Giá vàng trong nước “đuối sức” trước giá thế giới
Giá vàng trong nước sáng nay tăng 70.000-100.000 đồng/lượng so với chiều qua, giá USD tự do nhích lên 21.770 đồng
Giá vàng trong nước sáng nay tăng 70.000-100.000 đồng/lượng so với chiều qua, “đuối” hơn so với mức tăng hơn 1,2% đêm trước của giá vàng quốc tế. Tuần này, giá vàng trong nước hầu như không tăng, trong khi giá vàng quốc tế có tuần tăng giá thứ năm liên tục.
Lúc 11h trưa nay, giá vàng SBJ tại thị trường Tp.HCM do Công ty Sacombank-SBJ niêm yết đứng ở mức 37,58 triệu đồng/lượng (mua vào) và 37,71 triệu đồng/lượng (bán ra). Tới thời điểm này, Sacombank-SBJ đã thay đổi giá vàng 5 lần, theo hướng tăng vào đầu giờ sáng rồi giảm nhẹ sau đó.
Tại nhiều doanh nghiệp kim hoàn lớn khác, khoảng cách giữa giá mua và bán vàng cũng khá rộng, phổ biến trên 100.000 đồng mỗi lượng. Cùng thời điểm, tại thị trường Hà Nội, doanh nghiệp Phú Quý thu mua vàng SJC ở mức 37,6 triệu đồng/lượng và bán ra ở mức 37,73 triệu đồng/lượng.
Tuy chưa thực sự ổn định do còn tùy thuộc nhiều vào tương quan giữa lực mua và lực bán vàng trên thị trường ở từng thời điểm, giá vàng trong nước tuần này phổ biến ở ngưỡng 37,7-37,8 triệu đồng/lượng. Trong suốt nửa tháng qua, giá vàng trong nước đã duy trì ở vùng này, do một mặt giá vàng thế giới đi lên, nhưng mặt khác giá USD trong nước lại đi xuống.
Theo các doanh nghiệp kim hoàn, thị trường vàng tuần này không rõ xu hướng mua hay bán. Cả giới kinh doanh vàng và người dân đều đang thận trọng, chờ cơ quan chức năng ban hành những quy định cụ thể mới về kinh doanh kim loại quý này.
Giá USD tự do tại thị trường tự do tính đến sáng nay đã rẻ đi khoảng 280 đồng so với cuối tuần trước. Lúc hơn 10h, giá USD tại Hà Nội đứng ở mức 21.720 đồng (mua vào) và 21.770 đồng (bán ra), tăng nhẹ 20 đồng so với sáng hôm qua.
Nhìn chung, trong 2 tuần trở lại đây, với sự can thiệp của cơ quan chức năng, cơn sốt giá của vàng trong nước đã tạm lắng. Giá vàng trong nước đang cho thấy sự “đuối sức” trước giá vàng thế giới. Từ chỗ đứng cao hơn giá vàng thế giới có lúc 500.000-700.000 đồng/lượng, giá vàng trong nước sáng nay đứng ngang bằng với giá vàng thế giới quy đổi.
Trong phiên giao dịch đêm qua tại New York, giá vàng bật tăng mạnh trở lại sau khi giảm khá mạnh trong phiên trước. Chốt phiên, giá vàng giao ngay tăng 17,5 USD mỗi ounce, đạt mức 1.433,8 USD/oz.
Tuần này, giá vàng thế giới đã có hai phiên liền liên tục lập kỷ lục, với đỉnh cao mọi thời đại trên 1.441 USD/oz. So với cuối tuần trước, giá vàng tăng 1,6%, sau khi tăng 1,5% trong tuần trước. Đà tăng của giá vàng đã được duy trì suốt 5 tuần qua.
Lực tăng của giá vàng quốc tế đang được hỗ trợ tốt bởi cuộc khủng hoảng chính trị ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi, đặc biệt là tình hình Libya. Các cuộc đụng độ giữa phe nổi dậy và phe ủng hộ nhà lãnh đạo Mammuar Gaddafi vẫn đang diễn ra căng thẳng ở khu vực thủ đô Tripoli của nước này.
Giá dầu thô tăng mạnh là một động lực quan trọng nữa của giá vàng. “Vàng đen” tăng giá mạnh làm gia tăng nỗi lo lạm phát toàn cầu, mà vàng lại là kênh đầu tư chống lạm phát hàng đầu.
Trong phiên ngày thứ Sáu, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 4 tại New York tăng 2,51 USD/thùng, đạt mức 104,42 USD/thùng, cao nhất từ tháng 9/2008. Tuần này, giá dầu tăng 6,7%.
Tuy nhiên, vàng vẫn đang ít nhiều chịu áp lực giảm giá trước những tín hiệu kinh tế tích cực và khả năng thắt chặt chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương lớn. Lượng vàng do quỹ tín thác đầu tư vàng số 1 thế giới SPDR Gold Trust nắm giữ đang ở mức thấp nhất kể từ tháng 5/2010, với 1.210,6 tấn. Tuần này, SPDR Gold tiếp tục bán ròng vàng, dù tốc độ bán đã chậm lại.
Theo số liệu vừa công bố, tỷ lệ thất nghiệp tháng 2 tại Mỹ đã bất ngờ giảm còn 8,9%, mức thấp nhất trong 2 năm qua. Trước đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cho biết khả năng có thể tăng lãi suất Euro vào tháng 4.
Tuần này là một tuần mất giá khá mạnh của USD so với Euro. Tính chung cả tuần, đồng tiền chung châu Âu tăng giá 1,7% so với đồng bạc xanh, chốt ở mức 1,4 USD/Euro. Đồng Euro được hỗ trợ khi giới phân tích tin rằng, ECB sẽ đi trước Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) trong vấn đề tăng lãi suất.
Lúc 11h trưa nay, giá vàng SBJ tại thị trường Tp.HCM do Công ty Sacombank-SBJ niêm yết đứng ở mức 37,58 triệu đồng/lượng (mua vào) và 37,71 triệu đồng/lượng (bán ra). Tới thời điểm này, Sacombank-SBJ đã thay đổi giá vàng 5 lần, theo hướng tăng vào đầu giờ sáng rồi giảm nhẹ sau đó.
Tại nhiều doanh nghiệp kim hoàn lớn khác, khoảng cách giữa giá mua và bán vàng cũng khá rộng, phổ biến trên 100.000 đồng mỗi lượng. Cùng thời điểm, tại thị trường Hà Nội, doanh nghiệp Phú Quý thu mua vàng SJC ở mức 37,6 triệu đồng/lượng và bán ra ở mức 37,73 triệu đồng/lượng.
Tuy chưa thực sự ổn định do còn tùy thuộc nhiều vào tương quan giữa lực mua và lực bán vàng trên thị trường ở từng thời điểm, giá vàng trong nước tuần này phổ biến ở ngưỡng 37,7-37,8 triệu đồng/lượng. Trong suốt nửa tháng qua, giá vàng trong nước đã duy trì ở vùng này, do một mặt giá vàng thế giới đi lên, nhưng mặt khác giá USD trong nước lại đi xuống.
Theo các doanh nghiệp kim hoàn, thị trường vàng tuần này không rõ xu hướng mua hay bán. Cả giới kinh doanh vàng và người dân đều đang thận trọng, chờ cơ quan chức năng ban hành những quy định cụ thể mới về kinh doanh kim loại quý này.
Giá USD tự do tại thị trường tự do tính đến sáng nay đã rẻ đi khoảng 280 đồng so với cuối tuần trước. Lúc hơn 10h, giá USD tại Hà Nội đứng ở mức 21.720 đồng (mua vào) và 21.770 đồng (bán ra), tăng nhẹ 20 đồng so với sáng hôm qua.
Nhìn chung, trong 2 tuần trở lại đây, với sự can thiệp của cơ quan chức năng, cơn sốt giá của vàng trong nước đã tạm lắng. Giá vàng trong nước đang cho thấy sự “đuối sức” trước giá vàng thế giới. Từ chỗ đứng cao hơn giá vàng thế giới có lúc 500.000-700.000 đồng/lượng, giá vàng trong nước sáng nay đứng ngang bằng với giá vàng thế giới quy đổi.
Trong phiên giao dịch đêm qua tại New York, giá vàng bật tăng mạnh trở lại sau khi giảm khá mạnh trong phiên trước. Chốt phiên, giá vàng giao ngay tăng 17,5 USD mỗi ounce, đạt mức 1.433,8 USD/oz.
Tuần này, giá vàng thế giới đã có hai phiên liền liên tục lập kỷ lục, với đỉnh cao mọi thời đại trên 1.441 USD/oz. So với cuối tuần trước, giá vàng tăng 1,6%, sau khi tăng 1,5% trong tuần trước. Đà tăng của giá vàng đã được duy trì suốt 5 tuần qua.
Lực tăng của giá vàng quốc tế đang được hỗ trợ tốt bởi cuộc khủng hoảng chính trị ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi, đặc biệt là tình hình Libya. Các cuộc đụng độ giữa phe nổi dậy và phe ủng hộ nhà lãnh đạo Mammuar Gaddafi vẫn đang diễn ra căng thẳng ở khu vực thủ đô Tripoli của nước này.
Giá dầu thô tăng mạnh là một động lực quan trọng nữa của giá vàng. “Vàng đen” tăng giá mạnh làm gia tăng nỗi lo lạm phát toàn cầu, mà vàng lại là kênh đầu tư chống lạm phát hàng đầu.
Trong phiên ngày thứ Sáu, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 4 tại New York tăng 2,51 USD/thùng, đạt mức 104,42 USD/thùng, cao nhất từ tháng 9/2008. Tuần này, giá dầu tăng 6,7%.
Tuy nhiên, vàng vẫn đang ít nhiều chịu áp lực giảm giá trước những tín hiệu kinh tế tích cực và khả năng thắt chặt chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương lớn. Lượng vàng do quỹ tín thác đầu tư vàng số 1 thế giới SPDR Gold Trust nắm giữ đang ở mức thấp nhất kể từ tháng 5/2010, với 1.210,6 tấn. Tuần này, SPDR Gold tiếp tục bán ròng vàng, dù tốc độ bán đã chậm lại.
Theo số liệu vừa công bố, tỷ lệ thất nghiệp tháng 2 tại Mỹ đã bất ngờ giảm còn 8,9%, mức thấp nhất trong 2 năm qua. Trước đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cho biết khả năng có thể tăng lãi suất Euro vào tháng 4.
Tuần này là một tuần mất giá khá mạnh của USD so với Euro. Tính chung cả tuần, đồng tiền chung châu Âu tăng giá 1,7% so với đồng bạc xanh, chốt ở mức 1,4 USD/Euro. Đồng Euro được hỗ trợ khi giới phân tích tin rằng, ECB sẽ đi trước Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) trong vấn đề tăng lãi suất.