"Giải mã" chính sách ngoại giao vaccine của Trung Quốc
Theo Airfinity, tính từ tháng 11/2020 tới tháng 9/2021, Trung Quốc đã xuất khẩu 1 tỷ liều vaccine Covid-19 cho 109 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng dân số khoảng 3 tỷ người, trong đó có khoảng 50 triệu liều thuộc diện quyên góp...
Thời gian đầu khi các nước bắt đầu triển khai chiến dịch tiêm vaccine, trong khi nhiều quốc gia phương Tây do dự trong việc chia sẻ nguồn cung vaccine ít ỏi được sản xuất bằng công nghệ tiên tiến, Trung Quốc đã sử dụng công nghệ vaccine truyền thống và nhanh chóng tăng sản lượng. Nhờ đó, dù đang gấp rút tiêm vaccine toàn dân, nước này vẫn xuất khẩu hàng trăm triệu liều vaccine.
Trong khi công nghệ mRNA mới của các loại vaccine do Pfizer/BioNTech và Moderna đi tiên phong gây chú ý trên toàn cầu, Trung Quốc đã âm thầm trở thành nhà cung cấp vaccine Covid-19 lớn nhất thế giới. 800 triệu trên tổng số khoảng 1 tỷ liều vaccine xuất khẩu của Trung Quốc đã được chuyển tới châu Á và Nam Mỹ, bao gồm nhiều nước tham gia sáng kiến phát triển hạ tầng Vành đai và Con đường của Bắc Kinh.
Trong khi đó, Mỹ - đối cực của Trung Quốc - cũng nhanh chóng gia nhập đường đua quyên góp vaccine Covid-19. Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết nước này đã chuyển hơn 150 triệu liều vaccine cho các quốc gia – gấp 3 so với lượng vaccine quyên góp của Trung Quốc. Còn các nước châu Âu, gồm Hà Lan, Thụy Sỹ, Đức, Bỉ và Anh, đã quyên góp tổng cộng 730 triệu liều. Tính chung, khoảng 139 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã nhận được vaccine từ Mỹ và châu Âu. Dù vaccine của Mỹ và châu Âu hơn Trung Quốc về phạm vi địa lý nhưng lại kém xa về số lượng xuất khẩu.
KHÔNG PHẢI VACCINE TỐT NHẤT NHƯNG ĐỦ TỐT VỚI MỘT SỐ NƠI
Nikkei Asia bình luận: Chính sách ngoại giao vaccine của Trung Quốc là câu chuyện nhiều sắc thái được xây dựng kỳ công ở cả khâu sản xuất lẫn tuyên truyền. Vaccine Trung Quốc đã trở thành một phần quan trọng trong chiến dịch tiêm chủng ngừa Covid-19 toàn cầu.
Theo các nhà phân tích, trên hết, Trung Quốc đang cố gắng dùng việc đóng góp vaccine Covid-19 để xóa bỏ sự kỳ thị về sự xuất hiện của Covid-19 đầu tiên tại thành phố Vũ Hán và những câu hỏi chưa có đáp án về nguồn gốc của Covid-19.
“Trung Quốc muốn loại bỏ tiếng xấu là tâm điểm của đại dịch bằng các loại vaccine có dấu ấn của mình”, Margaret Myers, thuộc Đối thoại liên Mỹ - tổ chức tư vấn có trụ sở tại Mỹ, nhận xét.
Tuy nhiên, tranh cãi về hiệu quả các các loại vaccine Trung Quốc đã nổ ra kể từ khi chúng được xuất khẩu cho các quốc gia khác trên thế giới vào cuối năm 2020. Bắc Kinh không giải đáp những câu hỏi còn tồn tại về hiệu quả của vaccine và tính minh bạch của dữ liệu trong các cuộc thử nghiệm lâm sàng của mình.
Các phương tiện truyền thông Trung Quốc liên tục khen ngợi vaccine do nước này phát triển, nhấn mạnh rằng “vaccine này giúp ngăn ngừa tình trạng trầm trọng của Covid-19”, “sản sinh kháng thể mạnh” “ít tác dụng phụ”…
Câu trả lời là các loại vaccine này có thể không tốt nhất nhưng đủ tốt với một số nơi, giúp ngăn chặn bệnh trở nặng với người nhiễm Covid-19.
Theo hướng dẫn công bố vào tháng 6/2021 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), vaccine của hãng dược sinh học Trung Quốc Sinovac có hiệu quả 51% trong việc ngăn chặn Covid-19 có triệu chứng và 100% trong việc ngăn chặn bệnh trở nặng, phải nhập viện. Trong khi đó, vaccine của Sinopharm - một hãn dược khác của Trung Quốc - có hiệu quả 79% trong việc ngăn chặn Covid-19 có triệu chứng và nhập viện.
Một phần quan trọng trong chiến lược ngoại giao vaccine của Trung Quốc là sự tham gia nhiệt tình của truyền thông nước này.
Thời báo Hoàn cầu từng viết “vaccine công nghệ virus bất hoạt của Trung Quốc gây ít tác dụng phụ với tỷ lệ chỉ 6 trường hợp trên 100.000 người tiêm. Các sự cố liên quan tới vaccine cũng rất hiếm”. Còn đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV nói rằng “hiệu quả ngăn chặn tình trạng nhập viện của vaccine Sinopharm là khoảng 93%”.
Các phương tiện truyền thông Trung Quốc liên tục khen ngợi vaccine do nước này phát triển, nhấn mạnh rằng “vaccine này giúp ngăn ngừa tình trạng trầm trọng của Covid-19”, “sản sinh kháng thể mạnh” “ít tác dụng phụ”…
Để so sánh, các thử nghiệm ở giai đoạn 3 cho thấy vaccine Pfizer/BioNTech có hiệu quả bảo vệ là 95%, còn của vaccine Moderna là 94%. Vaccine do hãng dược Anh AstraZeneca và Đại học Oxford đồng phát triển có hiệu quả 63%, trong khi vaccine do công ty của Johnson & Johnson có hiệu quả 66% trong việc ngăn chặn Covid-19 có triệu chứng.
Theo nhà virus học Jin Dongyan của Đại học Hồng Kông, vaccine Trung Quốc có hiệu quả thấp hơn so với vaccine phương Tây nhưng vẫn giúp ngăn chặn tình trạng bệnh nặng và phải nhập viện, nhờ đó vẫn cứu sống được nhiều người.
Bên cạnh đó, nhiều người cũng đang hoài nghi về hiệu quả dài hạn của các loại vaccine phương tây, đặc biệt là trước các biến thể nguy hiểm như Delta.
Lợi thế của vaccine Trung Quốc là chỉ cần bảo quản ở nhiệt độ lạnh thông thường, tương tự như vacicne của AstraZeneca và Johnson & Johnson. Trong khi đó, vaccine của Pfizer và Moderna phải được bảo quản ở nhiệt độ từ -20 đến -80°C, nếu ở nhiệt độ thông thường thì chỉ bảo quản được vài tuần.
TẬN DỤNG THỰC TẾ THẾ GIỚI ĐANG "KHÁT" VACCINE
Theo các nhà phân tích, các tiếp cận trong chiến lược ngoại giao vaccine của Trung Quốc dựa trên một thực tế hiển nhiên nhưng quan trọng: Đó là thế giới đang “khát" vaccine Covid-19. Điều này khiến nhiều quốc gia gặp khó khăn trong tiếp cận vaccine sẵn sàng chấp nhận những loại vaccine dù không phải lý tưởng nhất.
Đại dịch Covid-19 với những diễn biến khó lường đã cho thấy tầm quan trọng của việc phải hành động nhanh chóng và quyết đoán. Đó là lý do nhiều nước quyết định chấp nhận vaccine Trung Quốc để nhanh chóng tiêm cho người dân, thay vì chờ đợi nhiều tháng để có những loại vaccine hiệu quả hơn.
Giờ đây, một mối lo lớn nổi lên khi các quốc gia phát triển như Mỹ, Israel và châu Âu triển khai tiêm vaccine nhắc lại để chống lại các biến thể Covid-19 và ứng phó với việc kháng thể nhờ vaccine giảm dần. Do đó, nhiều người quan ngại rằng nguồn cung vaccine cho các nước khác sẽ càng ít hơn.
Tại Indonesia, bất chấp những hoài nghi khi một số nhân viên y tế tử vong sau tiêm vaccine Trung Quốc, chính phủ nước này vẫn nhận hơn 40 triệu liều vaccine từ Trung Quốc hồi tháng 7.
"Để ứng phó với đại dịch này, chúng tôi cần nhiều vaccine hơn để tiêm cho lượng dân số lớn của Indonesia”, Dicky Budiman – nhà dịch bệnh học thuộc Đại học Griffith University, người từng làm việc với chính phủ Indonesia về chính sách y tế, cho biết.
Kể cả Singapore, quốc gia đã dùng vaccine của Pfizer và Moderna để tiêm cho hơn 80% dân số, cũng chào đón vaccine Trung Quốc. Nhiều người dân nước ngày tỏ ra quan lại về các phản ứng phụ của vaccine mRNA và sẵn sàng tiêm vaccine của Sinovac.
Dù ban đầu không công nhận người tiêm vaccine của Sinovac là “đã tiêm chủng”, chính phủ Singapore gần đây đã thay đổi chính sách này và cho biết sẽ công nhận tất cả các loại vaccine được WHO phê duyệt.
TRUNG QUỐC TRỖI DẬY TRÊN ĐƯỜNG ĐUA VACCINE TỪ SAI LẦM CỦA PHƯƠNG TÂY
Giới phân tích cho rằng, đại dịch Covid-19 không phải là lần đầu tiên các quốc gia thu nhập thấp và trung bình bị bỏ lại phía sau trong cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu. Câu hỏi đặt ra là liệu các nước phương Tây có đang lặp lại những sai lầm trong quá khứ và đã để Trung Quốc tận dụng cơ hội để định hình bức tranh tiêm chủng toàn cầu.
"Tôi có thể nói rằng thời điểm này, ưu tiên của chúng tôi là tiêm vaccine cho công dân của mình và đó là điều chúng tôi đang làm ngày đêm”. Đây không phải phát ngôn được đưa ra vào năm 2020 mà là vào tháng 10/2009 của Bộ trưởng Y tế Mỹ Kathleen Sebelius lúc đó.
Năm 2009, các nước phát triển cũng giữ chặt nguồn cung vaccine khi dịch tả lợn H1N1 lây lan toàn cầu. WHO lúc đó cũng chỉ trích rằng “phần lớn nguồn cung vaccine ít ỏi được chuyển tới các nước giàu. Và một lần nữa, chúng ta lại thấy lợi thế của sự giàu có”.
Theo ông Anthony McDonnell của tổ chức phi lợi nhuận có tên Trung tâm phát triển toàn cầu, trong đại dịch Covid-19, Mỹ và các nước phát triển đã lặp lại chính xác sai lầm trước đây.
"Mỹ đang học theo các đối thủ của mình. Những gì Mỹ đang làm là cho thấy sự hiện diện của mình, giống như cách mà Trung Quốc và Nga đã làm".
Ezequiel Carman.
Còn theo ông David P. Fidler, thành viên cấp cao về y toàn cầu và an ninh mạng của Hội đồng quan hệ đối ngoại (CFR) – một tổ chức phi lợi nhuận khác, kể từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc, vấn đề dai dẳng trong việc tiếp cận vaccine là khả năng nghiên cứu, phát triển và sản xuất vaccine tập trung ở các nước phát triển phương Tây.
Tuy nhiên, trong đại dịch lần này, điều khác biệt đã xảy ra khi Trung Quốc đã nổi lên trên thị trường vaccine vốn do các nước phương Tây thống trị.
“Các nước đang phát triển đột nhiên có thể thể tiếp cận với các loại vaccine mới được phát triển để ứng phó với đại dịch từ những quốc gia trước đó không phát triển, sản xuất hay thương mại hóa vaccine như Trung Quốc”.
Các nhà phân tích cho rằng, Mỹ - vốn đang rơi vào cuộc cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc về quyền lực kinh tế, chính trị - dường như đã nhận ra rằng hình ảnh của họ đã bị ảnh hưởng bởi vấn đề vaccine và đang cố gắng khắc phục thiệt hại.
Để làm vậy, Chính phủ Mỹ không chỉ quyên góp hàng triệu liều vaccine. Các nhà làm luật của nước này cũng muốn những nước nhận quyên góp biết chính xác nguồn gốc của vaccine, dù vaccine được vận chuyển thông qua COVAX - cơ chế hỗ trợ tiếp cận vaccine tàn cầu. Các lô vaccine từ Mỹ được phân phối qua COVAX đều được gắn cờ Mỹ.
“Mỹ đang học theo các đối thủ của mình. Những gì Mỹ đang làm là cho thấy sự hiện diện của mình, giống như cách mà Trung Quốc và Nga đã làm”, ông Ezequiel Carman, cố vấn y tế cộng đồng tại viện nghiên cứu Global Americans của Mỹ nhận xét.
Tuy nhiên, ông Carman cảnh báo rằng cách làm này có thể phá vỡ “tinh thần quốc tế” của COVAX nếu các quốc gia khác học theo cách tiếp thị này.