17:00 29/11/2022

Giải bài toán nguyên liệu của ngành gỗ

T.S Tô Xuân Phúc*

Gỗ rừng trồng khai thác tại Việt Nam hiện nay đang phải “căng mình” để đáp ứng nguồn đầu vào cho nhiều hợp phần khác nhau của ngành chế biến gỗ. Các hợp phần này đang có sự xung đột về quan điểm và lợi ích. Vì vậy, phát triển ngành bền vững trong tương lai đòi hỏi ngành cần có các công cụ kiểm soát vĩ mô nhằm điều hòa các hợp phần…

Sản xuất đồ gỗ cần đảm bảo căn cơ nguồn nguyên liệu.
Sản xuất đồ gỗ cần đảm bảo căn cơ nguồn nguyên liệu.

Việt Nam hiện có 3,5 triệu ha là rừng sản xuất, là nguồn cung gỗ rừng trồng chủ đạo hiện nay. Các diện tích rừng trồng tập trung chủ yếu ở vùng Đông Bắc, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung. Keo (acacia) là loài chính, chiếm 60-70% trong tổng diện tích rừng trồng.

Theo số liệu của Tổng cục Lâm nghiệp, năm 2021 cả nước đã khai thác khoảng 32 triệu m3 gỗ từ tất cả các nguồn, trong đó gỗ khai thác từ rừng trồng tập trung đạt 21,5 triệu m3; từ trồng cây phân tán và cao su 10,5 triệu m3...

NHIỀU HỢP PHẦN CÙNG "TRÔNG" VÀO GỖ RỪNG TRỒNG

Ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam phát triển rất nhanh trong thập kỷ vừa qua đòi hỏi lượng nguyên liệu gỗ đầu vào ngày càng tăng. Nguồn cung gỗ trong nước không đủ cung cấp cho ngành đang mở rộng, trong khi nhiều hợp phần của ngành gỗ cùng “trông” vào nguyên liệu rừng trồng.

Một là, nhóm đồ gỗ nội, ngoại thất để xuất khẩu. Đây là nhóm sản phẩm quan trọng nhất của ngành, với kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ nội, ngoại thất của cả nước năm 2021 đạt trên 6 tỷ USD. Sản phẩm thuộc nhóm này sử dụng phôi gỗ hay còn gọi là gỗ xẻ với kích thước khác nhau phụ thuộc vào dòng sản phẩm.

Hai là, nhóm sản phẩm là gỗ ghép thanh (được làm từ các thanh gỗ xẻ, ghép lại thành các tấm gỗ lớn hơn, tùy theo kích cỡ). Đây là nguyên liệu đầu vào sản xuất đồ gỗ, phục vụ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đồ gỗ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Một lượng ván ghép thanh được xuất khẩu trực tiếp với kim ngạch hàng năm từ 300-350 triệu USD.

*Chuyên gia của Tổ chức Forest Trends

Nội dung bài viết được đăng tải trên Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 48 phát hành ngày 28-11-2022. Kính mời Quý độc giả tìm đọc tại đây

https://postenp.phaha.vn/chi-tiet-toa-soan/tap-chi-kinh-te-viet-nam

Giải bài toán nguyên liệu của ngành gỗ - Ảnh 1