Giá vàng trong nước “đuối sức” với thế giới
Giá USD bán ra trên thị trường tự do đang rẻ hơn tới 30 đồng so với giá ngân hàng
Giá vàng thế giới tăng khá mạnh trong phiên đêm qua và tiếp tục đi lên trong phiên sáng nay (24/2), nhưng giá vàng miếng trong nước chỉ tăng vài chục nghìn đồng/lượng. Giá USD bán ra trên thị trường tự do đang rẻ hơn tới 30 đồng so với giá ngân hàng.
Lúc gần 10h trưa nay, Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng SJC cho thị trường Hà Nội ở mức 33,4 triệu đồng/lượng (mua vào) và 33,5 triệu đồng/lượng (bán ra). So với cuối giờ chiều qua, giá vàng SJC tại doanh nghiệp này hiện tăng 40.000 đồng/lượng.
Tại thị trường Tp.HCM cùng thời điểm trên, Công ty SJC báo giá vàng miếng cùng thương hiệu ở mức 33,25 triệu đồng/lượng và 33,55 triệu đồng/lượng, tương ứng giá mua và bán.
Giá vàng trong nước đang tỏ rõ sự “đuối sức” so với giá vàng thế giới. Điều này thể hiện qua chênh lệch giữa giá vàng miếng SJC với giá vàng quốc tế quy đổi liên tục rút ngắn nhanh kể từ sau Tết âm lịch.
Sáng nay, giá vàng thế giới quy đổi tương đương khoảng 33,2 triệu đồng/lượng, đồng nghĩa với việc giá vàng trong nước chỉ còn chênh cao hơn quốc tế 300.000 đồng/lượng. Mức chênh này chỉ bằng 1/10 so với mức chênh lệch ghi nhận vào cuối năm 2015.
Theo một đại diện của Tập đoàn Vàng bạc đá quý Phú Quý, chênh lệch giá vàng trong nước-thế giới rút ngắn do tác động của hai yếu tố là nhu cầu vàng miếng và tỷ giá USD/VND. “Nhu cầu vàng miếng sau Tết đang ở mức thấp, và giá USD cũng được kiểm soát chặt hơn. Do vậy mà chênh lệch giá vàng trong nước, thế giới được rút ngắn”, đại diện này nói.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 23/2 tại thị trường New York, giá vàng giao ngay tăng 17,1 USD/oz, tương đương tăng 1,4%, chốt ở mức 1.226,4 USD/oz.
Lúc gần 10h trưa nay theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay tại thị trường châu Á tăng thêm 2,8 USD/oz so với giá chốt phiên Mỹ, lên mức 1.229,2 USD/oz.
Thị trường chứng khoán toàn cầu sụt giảm trở lại khiến giới đầu tư tăng mua vàng để phòng ngừa rủi ro. Từ đầu năm đến nay, giá vàng luôn biến động ngược chiều với thị trường chứng khoán thế giới.
Bên cạnh đó, giá vàng còn được hỗ trợ bởi những đánh giá cho rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể sẽ không tăng lãi suất trong năm nay, sau lần tăng đầu tiên trong gần 1 thập kỷ vào tháng 12 năm ngoái.
Những dấu hiệu của sự giảm tốc tăng trưởng kinh tế toàn cầu và sự biến động mạnh của thị trường tài chính đã khiến giới đầu tư tin FED chưa thể sớm có đợt tăng lãi suất tiếp theo. Các chỉ số tương lai cho thấy giới đầu tư gần như không cho là FED sẽ tăng lãi suất trong năm 2016.
Ngoài vàng, các tài sản an toàn khác như đồng Yên Nhật và đồng Franc Thụy Sỹ cũng tăng mạnh trong phiên giao dịch hôm qua.
Từ đầu năm đến nay, giá vàng đã tăng giá 16%, là một trong những tài sản tăng giá mạnh nhất trên thị trường tài chính toàn cầu.
Giá USD tự do tại Hà Nội sáng nay phổ biến ở mức 22.360 đồng (mua vào) và 22.380 đồng (bán ra).
Giá USD niêm yết tại các ngân hàng thương mại vững trên mức 22.400 đồng. Mấy ngày trở lại đây, USD ngân hàng luôn được yết giá cao hơn trên thị trường tự do.
Vietcombank giữ báo giá USD ở mức 22.340 đồng (mua vào) và 22.410 đồng (bán ra). Eximbank niêm yết giá ngoại tệ này ở các mức tương ứng lần lượt là 22.330 đồng và 22.410 đồng.
Lúc gần 10h trưa nay, Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng SJC cho thị trường Hà Nội ở mức 33,4 triệu đồng/lượng (mua vào) và 33,5 triệu đồng/lượng (bán ra). So với cuối giờ chiều qua, giá vàng SJC tại doanh nghiệp này hiện tăng 40.000 đồng/lượng.
Tại thị trường Tp.HCM cùng thời điểm trên, Công ty SJC báo giá vàng miếng cùng thương hiệu ở mức 33,25 triệu đồng/lượng và 33,55 triệu đồng/lượng, tương ứng giá mua và bán.
Giá vàng trong nước đang tỏ rõ sự “đuối sức” so với giá vàng thế giới. Điều này thể hiện qua chênh lệch giữa giá vàng miếng SJC với giá vàng quốc tế quy đổi liên tục rút ngắn nhanh kể từ sau Tết âm lịch.
Sáng nay, giá vàng thế giới quy đổi tương đương khoảng 33,2 triệu đồng/lượng, đồng nghĩa với việc giá vàng trong nước chỉ còn chênh cao hơn quốc tế 300.000 đồng/lượng. Mức chênh này chỉ bằng 1/10 so với mức chênh lệch ghi nhận vào cuối năm 2015.
Theo một đại diện của Tập đoàn Vàng bạc đá quý Phú Quý, chênh lệch giá vàng trong nước-thế giới rút ngắn do tác động của hai yếu tố là nhu cầu vàng miếng và tỷ giá USD/VND. “Nhu cầu vàng miếng sau Tết đang ở mức thấp, và giá USD cũng được kiểm soát chặt hơn. Do vậy mà chênh lệch giá vàng trong nước, thế giới được rút ngắn”, đại diện này nói.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 23/2 tại thị trường New York, giá vàng giao ngay tăng 17,1 USD/oz, tương đương tăng 1,4%, chốt ở mức 1.226,4 USD/oz.
Lúc gần 10h trưa nay theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay tại thị trường châu Á tăng thêm 2,8 USD/oz so với giá chốt phiên Mỹ, lên mức 1.229,2 USD/oz.
Thị trường chứng khoán toàn cầu sụt giảm trở lại khiến giới đầu tư tăng mua vàng để phòng ngừa rủi ro. Từ đầu năm đến nay, giá vàng luôn biến động ngược chiều với thị trường chứng khoán thế giới.
Bên cạnh đó, giá vàng còn được hỗ trợ bởi những đánh giá cho rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể sẽ không tăng lãi suất trong năm nay, sau lần tăng đầu tiên trong gần 1 thập kỷ vào tháng 12 năm ngoái.
Những dấu hiệu của sự giảm tốc tăng trưởng kinh tế toàn cầu và sự biến động mạnh của thị trường tài chính đã khiến giới đầu tư tin FED chưa thể sớm có đợt tăng lãi suất tiếp theo. Các chỉ số tương lai cho thấy giới đầu tư gần như không cho là FED sẽ tăng lãi suất trong năm 2016.
Ngoài vàng, các tài sản an toàn khác như đồng Yên Nhật và đồng Franc Thụy Sỹ cũng tăng mạnh trong phiên giao dịch hôm qua.
Từ đầu năm đến nay, giá vàng đã tăng giá 16%, là một trong những tài sản tăng giá mạnh nhất trên thị trường tài chính toàn cầu.
Giá USD tự do tại Hà Nội sáng nay phổ biến ở mức 22.360 đồng (mua vào) và 22.380 đồng (bán ra).
Giá USD niêm yết tại các ngân hàng thương mại vững trên mức 22.400 đồng. Mấy ngày trở lại đây, USD ngân hàng luôn được yết giá cao hơn trên thị trường tự do.
Vietcombank giữ báo giá USD ở mức 22.340 đồng (mua vào) và 22.410 đồng (bán ra). Eximbank niêm yết giá ngoại tệ này ở các mức tương ứng lần lượt là 22.330 đồng và 22.410 đồng.