Giai đoạn bi quan nhất của doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc
“Chúng tôi đang trải qua một thời kỳ mà bất ổn gia tăng một cách rõ ràng, trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Trung bước vào một giai đoạn mới”
Các công ty Mỹ hoạt động tại Trung Quốc đang đối mặt với môi trường kinh doanh nhiều thách thức nhất trong nhiều thập niên trở lại đây, Hội đồng Thương mại Mỹ (AmCham) tại Trung Quốc cho biết.
Hãng tin Bloomberg dẫn báo cáo thường niên công bố ngày 18/4 của AmCham nói rằng chuyển giao chính trị và kinh tế ở Mỹ và Trung Quốc, tư tưởng bài doanh nghiệp nước ngoài ngày càng gia tăng, và tăng trưởng kinh tế chậm lại là những yếu tố khiến triển vọng kinh doanh của các công ty Mỹ ở Trung Quốc trở nên kém hấp dẫn. Bất chấp những tuyên bố lạc quan về mở cửa và toàn cầu hóa mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc đưa ra, các rào cản đầu tư ở nước này vẫn cao, theo báo cáo mang tên American Business in China White Paper (Sách trắng về Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc).
“Tốc độ cải cách kinh tế và mở cửa thị trường diễn ra chậm chạp và đang chững lại”, AmCham cho biết. Hoạt động quản trị, minh bạch quy chế và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đã được cải thiện, nhưng các chính sách của Trung Quốc nhằm hậu thuẫn các ngành công nghiệp trong nước và các công ty trong nước đã khiến không gian cho các công ty nước ngoài ở nước này bị thu hẹp, theo báo cáo.
Báo cáo này là lời cảnh báo mới nhất của AmCham Trung Quốc, tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở ở Bắc Kinh, đưa ra về môi trường kinh doanh ở Trung Quốc. Hồi tháng 1, tổ chức này cho biết ngày càng có thêm nhiều công ty Mỹ giảm tốc độ đầu tư ở Trung Quốc. Khoảng 81% doanh nghiệp thành viên AmCham Trung Quốc nói cảm thấy ít được chào đón hơn trong năm 2016 so với trước kia, so với tỷ lệ đưa ra câu trả lời tương tự trong năm 2015.
“Chúng tôi đang trải qua một thời kỳ mà bất ổn gia tăng một cách rõ ràng, trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Trung bước vào một giai đoạn mới”, Chủ tịch AmCham William Zarit cho biết. “Chính quyền Trump vẫn đang loay hoay trong các chính sách của mình, và bản thân Trung Quốc cũng sẽ trải qua một cuộc điều chỉnh nhân sự cấp cao trong năm nay. Các công ty đa quốc gia chịu sự tác động của mối quan hệ này, cả công ty Mỹ và Trung Quốc, đều đang theo dõi chặt chẽ các diễn biến để điều chỉnh kế hoạch kinh doanh”.
Theo ông Zarit, mức độ minh bạch cao hơn sẽ giúp ích cho cuộc chiến chống tham nhũng của Chính phủ Trung Quốc và giúp các công ty tư nhân tin tưởng hơn rằng các khoản đầu tư của họ sẽ được pháp luật bảo vệ công bằng. Sự ổn định và dễ đoán biết nhờ môi trường luật pháp minh bạch là yếu tố quan trọng để Trung Quốc duy trì tăng trưởng kinh tế, ông Zarit nói.
Tại một buổi họp báo ngày 18/4, ông Lester Ross, người đứng đầu ủy ban chính sách của AmCham Trung Quốc, nói Chính phủ Trung Quốc thừa nhận rằng những chính sách hiện tại là không đủ để thu hút đầu tư và các nhà hoạch định chính sách nước này đang nghĩ cách để mở cửa thị trường rộng hơn.
Ông Ross nói một tín hiệu tích cực là Mỹ và Trung Quốc đã nhất trí cùng nhau làm việc trong 100 ngày để vạch ra những biện pháp nhằm cân bằng cán cân thương mại song phương. Kế hoạch này được nhất trí trong cuộc gặp ở Florida mới đây giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Vấn đề đặt ra lúc này là kế hoạch 100 ngày có tạo động lực để giải quyết những vấn đề phức tạp hơn hay không, ông Ross phát biểu.
Theo ông Zarit, sẽ là một điều đáng xấu hổ nếu chính quyền Trump không gây áp lực đòi Bắc Kinh mở cửa thị trường rộng hơn cho các công ty Mỹ và tạo sân chơi bình đẳng để đổi lấy những mục tiêu của Trung Quốc.
Tuần trước, ông Trump nói với tờ Wall Street Journal rằng ông đã đề xuất với ông Tập về việc Mỹ sẽ áp dụng những điều khoản thương mại hấp dẫn hơn với Trung Quốc nếu Bắc Kinh giúp Washington giải quyết mối đe dọa từ Triều Tiên.
Hãng tin Bloomberg dẫn báo cáo thường niên công bố ngày 18/4 của AmCham nói rằng chuyển giao chính trị và kinh tế ở Mỹ và Trung Quốc, tư tưởng bài doanh nghiệp nước ngoài ngày càng gia tăng, và tăng trưởng kinh tế chậm lại là những yếu tố khiến triển vọng kinh doanh của các công ty Mỹ ở Trung Quốc trở nên kém hấp dẫn. Bất chấp những tuyên bố lạc quan về mở cửa và toàn cầu hóa mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc đưa ra, các rào cản đầu tư ở nước này vẫn cao, theo báo cáo mang tên American Business in China White Paper (Sách trắng về Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc).
“Tốc độ cải cách kinh tế và mở cửa thị trường diễn ra chậm chạp và đang chững lại”, AmCham cho biết. Hoạt động quản trị, minh bạch quy chế và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đã được cải thiện, nhưng các chính sách của Trung Quốc nhằm hậu thuẫn các ngành công nghiệp trong nước và các công ty trong nước đã khiến không gian cho các công ty nước ngoài ở nước này bị thu hẹp, theo báo cáo.
Báo cáo này là lời cảnh báo mới nhất của AmCham Trung Quốc, tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở ở Bắc Kinh, đưa ra về môi trường kinh doanh ở Trung Quốc. Hồi tháng 1, tổ chức này cho biết ngày càng có thêm nhiều công ty Mỹ giảm tốc độ đầu tư ở Trung Quốc. Khoảng 81% doanh nghiệp thành viên AmCham Trung Quốc nói cảm thấy ít được chào đón hơn trong năm 2016 so với trước kia, so với tỷ lệ đưa ra câu trả lời tương tự trong năm 2015.
“Chúng tôi đang trải qua một thời kỳ mà bất ổn gia tăng một cách rõ ràng, trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Trung bước vào một giai đoạn mới”, Chủ tịch AmCham William Zarit cho biết. “Chính quyền Trump vẫn đang loay hoay trong các chính sách của mình, và bản thân Trung Quốc cũng sẽ trải qua một cuộc điều chỉnh nhân sự cấp cao trong năm nay. Các công ty đa quốc gia chịu sự tác động của mối quan hệ này, cả công ty Mỹ và Trung Quốc, đều đang theo dõi chặt chẽ các diễn biến để điều chỉnh kế hoạch kinh doanh”.
Theo ông Zarit, mức độ minh bạch cao hơn sẽ giúp ích cho cuộc chiến chống tham nhũng của Chính phủ Trung Quốc và giúp các công ty tư nhân tin tưởng hơn rằng các khoản đầu tư của họ sẽ được pháp luật bảo vệ công bằng. Sự ổn định và dễ đoán biết nhờ môi trường luật pháp minh bạch là yếu tố quan trọng để Trung Quốc duy trì tăng trưởng kinh tế, ông Zarit nói.
Tại một buổi họp báo ngày 18/4, ông Lester Ross, người đứng đầu ủy ban chính sách của AmCham Trung Quốc, nói Chính phủ Trung Quốc thừa nhận rằng những chính sách hiện tại là không đủ để thu hút đầu tư và các nhà hoạch định chính sách nước này đang nghĩ cách để mở cửa thị trường rộng hơn.
Ông Ross nói một tín hiệu tích cực là Mỹ và Trung Quốc đã nhất trí cùng nhau làm việc trong 100 ngày để vạch ra những biện pháp nhằm cân bằng cán cân thương mại song phương. Kế hoạch này được nhất trí trong cuộc gặp ở Florida mới đây giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Vấn đề đặt ra lúc này là kế hoạch 100 ngày có tạo động lực để giải quyết những vấn đề phức tạp hơn hay không, ông Ross phát biểu.
Theo ông Zarit, sẽ là một điều đáng xấu hổ nếu chính quyền Trump không gây áp lực đòi Bắc Kinh mở cửa thị trường rộng hơn cho các công ty Mỹ và tạo sân chơi bình đẳng để đổi lấy những mục tiêu của Trung Quốc.
Tuần trước, ông Trump nói với tờ Wall Street Journal rằng ông đã đề xuất với ông Tập về việc Mỹ sẽ áp dụng những điều khoản thương mại hấp dẫn hơn với Trung Quốc nếu Bắc Kinh giúp Washington giải quyết mối đe dọa từ Triều Tiên.