Giải ngân vốn ODA năm nay có thể vượt chỉ tiêu
Dự kiến mức giải ngân vốn ODA cả năm 2008 sẽ đạt trên 2 tỷ USD, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra
Vụ Kinh tế Đối ngoại (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa cho biết dự kiến mức giải ngân vốn ODA cả năm 2008 sẽ đạt trên 2 tỷ USD, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Trong đó nguồn vốn vay ODA đạt khoảng 1,75 tỷ USD và nguồn viện trợ không hoàn lại đạt khoảng 250 triệu USD.
Theo Vụ Kinh tế Đối ngoại, tình hình giải ngân các dự án ODA trong 6 tháng đầu năm về cơ bản là tốt, song vẫn còn nhiều vướng mắc. Trong đó, vấn đề thời gian chuẩn bị và thực hiện dự án quá lâu, thường mất từ 2-3 năm dẫn đến hậu quả là chi phí thực hiện dự án tăng.
Bên cạnh đó, các quy trình, thủ tục của nhà tài trợ và của phía Việt Nam còn thiếu hài hòa, gây trở ngại lớn cho các cơ quan thực hiện, đặc biệt các quy định về đấu thầu, chính sách đền bù và tái định cư. Quá trình chuyển đổi theo hướng tách bạch vai trò của cơ quan chủ quản, chủ đầu tư và ban quản lý dự án theo quy định được triển khai chậm. Năng lực quản lý và tổ chức thực hiện dự án ODA còn nhiều yếu kém, nhất là ở cấp địa phương.
Tình hình càng trở nên bất cập hơn, trong bối cảnh có sự phân cấp mạnh cho thủ trưởng các cơ quan cấp bộ và cấp tỉnh thẩm định và phê duyệt các chương trình, dự án ODA.
Thống kê của Vụ Kinh tế Đối ngoại cho biết, tính đến ngày 19/5, tổng giá trị vốn ODA ký kết đạt 1,281 tỷ USD (vốn vay là 1,216 tỷ USD, viện trợ không hoàn lại là 65 triệu USD). Trong đó Nhật Bản và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) là những nhà tài trợ ký kết những hiệp định ODA có giá trị lớn.
Nhiều chương trình, dự án ODA quan trọng đã được ký kết, như dự án xây dựng đường vành đai 3 Hà Nội có số vốn 245,27 triệu USD; dự án cải thiện môi trường nước thành phố Huế có số vốn 182,48 triệu USD; dự án xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam (đoạn Tp.HCM - Dầu Giây có số vốn 145,43 triệu USD"…
Dự báo tổng giá trị ODA ký kết trong các tháng cuối năm 2008 ước đạt 1,342 tỷ USD, trong đó vốn vay đạt khoảng 1,19 tỷ USD, viện trợ không hoàn lại đạt khoảng 152 triệu USD, cao hơn mức 3,157 tỷ USD USD của năm 2007.
Những hiệp định dự kiến ký kết có giá trị vốn ODA lớn, gồm: hiệp định khung Việt Nam – Thụy Điển về hợp tác phát triển (100 triệu USD); hiệp định khung về kế hoạch chung hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và 6 tổ chức Liên hiệp quốc tại Việt Nam (218 triệu USD); thể thức vay giảm nghèo (PRSC 6) của WB và một số nước đồng tài trợ: 170 triệu USD; dự án “Phát triển giao thông đô thị Hà Nội” (100 triệu USD); dự án “Giao thông đồng bằng sông Cửu Long” (150 triệu USD)...
Tình hình càng trở nên bất cập hơn, trong bối cảnh có sự phân cấp mạnh cho thủ trưởng các cơ quan cấp bộ và cấp tỉnh thẩm định và phê duyệt các chương trình, dự án ODA.
Thống kê của Vụ Kinh tế Đối ngoại cho biết, tính đến ngày 19/5, tổng giá trị vốn ODA ký kết đạt 1,281 tỷ USD (vốn vay là 1,216 tỷ USD, viện trợ không hoàn lại là 65 triệu USD). Trong đó Nhật Bản và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) là những nhà tài trợ ký kết những hiệp định ODA có giá trị lớn.