần, sau đó giá vàng diễn biến theo hướng giảm là chính, dù lực tăng của giá vàng thế giới còn khá mạnh.
Lúc 11h giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay tại thị trường châu Á tăng khoảng 10 USD/oz, tương đương tăng 0,5%, so với giá đóng cửa ở New York cuối tuần trước, đứng ở mức 1.824,3 USD/oz. Trước đó, đã có lúc giá vàng tăng 0,7%.
Nếu áp dụng tỷ giá USD/VND ngân hàng cho việc quy đổi, mức giá này của vàng thế giới tương đương 45,8 triệu đồng/lượng. Như vậy, giá vàng trong nước vẫn cao hơn thế giới quy đổi 1,5 triệu đồng/lượng. Trong tuần trước, có thời điểm, vàng miếng trong nước đắt hơn thế giới 2 triệu đồng/lượng.
Ông Nguyễn Công Tường, Phó giám đốc kinh doanh của SJC sáng nay cho biết, đơn vị này đã xin Ngân hàng Nhà nước cấp phép nhập khẩu vàng đợt tiếp theo. Theo ông Tường, khối lượng SJC xin nhập thường là cả tấn mỗi lần, nhưng được nhập đến đâu còn tùy quyết định của cơ quan chức năng.
Lý giải về việc giá vàng trong nước cao hơn giá thế giới hàng triệu đồng mỗi lượng, ông Tường cho biết, đó là do giá thế giới biến động thất thường, giá trong nước tăng giảm theo không kịp. Bên cạnh đó, giá vàng trong nước còn được hỗ trợ bởi lực mua mạnh hơn lực bán. “Hôm thứ Sáu vừa rồi, SJC bán ra 11.000 lượng vàng nhưng chỉ mua được có 3.000 lượng”, ông Tường nói.
Giá USD tự do sáng nay giảm thêm chút ít so với cuối tuần. Lúc hơn 10h, một số điểm giao dịch tại Hà Nội báo giá ngoại tệ này ở mức 21.020 đồng (mua vào) và 21.060 đồng (bán ra).
Ngân hàng Vietcombank vẫn giữ giá USD ở mức 20.830 đồng và 20.834 đồng. Tỷ giá bình quân liên ngân hàng cũng ổn định ở 20.628 đồng.
Trong vòng hơn nửa tháng trở lại đây, giá vàng quốc tế biến động giằng co không rõ xu hướng. Một mặt, giá vàng bị đẩy xuống khi tình hình khủng hoảng nợ châu Âu và kinh tế Mỹ có một số tín hiệu tích cực. Tuy nhiên, do nhìn chung kinh tế toàn cầu vẫn còn quá nhiều bất ổn, vàng vẫn được giới đầu tư xem là một tài sản quan trọng trong danh mục.
Hiện các nhà chức trách châu Âu đang ra sức ngăn chặn sự lan rộng và leo thang của cuộc khủng hoảng nợ công, trong đó Hy Lạp vẫn đối mặt nguy cơ vỡ nợ cấp quốc gia. Trong tuần này, diễn biến khủng hoảng nợ châu Âu vẫn là nhân tố có tác động lớn tới giá vàng.
Một sự kiện quan trọng khác được giới đầu tư quan tâm trong tuần này là cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) diễn ra vào ngày 20-21/9. Thị trường chờ đợi xem FED có phát tín hiệu nào về một gói QE3. Nếu FED mở khả năng sẽ bơm thêm tiền cho nền kinh tế, vàng sẽ được hỗ trợ mạnh.
Theo hãng tin Reuters, Giám đốc điều hành hãng khai mỏ vàng hàng đầu thế giới AngloGold Ashanti, ông Mark Cutifani dự báo, với những thách thức hiện nay của kinh tế thế giới, giá vàng sẽ đạt mốc 2.200 USD/oz vào năm 2012.
Giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 10 tại New York lúc 11h trưa nay giờ Việt Nam hạ 1,13 USD/thùng so với đóng cửa cuối tuần trước, còn 86,84 USD/thùng. Tỷ giá Euro/USD tại Tokyo cùng thời điểm xấp xỉ 1,37 USD đổi 1 Euro.