Giá vàng, USD thi nhau trượt sâu
Sau vài phiên nhích giá được vài chục nghìn đồng, vàng miếng trong nước sáng 12/5 trượt hẳn 200.000 đồng/lượng, USD giảm tiếp
Sau vài phiên nhích giá được vài chục nghìn đồng, vàng miếng trong nước sáng nay (12/5) trượt hẳn 200.000 đồng/lượng. Trên thị trường ngoại hối, tỷ giá USD liên ngân hàng tiếp tục lao dốc khi giảm thêm 5 đồng so với ngày hôm qua.
Tính tới 10h20, vàng Rồng Thăng Long của Công ty Bảo Tín Minh Châu và vàng SJC của Công ty Phú Quý cùng được niêm yết ở mức 37,36 - 37,47 triệu đồng/lượng (mua/bán). Còn theo bảng giá lúc 9h của Sacombank, vàng SBJ có giá 37,4 - 37,47 triệu đồng/lượng (mua/bán), vàng SJC có giá mua là 37,38 triệu đồng/lượng, bán ở 37,48 triệu đồng/lượng.
Cùng thời điểm sáng qua (11/5), giá vàng miếng trong nước được điều chỉnh lên vài chục nghìn đồng mỗi lượng, mức giá cao nhất đạt được trên thị trường là 37,67 triệu đồng/lượng. Theo đó, tính tới sáng nay, giá vàng trong nước đã hạ nhiệt thẳng 200.000 đồng/lượng.
Mức giảm mạnh của thị trường vàng nội địa xuất phát từ sự lao dốc của giá vàng quốc tế đêm qua, khi mất 1% do nhà đầu tư đổ xô bán tháo. Trên thị trường châu Á sáng nay, giá vàng biến thiên rất khó lường. Hiện, tính tới 10h25, trên bảng thanh toán Kitco, giá vàng giao ngay đang ở mức 1.505,7 USD/ounce và có chiều hướng đi lên tiếp.
Trên thị trường ngoại hối trong nước, sáng 12/5, tỷ giá USD liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố giảm thêm một phiên nữa, khi mất 5 đồng so với ngày 11/5, xuống còn 20.693 đồng/USD. Tỷ giá trần áp dụng tại các ngân hàng thương mại là 20.900 đồng, cao hơn giá giao dịch thực tế khoảng 270 đồng.
Cụ thể, tại Vietcombank, đồng USD được mua vào ở mức 20.550 đồng/USD, bán ra ở mức 20.630 đồng/USD. Tại Sacombank, giá USD mua vào là 20.510 - 20.530 đồng và bán 20.630 đồng. Tại Eximbank, giá mua vào đồng USD là 20.520 - 20.550 đồng, bán ra cũng ở mức 20.630 đồng/USD.
Đêm qua (11/5), trên thị trường quốc tế, giá vàng, bạc, dầu thô đồng loạt lao dốc, khi nhà đầu tư cho rằng Hy Lạp khó tránh khỏi tình trạng vỡ nợ, đồng Euro xuống giá mạnh đẩy USD vọt lên cao.
Chốt phiên, giá vàng hợp đồng tháng 6 giảm tới 15,5 USD/ounce, tương ứng 1%, xuống 1.501,4 USD/ounce trên sàn Comex ở New York. Bạc hợp đồng tháng 7 giảm 2,97 USD/ounce, tương ứng 7,7%, xuống 35,52 USD/ounce.
Khả năng tái cấu trúc nợ của Hy Lạp dường như là điều "khó tránh", Bill O’Neill, thành viên hãng cố vấn Logic ở New Jersey nhận định. “Đó là một mối nguy thực sự đối với hệ thống ngân hàng".
Nếu phải tái cấu trúc nợ, những nhà đầu tư đã mua nợ của Hy Lạp có khả năng phải đối mặt với tình trạng giá trị trái phiếu thấp hơn lúc họ mua vào. Khả năng này đủ để kéo đồng Euro xuống thấp và đẩy giá USD lên mạnh so với các đồng tiền chủ chốt khác.
Hôm qua, chỉ số đồng USD, thước đo giá trị đồng bạc xanh so với rổ 6 tiền tệ chủ chốt khác, đã tăng lên mức 75,308 điểm, so với mức 74.700 điểm trong phiên giao dịch liền trước.
Và khi đồng USD tăng mạnh, giá các hàng hóa khác như vàng, bạc bị tác động tiêu cực. So với bạc, giá vàng giảm ít hơn là nhờ một số yếu tố hỗ trợ, Adam Klopfenstein, chiến lược gia thị trường cao cấp tại Lind Waldock ở Chicago, nói.
Trên thị trường các kim loại khác, giá đồng giao tháng 7 giảm 13 xu Mỹ, tương ứng 3,2%, xuống 3,91 USD/lb. Bạch kim giao tháng 7 giảm 23,1 USD, tương ứng 1,3%, xuống 1.777,8 USD/ounce. Palladium giao tháng 6 giảm 17,25 USD, tương ứng 2,4%, xuống 715,4 USD/ounce.
Xu hướng giảm giá cũng xuất hiện trên thị trường dầu thô quốc tế. Giá dầu chốt dưới 100 USD/thùng, giá xăng giảm gần 8%, sau khi CME Group tạm ngưng giao dịch ở New York và nâng giới hạn giao dịch trong ngày đối với các hợp đồng năng lượng cụ thể.
Ngoài ra, thị trường dầu cũng bị tác động sau một báo cáo của Bộ Năng lượng Mỹ cho thấy, dự trữ của nước này trong tuần qua đã tăng thêm 3,78 triệu thùng, lên mức 370,3 triệu thùng. Trong khi, tổng cầu trong tuần giảm 0,9%, xuống mức 18,2 triệu thùng/ngày, thấp nhất từ tháng 6/2009.
Chốt phiên, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 6 giảm 5,67 USD/thùng, tương ứng 5,5%, xuống 98,21 USD/thùng trên sàn New York. Giá thấp nhất trong phiên của dầu kỳ hạn là 97,5 USD/thùng. Giá xăng giao tháng 6 giảm 7,6% xuống 3,12 USD/gallon. Mức giá thấp nhất trong ngày là 3,07 USD.
Tính tới 10h20, vàng Rồng Thăng Long của Công ty Bảo Tín Minh Châu và vàng SJC của Công ty Phú Quý cùng được niêm yết ở mức 37,36 - 37,47 triệu đồng/lượng (mua/bán). Còn theo bảng giá lúc 9h của Sacombank, vàng SBJ có giá 37,4 - 37,47 triệu đồng/lượng (mua/bán), vàng SJC có giá mua là 37,38 triệu đồng/lượng, bán ở 37,48 triệu đồng/lượng.
Cùng thời điểm sáng qua (11/5), giá vàng miếng trong nước được điều chỉnh lên vài chục nghìn đồng mỗi lượng, mức giá cao nhất đạt được trên thị trường là 37,67 triệu đồng/lượng. Theo đó, tính tới sáng nay, giá vàng trong nước đã hạ nhiệt thẳng 200.000 đồng/lượng.
Mức giảm mạnh của thị trường vàng nội địa xuất phát từ sự lao dốc của giá vàng quốc tế đêm qua, khi mất 1% do nhà đầu tư đổ xô bán tháo. Trên thị trường châu Á sáng nay, giá vàng biến thiên rất khó lường. Hiện, tính tới 10h25, trên bảng thanh toán Kitco, giá vàng giao ngay đang ở mức 1.505,7 USD/ounce và có chiều hướng đi lên tiếp.
Trên thị trường ngoại hối trong nước, sáng 12/5, tỷ giá USD liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố giảm thêm một phiên nữa, khi mất 5 đồng so với ngày 11/5, xuống còn 20.693 đồng/USD. Tỷ giá trần áp dụng tại các ngân hàng thương mại là 20.900 đồng, cao hơn giá giao dịch thực tế khoảng 270 đồng.
Cụ thể, tại Vietcombank, đồng USD được mua vào ở mức 20.550 đồng/USD, bán ra ở mức 20.630 đồng/USD. Tại Sacombank, giá USD mua vào là 20.510 - 20.530 đồng và bán 20.630 đồng. Tại Eximbank, giá mua vào đồng USD là 20.520 - 20.550 đồng, bán ra cũng ở mức 20.630 đồng/USD.
Đêm qua (11/5), trên thị trường quốc tế, giá vàng, bạc, dầu thô đồng loạt lao dốc, khi nhà đầu tư cho rằng Hy Lạp khó tránh khỏi tình trạng vỡ nợ, đồng Euro xuống giá mạnh đẩy USD vọt lên cao.
Chốt phiên, giá vàng hợp đồng tháng 6 giảm tới 15,5 USD/ounce, tương ứng 1%, xuống 1.501,4 USD/ounce trên sàn Comex ở New York. Bạc hợp đồng tháng 7 giảm 2,97 USD/ounce, tương ứng 7,7%, xuống 35,52 USD/ounce.
Khả năng tái cấu trúc nợ của Hy Lạp dường như là điều "khó tránh", Bill O’Neill, thành viên hãng cố vấn Logic ở New Jersey nhận định. “Đó là một mối nguy thực sự đối với hệ thống ngân hàng".
Nếu phải tái cấu trúc nợ, những nhà đầu tư đã mua nợ của Hy Lạp có khả năng phải đối mặt với tình trạng giá trị trái phiếu thấp hơn lúc họ mua vào. Khả năng này đủ để kéo đồng Euro xuống thấp và đẩy giá USD lên mạnh so với các đồng tiền chủ chốt khác.
Hôm qua, chỉ số đồng USD, thước đo giá trị đồng bạc xanh so với rổ 6 tiền tệ chủ chốt khác, đã tăng lên mức 75,308 điểm, so với mức 74.700 điểm trong phiên giao dịch liền trước.
Và khi đồng USD tăng mạnh, giá các hàng hóa khác như vàng, bạc bị tác động tiêu cực. So với bạc, giá vàng giảm ít hơn là nhờ một số yếu tố hỗ trợ, Adam Klopfenstein, chiến lược gia thị trường cao cấp tại Lind Waldock ở Chicago, nói.
Trên thị trường các kim loại khác, giá đồng giao tháng 7 giảm 13 xu Mỹ, tương ứng 3,2%, xuống 3,91 USD/lb. Bạch kim giao tháng 7 giảm 23,1 USD, tương ứng 1,3%, xuống 1.777,8 USD/ounce. Palladium giao tháng 6 giảm 17,25 USD, tương ứng 2,4%, xuống 715,4 USD/ounce.
Xu hướng giảm giá cũng xuất hiện trên thị trường dầu thô quốc tế. Giá dầu chốt dưới 100 USD/thùng, giá xăng giảm gần 8%, sau khi CME Group tạm ngưng giao dịch ở New York và nâng giới hạn giao dịch trong ngày đối với các hợp đồng năng lượng cụ thể.
Ngoài ra, thị trường dầu cũng bị tác động sau một báo cáo của Bộ Năng lượng Mỹ cho thấy, dự trữ của nước này trong tuần qua đã tăng thêm 3,78 triệu thùng, lên mức 370,3 triệu thùng. Trong khi, tổng cầu trong tuần giảm 0,9%, xuống mức 18,2 triệu thùng/ngày, thấp nhất từ tháng 6/2009.
Chốt phiên, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 6 giảm 5,67 USD/thùng, tương ứng 5,5%, xuống 98,21 USD/thùng trên sàn New York. Giá thấp nhất trong phiên của dầu kỳ hạn là 97,5 USD/thùng. Giá xăng giao tháng 6 giảm 7,6% xuống 3,12 USD/gallon. Mức giá thấp nhất trong ngày là 3,07 USD.