Giải mã sự “lột xác” thần kỳ của VHG
Từ chỗ rơi vào diện giao dịch có kiểm soát, giá VHG đã tăng kịch trần, lên tới 12.400 đồng/cổ phiếu
Từ chỗ rơi vào diện giao dịch có kiểm soát, giá sụt giảm có lúc dưới 3.000 đồng, cổ phiếu VHG của Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Việt - Hàn kết thúc gần 6 tháng khó khăn nhất bằng màn ra mắt khá hoành tráng kể từ phiên cuối tuần trước.
Đến hôm qua (28/10), giá VHG đã tăng kịch trần, lên tới 12.400 đồng/cổ phiếu.
Đến hôm qua (28/10), giá VHG đã tăng kịch trần, lên tới 12.400 đồng/cổ phiếu.
Bán tài sản, đũa thần lợi nhuận
Quyết định của HSX đưa VHG ra khỏi diện giao dịch có kiểm soát (chỉ được giao dịch trong 15 phút đóng cửa) vào dạng cảnh báo dựa trên kết quả kinh doanh 9 tháng lãi tới hơn 75,5 tỷ đồng. Riêng trong quý 3/2013, VHG lãi 21,12 tỷ đồng. Trước đó, quý 2/2013, VHG đã báo lãi trước thuế con số giật mình: 65,1 tỷ đồng.
VHG đã thoát khỏi 7 quý lỗ liên tiếp bằng con số lợi nhuận đột biến. Nếu nhìn từ chuỗi 7 quý lỗ liên tiếp, việc đảo ngược kết quả kinh doanh rõ ràng là một sự “lột xác” thần kỳ.
Tuy nhiên sự thần kỳ này cũng đã có dấu hiệu báo trước. Ngay từ đầu tháng 9 vừa qua, VHG đã gây sốc cho thị trường bằng quyết định điều chỉnh kế hoạch kinh doanh rất khó tin: từ mục tiêu doanh thu 200 tỷ đồng, lợi nhuận lỗ 20 tỷ đồng được đặt ra hồi tháng 5/2013, VHG chuyển thành mục tiêu doanh thu 695 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 130 tỷ đồng.
Phản ứng với kế hoạch mới này, giá VHG “lặng lẽ” tăng trần 5 phiên liên tục đầu tháng 9.
Phản ứng với kế hoạch mới này, giá VHG “lặng lẽ” tăng trần 5 phiên liên tục đầu tháng 9.
Hồi đầu năm nay, VHG cũng đã công bố một số hợp động sản xuất mới quy mô khá lớn như hợp đồng với Tổng công ty Điện lực Miền Nam để cung ứng sản phẩm cáp quang và phụ kiện cho dự án xây dựng mạng truyền dẫn đường trục liên tỉnh phục vụ điều hành sản xuất của tổng công ty này. Dự án tuyến cáp quang quốc lộ 1A Vinh - Đà Nẵng, với chủ đầu tư là Công ty Viễn thông Liên tỉnh, thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT). Hợp đồng cung cấp ống nhựa PVC và phụ kiện cho Công ty Mạng lưới thuộc Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) để triển khai các tuyến ngầm hóa tại Tp.HCM và Huế.
Những bản hợp đồng nói trên có phải là căn cứ để VHG đặt ra mục tiêu kinh doanh mới? Đến quý 2/2013, VHG báo lãi gộp 7,3 tỷ đồng trên doanh thu 65,3 tỷ đồng. Mức lãi gộp khá nhỏ này không thể bù đắp được cho các chi phí tài chính, chi phí lãi vay, chi phí bán hàng và đặc biệt là riêng chi phí quản lý doanh nghiệp đã là 9,7 tỷ đồng, vượt quá cả mức lãi gộp.
Cứu cánh của VHG chính là khoản thu nhập tài chính 32,4 tỷ đồng. Chưa hết, VHG còn có khoản thu nhập khác trong quý 2/2013 tới 78,9 tỷ đồng. Điều này giúp cho mức lãi ròng trước thuế của VHG trong quý 2 lên 65,1 tỷ đồng.
Báo cáo tài chính quý 3/2013 cũng cho kết quả tương tự. Doanh thu thuần trong quý này là 71,66 tỷ đồng, lợi nhuận gộp chỉ có 3,16 tỷ đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp trong quý này có giảm nhưng vẫn là 4,85 tỷ đồng. Cứu cánh vẫn là doanh thu hoạt động tài chính tăng thêm 32,1 tỷ đồng và một số khoản lợi nhuận khác, đẩy mức lãi trước thuế lên 28,08 tỷ đồng.
Như vậy tính chung lũy kế 9 tháng, trong tổng mức lợi nhuận trước thuế 83,46 tỷ đồng của VHG thì mức lãi gộp từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính chỉ đem về 10,84 tỷ đồng, chiếm chưa đầy 13%. Phần còn lại là đóng góp của doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác.
Các khoản thu nhập đột xuất của VHG trong hai quý vừa qua đến từ hoạt động bán cổ phần tại Công ty Cổ phần Nhựa Kim Tín trong quý 2 và Công ty Cổ phần Vật liệu xây dựng Việt - Hàn trong quý 3. Cụ thể, trong tổng doanh thu hoạt động tài chính lũy kế 9 tháng 2013 là 64,52 tỷ đồng, lãi từ việc bán cổ phần Nhựa Kim Tín ghi nhận 31.95 tỷ đồng, từ Vật liệu xây dựng Việt - Hàn ghi nhận 31,63 tỷ đồng.
Về tiến độ thu tiền từ hoạt động bán cổ phần, tại báo cáo tài chính bán niên ghi nhận phải thu từ chuyển nhượng cổ phần Nhựa Kim Tín 138,45 tỷ đồng. Đến quý 3/2013, phần phải thu này giảm xuống còn 60,65 tỷ đồng. Cũng trong báo cáo tài chính quý 3/2013, khoản phải thu từ chuyển nhượng cổ phần Vật liệu xây dựng Việt - Hàn là 50 tỷ đồng.
Tái cơ cấu, thu tiền làm gì?
Mức đóng góp lớn của phần lợi nhuận từ việc bán bớt phần vốn sở hữu tại các công ty con trong tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của VHG đã giúp con số báo cáo khá đẹp. Việc bán bớt tài sản cũng không phải là xấu, mà nằm trong kế hoạch tái cấu trúc công ty của VHG.
Ngay từ đầu năm 2013, sau khi kết thúc năm tài chính 2012 với con số lỗ và gánh nặng nợ vay, VHG đã lên kế hoạch thu gọn hoạt động, cắt bớt các khoản đầu tư bên ngoài. Ba kế hoạch chính trong hoạt động tái cấu trúc này là: thanh lý phần vốn tại hai dự án bất động sản; chuyển nhượng phần vốn góp tại hai công ty liên kết là Vật liệu xây dựng Việt - Hàn và Nhựa Kim Tín.
Ngay từ đầu năm 2013, sau khi kết thúc năm tài chính 2012 với con số lỗ và gánh nặng nợ vay, VHG đã lên kế hoạch thu gọn hoạt động, cắt bớt các khoản đầu tư bên ngoài. Ba kế hoạch chính trong hoạt động tái cấu trúc này là: thanh lý phần vốn tại hai dự án bất động sản; chuyển nhượng phần vốn góp tại hai công ty liên kết là Vật liệu xây dựng Việt - Hàn và Nhựa Kim Tín.
Hoạt động tái cơ cấu này nhằm huy động nguồn tiền cho hoạt động sản xuất kinh doanh chính, nhưng cũng đồng thời lấy tiền trả nợ vay. Như trên đã phân tích, lợi nhuận từ hoạt động chính là khá thấp, chưa kể đến dòng tiền từ hoạt động này còn thiếu ổn định, do đó áp lực trả nợ chỉ có thể thanh toán được đúng hạn bằng việc bán bớt tài sản.
Ngay trong tháng 8 vừa qua, VHG đã sử dụng 50 tỷ đồng thu được từ việc bán cổ phần Nhựa Kim Tín để trả lãi và gốc nợ vay của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển - chi nhánh Quảng Nam. Dư nợ thời điểm hết tháng 6/2013 với ngân hàng này ghi nhận 66,17 tỷ đồng thì đến kỳ báo cáo tháng 9/2013 còn 10,3 tỷ đồng. Cũng đến thời điểm tháng 9/2013, dư nợ ngắn hạn với Ngân hàng Đông Á - chi nhánh Quảng Nam đang còn 50,27 tỷ đồng.
Nhờ được tài trợ từ dòng tiền thu về do bán tài sản, khả năng thanh khoản nhanh của VHG đã được cải thiện trong quý 3. So với thời điểm hết quý 2, nợ ngắn hạn đến hết quý 3 đã giảm gần 34%, còn 112,42 tỷ đồng. Khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn nói trên là trong tầm tay khi riêng các khoản phải thu nốt từ việc bán cổ phần ở hai công ty liên kết đã là 110,65 tỷ đồng.
Như vậy hiệu quả trước nhất của hoạt động cơ cấu, bán bớt tài sản là giải tỏa căng thẳng về gánh nặng nợ vay.
Hoạt động kinh doanh chính chưa khởi sắc
Những số liệu từ báo cáo kết quả kinh doanh 3 quý đầu năm 2013 cho thấy VHG có đột biến về lợi nhuận dựa trên những yếu tố bất thường, hơn là từ hoạt động kinh doanh chính.
Vì vậy xét về dài hạn, hoạt động tái cơ cấu phải hướng đến mục tiêu dài hơi hơn là thu hẹp hoạt động vốn đang khá dàn trải, đầu tư ra bên ngoài nhiều để tập trung vào lĩnh vực sản xuất chính, cải thiện năng lực vốn lưu động.
Vì vậy xét về dài hạn, hoạt động tái cơ cấu phải hướng đến mục tiêu dài hơi hơn là thu hẹp hoạt động vốn đang khá dàn trải, đầu tư ra bên ngoài nhiều để tập trung vào lĩnh vực sản xuất chính, cải thiện năng lực vốn lưu động.
Con số lợi nhuận gộp của quý 3/2013 tương đối thấp, chỉ đạt 3,16 tỷ đồng mặc dù doanh thu thuần của quý này là 71,63 tỷ đồng, tăng so với quý 2. Quý trước VHG đạt mức lợi nhuận gộp 7,3 tỷ đồng trên doanh thu thuần 65,2 tỷ đồng. Tỷ suất lãi gộp của quý 2 tương đối cao, khoảng 11,2% trong khi quý 3 chỉ còn hơn 4,4%.
Nhìn từ đầu năm 2013 đến hết quý 3, kết quả kinh doanh chính của VHG vẫn chưa cho thấy sự khởi sắc ổn định. Mặc dù đã có sự cải thiện tốt từ việc tiết giảm được chi phí tài chính, chi phí bán hàng nhưng chi phí quản lý doanh nghiệp vẫn còn cao. Ngay cả khi mức lãi gộp khá tốt trong quý 2 và quý 3 vừa qua, nếu không nhờ khoản thu nhập tài chính và thu nhập khác, VHG vẫn khó thoát được lỗ.
Khá bất ngờ là báo cáo lưu chuyển tiền tệ lũy kế 9 tháng lại ghi nhận con số âm 19,34 tỷ đồng trong lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh. Con số này lũy kế 6 tháng vẫn còn đang +9,1 tỷ đồng. Dòng tiền của VHG vẫn hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn tiền thu được từ hoạt động bán cổ phần.